Ứng dụng Telegram cán mốc 1 tỷ lượt cài đặt
Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu với hơn 1/5 lượng cài đặt Telegram.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, ứng dụng nhắn tin Telegram mới đây đã cán mốc 1 tỷ lượt tải về trên toàn thế giới. Cũng trong báo cáo này, thị trường lớn nhất chiếm phần lớn lượng người dùng Telegram là Ấn Độ với khoảng 22% lượt cài đặt.
Với 220 triệu lượt cài đặt, Ấn Độ trở thành thị trường đông đảo nhất chiếm phần lớn lượng người dùng của Telegram. Theo TechCrunch, Telegram cùng với WhatsApp là hai ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại nước này, theo sau đó là các ứng dụng khác như Facebook Messenger, Snapchat, Line hay Viber…
“Dẫn đầu thị trường của Telegram là Ấn Độ, theo sau đó là Nga và Indonesia, lần lượt chiếm khoảng 10% và 8% lượng cài đặt. Nền tảng này đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, đạt khoảng 214.7 triệu lượt tải về chỉ trong nửa đầu năm, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái” , báo cáo của Sensor Tower cho biết.
Video đang HOT
Mặc dù có tới 1 tỷ lượt cài đặt, tuy nhiên điều này không có nghĩa là Telegram có 1 tỷ lượt người dùng thường xuyên. Theo báo cáo, nền tảng này đang có khoảng hơn 500 triệu người dùng hoạt động thường xuyên vào đầu năm nay. Sự tăng trưởng mạnh của Telegram có thể tới từ việc nền tảng WhatsApp của Facebook trước đó đã vướng phải những rắc rối liên quan tới quyền riêng tư của người dùng.
Telegram là một ứng dụng nhắn tin di động có hỗ trợ mã hoá đầu cuối do nhà sáng lập Pavel Durov tạo nên vào năm 2013, có trụ sở tại Dubai, UAE. Nền tảng này bắt đầu nổi lên sau những tiết lộ của Edward Snowden về việc giám sát quy mô lớn tại Hoa Kỳ. Với các phương thức bảo mật và mã hoá tin nhắn mà nền tảng này mang tới, Telegram hiện đang bị nhiều chính phủ cấm sử dụng với lo ngại về vấn đề khủng bố.
Lừa đảo trong ứng dụng nhắn tin đang nở rộ
Theo dữ liệu được ghi nhận từ Kaspersky, ứng dụng nhắn tin là một trong những nguồn lừa đảo phổ biến nhất.
Các ứng dụng nhắn tin đang bị tin tặc lợi dụng
Phần lớn các liên kết độc hại được phát hiện từ tháng 12.2020 đến tháng 5.2021 được gửi qua WhatsApp (89,6%), tiếp theo là Telegram (5,6%). Viber đứng ở vị trí thứ ba với 4,7% và Hangouts chưa đến 1%. Các quốc gia có số lượng các cuộc tấn công lừa đảo cao nhất là Nga (46%), Brazil (15%) và Ấn Độ (7%). Trên toàn cầu, 480 sự cố được ghi nhận mỗi ngày.
Theo nghiên cứu, các ứng dụng nhắn tin vượt xa mạng xã hội khoảng 20% vào năm 2020, về mức độ phổ biến và mục đích sử dụng (công cụ được yêu thích nhất để giao tiếp). Kết quả khảo sát cũng cho thấy vào năm 2020, lượng người dùng toàn cầu của các ứng dụng nhắn tin lên tới 2,7 tỉ người và dự kiến sẽ tăng lên 3,1 tỉ vào năm 2023 - gần 40% dân số thế giới.
Theo thống kê, Kaspersky phát hiện số lượng liên kết độc hại lớn nhất trong WhatsApp, một phần do nó là trình nhắn tin phổ biến nhất trên toàn cầu. Các quốc gia ghi nhận số tin nhắn có liên kết lừa đảo là Nga (42%), Brazil (17%) và Ấn Độ (7%). Tỷ lệ này ở Việt Nam là 0,001%.
Liên kết độc hại được ghi nhận ở ứng dụng Telegram có số lượng ít nhất nhưng có phân bổ địa lý tương tự với WhatsApp, phần lớn ở Nga (56%), Ấn Độ (6%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4%). Số lượng sự cố được ghi nhận cao nhất ở Nga có thể vì người dùng Telegram ở quốc gia này cũng tăng cao.
Dựa trên số liệu thống kê, Viber và Hangouts ghi nhận số lượng liên kết độc hại ít hơn. Sự khác biệt chính giữa 2 ứng dụng này là khu vực bị ảnh hưởng. Số sự cố ghi nhận qua Viber được xác định chủ yếu ở Nga với 89% và Cộng đồng các quốc gia độc lập - Ukraine 5% và Belarus 2%. Phần lớn các phát hiện trên Hangouts là từ Mỹ (39%) và Pháp (39%).
Để giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo và nhận các liên kết độc hại trong ứng dụng nhắn tin, Kaspersky khuyến nghị: Cảnh giác và tìm lỗi chính tả hoặc các lỗi bất thường khác trong các liên kết. Những kẻ lừa đảo thường sử dụng WhatsApp và các ứng dụng khác để liên lạc với những người dùng được tìm thấy trên một nguồn tài nguyên hợp pháp (ví dụ như sàn mua bán và dịch vụ đặt chỗ ở khác nhau) và cũng sử dụng chúng như một phương thức liên lạc trong các tin nhắn độc hại. Ngay cả khi tin nhắn và trang web trông giống như thật, các liên kết ẩn rất có thể sẽ có lỗi chính tả hoặc chúng có thể chuyển hướng bạn đến một trang khác. Cài đặt một giải pháp bảo mật đáng tin cậy và làm theo các khuyến nghị. Các giải pháp bảo mật sẽ tự động giải quyết phần lớn các vấn đề và cảnh báo cho bạn nếu cần thiết.
Viber tích hợp AR Lenses từ Snapchat Viber và Snap đã hợp tác để đưa AR Lenses mới của Snapchat lên nền tảng nhắn tin của Viber, cho phép người dùng Viber chia sẻ lên Snapchat cũng như mang hình đại diện Bitmoji có thể tùy chỉnh vào ứng dụng nhắn tin. Mối quan hệ hợp tác với Snapchat mang lại nhiều lợi ích cho Viber Tính năng mới sẽ...