Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư
Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bãi Cháy, đã từng bước khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang biết bị và nguồn nhân lực được đầu tư để cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bãi Cháy, được xây dựng với quy mô 200 giường bệnh.
Với máy xạ trị gia tốc hiện đại được đầu tư, các bác sĩ của Trung tâm Ung bướu đã nhanh chóng ứng dụng triển khai kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) trong điều trị ung thư. Ưu thế vượt trội của IMRT là có thể nâng liều cao tại khối u, vì vậy khả năng tiêu diệt khối u nhanh hơn, hạn chế tác dụng phụ của xạ trị.
Cùng với đó, kỹ thuật xạ hình cũng được các y, bác sĩ triển khai hiệu quả với 3 kỹ thuật cao gồm xạ hình xương, xạ hình thận, xạ hình tuyến giáp trên trên hệ thống máy SPECT. Đây là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại và là kỹ thuật y học hạt nhân hàng đầu thế giới để phát hiện sớm các khối u, ung thư, theo dõi ung thư tái phát, di căn ung thư.
Trong đó, xạ hình xương là kỹ thuật đã được các y, bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy làm chủ và áp dụng thường quy từ tháng 8/2020 đến nay.
“Phương pháp này có thể phát hiện tổn thương di căn xương sớm hơn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường từ 3-6 tháng. Xạ hình xương còn có tác dụng tầm soát sớm một số bệnh lý ung thư có tỉ lệ di căn xương cao như: Ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vòm họng… Trên cơ sở xạ hình xương và các xét nghiệm cận lâm sàng khác, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả với từng tình trạng của người bệnh” – bác sĩ Bùi Văn Đức, Khoa Xạ trị và Y học hạt nhân, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết.
Bệnh nhân ung thư đang được điều trị xạ hình xương.
Để chẩn đoán chính xác ung thư phổi, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy cũng sớm triển khai kỹ thuật xét nghiệm đột biến gen EGFR. Từ đó, các bác sĩ xác định tình trạng đột biến gen của tế bào u, làm căn cứ cho việc lựa chọn phương pháp điều trị thuốc trúng đích cho bệnh nhân. Đây là một bước tiến mới quan trọng trong điều trị hiệu quả ung thư phổi, giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Video đang HOT
Bệnh viện Bãi Cháy cũng là đơn vị đầu tiên triển khai những phương pháp can thiệp ít xâm lấn tối thiểu với mục tiêu tránh cho người bệnh một cuộc đại phẫu với nhiều biến chứng nặng nề như ra máu, nhiễm trùng vết mổ…, độ an toàn, chính xác, hiệu quả, tính thẩm mỹ cao cho cơ thể. Đồng thời rút ngắn thời gian, chi phí điều trị bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Xạ trị điều biến liều (IMRT) điều trị ung thư cho người bệnh.
Bên cạnh đó, các bác sĩ hiện đã triển khai được nhiều kỹ thuật khó trong phẫu thuật điều trị ung thư, như: Phẫu thuật nội soi ngực bụng cắt thực quản, vét hạch, tạo hình thực quản bằng ống dạ dày hoặc đại tràng, cắt thùy phổi vét hạch, cắt tuyến giáp vét hạch cổ trong ung thư tuyến giáp…
Trong điều trị chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện đã triển khai kỹ thuật giảm đau sau phẫu thuật bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, PCA tĩnh mạch, áp đông thần kinh, block phân nhánh thần kinh, giảm đau bằng kĩ thuật gây tê đám rối thần kinh cổ nông.
Chăm sóc, điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bãi Cháy.
Đến nay, Bệnh viện Bãi Cháy đã từng bước làm chủ các phương pháp điều trị ung thư hiện đại nhất như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nút mạch, đốt u bằng công nghệ vi sóng, điều trị giảm nhẹ, điều trị đích…
Nhờ đó, bác sĩ có thể phối kết hợp các phương pháp này trong điều trị đa mô thức làm tăng hiệu quả thành công, bảo tồn các cơ quan và chức năng của cơ quan, cải thiện thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư.
“Để người bệnh được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian tới, các y bác sĩ của Bệnh viện tiếp tục triển khai các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; xây dựng kế hoạch xin đầu tư các thiết bị mới, như hệ thống máy PET/CT. Đồng thời, phải luôn ý thức thái độ phục vụ người bệnh theo phương châm “Đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” – bác sĩ Lê Ngọc Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết.
Các bệnh không lây nhiễm bị tác động bởi COVID-19
Các dịch vụ phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm (NCD) đã bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, theo một cuộc khảo sát của WHO cho biết.
Cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 155 quốc gia trong thời gian 3 tuần vào tháng 5, xác nhận rằng tác động của COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, nhưng các nước thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng này rất đáng quan tâm vì những người sống chung với NCD có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 cao hơn.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Nhiều người cần điều trị các bệnh như ung thư, tim mạch và tiểu đường đã không nhận được các dịch vụ y tế và thuốc họ cần kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Điều quan trọng là các quốc gia phải tìm ra những cách thức sáng tạo để đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu cho NCD được tiếp tục...
Nhiều quốc gia đang sử dụng y học từ xa (tư vấn qua điện thoại hoặc phương tiện trực tuyến) để thay thế cho tư vấn trực tiếp.
Các dịch vụ y tế bị gián đoạn
Phát hiện chính là các dịch vụ y tế đã bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn ở nhiều quốc gia. Hơn một nửa (53%) quốc gia được khảo sát đã gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn các dịch vụ điều trị tăng huyết áp; 49% quốc gia gián đoạn các dịch vụ điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường; 42% cho điều trị ung thư, và 31% cho các trường hợp khẩn cấp về tim mạch.
Dịch vụ phục hồi chức năng đã bị gián đoạn ở gần 2/3 (63%) quốc gia, mặc dù phục hồi chức năng là chìa khóa để phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh nặng do COVID-19.
Dẫn đến bố trí lại nhân lực và hoãn sàng lọc
Ở phần lớn (94%) các quốc gia cho biết, các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực NCDs được điều chuyển một phần hoặc toàn bộ để hỗ trợ COVID-19.
Việc hoãn các chương trình sàng lọc công cộng (ví dụ như ung thư vú và ung thư cổ tử cung) cũng phổ biến, xảy ra ở hơn 50% được khảo sát. Điều này phù hợp với các khuyến nghị ban đầu của WHO nhằm giảm thiểu dịch vụ chăm sóc không khẩn cấp tại cơ sở trong khi giải quyết đại dịch.
Nhưng những lý do phổ biến nhất để ngừng hoặc giảm dịch vụ là việc hủy bỏ các phương pháp điều trị theo kế hoạch, giảm phương tiện giao thông công cộng và thiếu nhân viên (vì nhân viên y tế đã được phân công lại để hỗ trợ các dịch vụ COVID-19). Ở 1/5 quốc gia (20%) báo cáo gián đoạn, một trong những lý do chính khiến dịch vụ ngừng cung cấp là do thiếu thuốc, chẩn đoán và các công nghệ khác.
Không có gì đáng ngạc nhiên, dường như có mối tương quan giữa mức độ gián đoạn đối với các dịch vụ điều trị NCD và diễn biến của đợt bùng phát COVID-19 ở một quốc gia. Các dịch vụ ngày càng trở nên gián đoạn khi một quốc gia chuyển từ các trường hợp lẻ tẻ sang cộng đồng lây truyền COVID-19.
Trên toàn cầu, 2/3 số quốc gia báo cáo rằng họ đã đưa các dịch vụ NCD vào kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 quốc gia; 72% các quốc gia có thu nhập cao báo cáo các dịch vụ này được hòa nhập so với 42% các quốc gia thu nhập thấp. Các dịch vụ đối với bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh hô hấp mạn tính là những dịch vụ thường xuyên được đưa vào. Các dịch vụ nha khoa, phục hồi chức năng và các hoạt động cai thuốc lá không được đưa vào kế hoạch ứng phó rộng rãi theo báo cáo quốc gia.
17% các quốc gia báo cáo đã bắt đầu phân bổ thêm kinh phí từ ngân sách chính phủ để đưa việc cung cấp các dịch vụ NCD vào kế hoạch ứng phó quốc gia với COVID-19.
Các chiến lược thay thế để tiếp tục chăm sóc người bệnh
Kết quả đáng khích lệ của cuộc khảo sát là các chiến lược thay thế đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia để hỗ trợ những người có nguy cơ cao nhất tiếp tục được điều trị NCDs. Trong số các quốc gia báo cáo về gián đoạn dịch vụ, trên toàn cầu, 58% các quốc gia hiện đang sử dụng y học từ xa (tư vấn qua điện thoại hoặc phương tiện trực tuyến) để thay thế cho tư vấn trực tiếp; ở các nước thu nhập thấp con số này là 42%. Việc phân tích để xác định mức độ ưu tiên cũng đã được sử dụng rộng rãi, ở 2/3 số quốc gia báo cáo.
Một điều đáng khích lệ nữa là hơn 70% các quốc gia đã báo cáo thu thập dữ liệu về số lượng bệnh nhân COVID-19 cũng có NCD.
Theo TS. Bente Mikkelsen (WHO), sẽ phải mất một thời gian trước khi chúng ta biết được toàn bộ tác động của việc gián đoạn chăm sóc sức khỏe trong thời gian COVID-19 đối với những người mắc bệnh không lây nhiễm.
Tuy nhiên, những gì chúng tôi biết bây giờ là không chỉ những người mắc BKLN dễ bị bệnh nặng hơn với virus mà nhiều người không thể tiếp cận phương pháp điều trị mà họ cần để kiểm soát bệnh tật. Điều rất quan trọng không chỉ là việc chăm sóc những người sống chung với NCDs không được đưa vào các kế hoạch ứng phó và chuẩn bị quốc gia cho COVID-19 mà còn phải tìm ra những cách thức sáng tạo để thực hiện các kế hoạch đó.
Chúng ta phải sẵn sàng "xây dựng trở lại", tăng cường các dịch vụ y tế để chúng được trang bị tốt hơn để ngăn ngừa, chẩn đoán và cung cấp dịch vụ chăm sóc cho NCD trong tương lai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Các bệnh không lây nhiễm làm chết 41 triệu người mỗi năm, tương đương 71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Mỗi năm, 15 triệu người chết vì BKLN trong độ tuổi từ 30 đến 69 tuổi; hơn 85% số ca tử vong "chết yểu" này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Không có triệu chứng, khối u ung thư được phát hiện khi có kích thước khủng Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u Liposarcoma khổng lồ nặng hơn 4kg. Đây là loại ung thư phát triển từ tế bào mỡ trong cơ thể, có thể gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh nhân Đặng T.K.N (54 tuổi, Quảng Ninh) đến khám tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bãi Cháy phát...