Ứng dụng kết nối người dân chung cư HomeID sẽ được phủ tới 50 tòa nhà trong năm nay
Được ra đời để giải quyết bài toán kết nối Ban quản lý tòa nhà với người dân chung cư một cách thuận tiện, nhóm vận hành ứng dụng di động HomeID đặt mục tiêu sẽ phủ tới 50 tòa nhà ngay trong năm nay.
Hơn nửa tháng qua, 568 hộ dân sống tại khu chung cư Bắc Hà trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội đã chuyển sang sử dụng ứng dụng HomeID, thay cho ứng dụng cũ vốn phát sinh nhiều lỗi.
Chị Vũ Thu Hiền, một cư dân đang sống tại đây cho biết, việc sử dụng HomeID rất dễ dàng và tiện cho cư dân giao tiếp với Ban quản lý, từ việc thanh toán hóa đơn dịch vụ cũng như yêu cầu được hỗ trợ xử lý nhanh các vấn đề phát sinh như hư điện, rò rỉ nước, đèn điện khu vực hành lang bị hỏng…
Theo anh Hoàng Nam Sơn, thành viên Ban Quản trị toà nhà Bắc Hà – Lê Văn Lương, ghi nhận ban đầu cho thấy các hộ dân tương đối hài lòng với ứng dụng HomeID mới được Ban quản lý triển khai.
568 hộ dân tại tòa chung cư Bắc Hà – Lê Văn Lương (Hà Nội) đang giao tiếp, tương tác với Ban quản lý tòa nhà qua ứng dụng HomeID.
Ngoài chung cư Bắc Hà – Lê Văn Lương, hiện nay khu nhà ở xã hội Pruksa (An Dương, Hải Phòng) do Công ty An Điền quản lý cũng đang triển khai cho các hộ trong khu sử dụng ứng dụng HomeID.
Theo chia sẻ của đại diện Công ty cổ phần phần mềm & dịch vụ gia đình HomeID, đơn vị sở hữu và vận hành giải pháp HomeID, công ty đã ký hợp đồng với các đơn vị quản lý hơn 24 tòa nhà, khu chung cư. “Chúng tôi dự kiến đến hết năm 2022 có khoảng 50 tòa nhà đi vào sử dụng giải pháp HomeID và còn số này sẽ đạt khoảng 200 tòa nhà trong năm 2023″, ông Tạ Quang Thái, Fouder của HomeID chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Chia sẻ với ICTnews về lý do tham gia đầu tư phát triển giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quản lý nhà chung cư, đại diện HomeID cho biết, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các khu chung cư liên tục được xây dựng mới và đưa vào sử dụng. Song vẫn còn thiếu những giải pháp công nghệ hỗ trợ các ban quản lý, ban quản trị tòa nhà chăm sóc, nâng cao trải nghiệm, duy trì kết nối, tương tác thông suốt với người dân chung.
Theo nghiên cứu của nhóm vận hành giải pháp HomeID, tính đến năm 2019, Hà Nội, TP.HCM đã có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư đi vào hoạt động, ngoài ra còn có hàng trăm dự án bất động sản lớn tại khắp các tỉnh, thành. Các giải pháp vẫn chủ yếu tập trung vào việc quản lý kỹ thuật để vận hành tốt cơ sở hạ tầng đã được đầu tư. Trong khi đó, cư dân ở chung cư ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng phục vụ, kênh giao tiếp, tương tác, hỗ trợ của các đơn vị quản lý, vận hành.
“Đây chính là lý do chúng tôi quyết định đầu tư phát triển HomeID, một giải pháp hạ tầng kết nối cho phép các ban quản lý, ban quản trị tòa nhà và các công ty quản lý, vận hành có thể ứng dụng công nghệ kết nối số 4.0 mà không làm phát sinh chi phí theo quy định, hướng tới tối ưu hóa chu trình chăm sóc trải nghiệm cư dân, nâng cao chất lượng dịch vụ”, ông Tạ Quang Thái chia sẻ.
Ứng dụng giải pháp HomeID, đơn vị quản lý sẽ có cơ hội tối ưu hóa dịch vụ của mình cung cấp đến cư dân, kết nối liên tục thông qua các hệ thống ứng dụng cả trên nền tảng di động lẫn ứng dụng xử lý tập trung đến từng nhân viên, từng cư dân cũng như từng nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu ngay tại chân tòa nhà.
Ứng dụng giải pháp HomeID tại các tòa nhà, đơn vị quản lý sẽ có cơ hội tối ưu hóa dịch vụ của mình cung cấp đến cư dân.
Theo nhóm phát triển, giải pháp HomeID có 3 nhóm thành phần chính là hệ thống phần mềm nội bộ gồm cả ứng dụng web và ứng dụng mobile dành cho Ban quản lý tòa nhà, hệ thống ứng dụng di động dành cho từng căn hộ, cư dân trong tòa nhà và hệ thống ứng dụng dành cho các nhà cung cấp dịch vụ, thực phẩm, hàng hóa gia dụng thiết yếu cung ứng đến cư dân.
Trong đó, hệ thống phần mềm nội bộ dành cho Ban quản lý tòa nhà nhắm tới nghiệp vụ quản lý điều hành nội bộ và vận hành tòa nhà với các tính năng như quản lý căn hộ; quản lý cư dân; quản lý hóa đơn dịch vụ, thông báo phí; chat với cư dân; quản lý yêu cầu; quản lý menu ứng dụng app cư dân…
Hệ thống ứng dụng di động dành cho cư dân có kết nối với các cổng thống thanh toán online phục vụ việc đóng phí dịch vụ điện tử song song với việc theo dõi yêu cầu, tiếp nhận thông tin, tương tác với Ban quản lý với các tính năng như thông báo phí dịch vụ; quản lý yêu cầu; chat với Ban quản lý; hàng xóm; thành viên gia đình; bảng tin tòa nhà…
Nói thêm về điểm khác biệt của HomeID so với các giải pháp cùng lĩnh vực, đại diện đơn vị phát triển cho hay, HomeID hướng tới hình thành hệ sinh thái các công ty quản lý, mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu để đóng góp nguồn lực nhằm tạo nên 1 công cụ hợp nhất. Với nguồn lực tổng hợp mà HomeID có được, hệ thống ứng dụng, hạ tầng công nghệ sẽ được đầu tư, chăm sóc và phát triển thường xuyên, không như một công ty cung ứng giải pháp đơn lẻ.
Sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Cơ quan thuế sẽ phát triển ứng dụng nhằm tự động hóa một số bước trong thanh, kiểm tra dựa trên nền tảng quản lý thuế điện tử và kết nối dữ liệu tự động với bên thứ 3, tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al).
Đây là một trong những nội dung được nêu tại Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế (NNT) đến năm 2030 của Tổng cục Thuế.
Cơ quan thuế đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn bộ tờ khai các khoản thuế giá giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân của doanh nghiệp được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng có sử dụng bộ tiêu chí chấm điểm rủi ro của cơ quan thuế.
Tỷ lệ người nộp thuế được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt 90%.
Cơ quan thuế ứng dụng AI trong công tác thanh tra, quản lý thuế. Ảnh minh họa: Internet
Đến năm 2030, mục tiêu toàn bộ tỷ lệ tất cả các tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế. Tỷ lệ người được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%.
Tổng cục Thuế đang xây dựng và hoàn thiện thể chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh, kiểm tra theo hướng áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở kết quả đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro. Xây dựng, nội dung hướng dẫn Luật quản lý thuế về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá và tích hợp cao trong các khâu thanh tra, kiểm tra thuế.
Nghiên cứu và hướng dẫn các biện pháp áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh, kiểm tra thuế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, các ứng dụng CNTT từ khâu thu thập, xác định đối tượng thanh, kiểm tra thuế đến khâu báo cáo, lưu trữ hồ sơ. Nâng cấp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng hiện có phục vụ thanh, kiểm tra thuế; khắc phục, hạn chế lỗi đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng; cải thiện hiệu năng, tốc độ của ứng dụng.
Cơ quan thuế sẽ xây dựng mới và nâng cấp các ứng dụng kiểm tra tự động hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Xây dựng ứng dụng nhằm tự động hóa một số bước công việc thanh, kiểm tra dựa trên nền tảng quản lý thuế điện tử và kết nối dữ liệu tự động với bên thứ 3 (xác minh đối chiếu hóa đơn điện tử, đối chiếu số thu nộp, xác minh thông tin dữ liệu từ bên thứ 3 thông qua kết nối dữ liệu tự động). Tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào công tác thanh, kiểm tra thuế.
Để đảm bảo nguồn nhân lực, Tổng cục Thuế sẽ cơ cấu lại nguồn nhân lực phù hợp; hoàn thiện chương trình, giáo trình và thực hiện đào tạo kỹ năng thanh, kiểm tra cơ bản; tăng cường đào tạo bồi dưỡng kỹ năng thanh tra nâng cao, chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực kinh doanh; phối hợp với các nước, tổ chức quốc tế để tham khảo, xây dựng tài liệu và thực hiện đào tạo các kỹ năng, kinh nghiệm thanh tra quốc tế, nhất là thanh tra chuyển giá.
Ngành Thuế sẽ tăng cường đổi mới loại hình, phương pháp và kỹ thuật thanh, kiểm tra thuế theo rủi ro phù hợp với đặc điểm của từng nhóm người nộp thuế về quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại sau thanh, kiểm tra thuế.
Theo lộ trình, từ năm 2023 -2030, ngành Thuế sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ sung nguồn nhân lực; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác thanh, kiểm tra.
Tiếp tục xây dựng và triển khai các chuyên đề thanh, kiểm tra thuế; nghiên cứu ứng dụng AI để xây dựng các phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế trên máy tính. Tăng cường phối hợp quốc tế phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế. Thực hiện phân công công việc đến từng bộ phận, cán bộ công chức trong các đơn vị thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cường thanh tra giá chuyển nhượng, đẩy mạnh kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Startup kiểu "nhà giàu" của RUN Together: Quỹ lớn hỗ trợ từ sớm, chỉ tập trung marketing và sale, từ sản xuất giày tới công nghệ đều thuê ngoài RUN Together vừa ra mắt giày công nghệ gắn chip NFC đầu tiên cho người yêu chạy bộ - con chip này sẽ kết nối với ứng dụng trên smartphon người dùng, từ đó đồng bộ giày thật - giày ảo trong ứng dụng. Dù mới ra mắt, RUN Together đã có sự đồng hành của quỹ FundGo và để đi nhanh, họ...