Ứng dụng học tiếng Anh được tải nhiều trên Google Play Việt Nam
Trong tháng 6, Monkey Stories là ứng dụng học tiếng Anh được bố mẹ Việt tải nhiều cho con.
Theo ông Đào Xuân Hoàng, CEO – Nhà Sáng Lập Monkey Stories, công nghệ phát triển nhanh đã đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào lớp học như một cách giải quyết tình trạng thiếu hụt hay quá tải công việc cho giáo viên. Mặt khác, nếu bố mẹ biết cách cân bằng và tận dụng các thiết bị này để dạy con học tiếng Anh, hiệu quả đem lại sẽ rất lớn.
Cũng theo ông Xuân Hoàng, giáo dục sớm đã trở thành xu hướng được công nhận trên thế giới, kéo theo đó các ứng dụng học tập trực tuyến ra đời, giúp trẻ có thể vừa học vừa chơi, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Theo đó, trong những ngày hè, phụ huynh có thể dùng các ứng dụng thông minh để khuyến khích con học ngoại ngữ. Trên Google Play, từ đầu tháng sáu đến nay, Monkey Stories thường xuyên nằm trong top dẫn đầu những ứng dụng giáo dục được tải nhiều nhất. Chỉ khoảng một tháng, ứng dụng đạt gần 100.000 lượt tải và cài đặt sử dụng.
Anh Hà Tuấn Trung, bố bé Huy Đức, Hà Nội chia sẻ: “Tôi biết ứng dụng Monkey Stories từ tháng chín năm ngoái qua các thông tin về Start up. Sau khi tìm hiểu và tự học trước, tôi thấy thích và bắt đầu cho bé trải nghiệm. Sau một thời gian, cháu tiến bộ hơn, nhất là về vốn từ vựng và khả năng phát âm. Tôi nghĩ là thay vì cho các con ngồi xem youtube suốt ngày thì một ứng dụng như Monkey Stories sẽ bổ ích hơn nhiều”.
Xuất hiện trong chương trình Mặt trời bé con phát sóng số đầu tiên ngày 9/9/2017, bé Quang Bình (5 tuổi) từng khiến khán giả cả nước thán phục khi có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy.
Anh Nguyễn Đại Dương và bé Quang Bình vui vẻ học tiếng Anh cùng Monkey Stories.
Video đang HOT
Anh Dương – bố của bé Bình cho biết, ứng dụng Monkey Stories chính là bí quyết. “Phát hiện cháu có năng khiếu tiếng Anh từ hơn hai tuổi, nhưng gia đình xa trung tâm nên tôi tự tìm tòi. Kiên trì cho con học 30 phút mỗi ngày qua ứng dụng này, chỉ sau một thời gian ngắn con tiến bộ rõ rệt trong cách phát âm, thuộc nhiều từ mới hơn. Đến nay cháu 5 tuổi đã đọc các câu chuyện tiếng Anh lưu loát, giao tiếp nhanh nhẹn với người nước ngoài”, anh Dương nói.
Monkey Stories là phần mềm học tiếng Anh tương tác qua truyện tranh cho trẻ từ 2 đến 15 tuổi. “Với kho truyện lên đến hơn 500 cuốn, việc học tiếng Anh của trẻ sẽ thú vị và dễ tiếp thu. Hơn thế, ứng dụng này còn giúp trẻ phát âm chuẩn bản xứ, phát triển kỹ năng đọc và sử dụng từ vựng linh hoạt trong cuộc sống thông qua hệ thống hơn 100 bài học”, ông Xuân Hoàng cho biết.
Phần mềm được nghiên cứu, phát triển bởi nhóm chuyên gia ngôn ngữ và tác giả viết truyện tranh thiếu nhi Mỹ. Để luyện thêm khả năng nghe và nói, Monkey Stories có hơn 100 cuốn sách nói chọn lọc tổng hợp những truyện kinh điển trên thế giới mà trẻ em yêu thích.
Có hơn 500 truyện tranh tương tác, 1.000 hoạt động trong bài học và 100 sách nói trong kho nội dung của Monkey Stories.
Monkey Stories được xây dựng trên nền tảng thành công của Monkey Junior – một sản phẩm về giáo dục sớm cho trẻ được Google chọn làm đại diện quốc gia, tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Google Launchpad Accelerator.
“Tôi từng có ý định mang ứng dụng đi dự thi để rinh về các giải thưởng quốc tế uy tín. Song những tính năng hữu ích, ứng dụng này đã mang đến niềm tin cho hàng triệu phụ huynh Việt. Vì vậy, đội ngũ sáng lập cho rằng giải thưởng lớn nhất là do người tiêu dùng trao chọn”, CEO – người sáng lập Monkey Junior chia sẻ.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
Giảng viên "Tây" dạy ở ta: Cơ hội cho sinh viên tiếp cận văn hóa và phương pháp giáo dục mới
Hiện nay tại nhiều trường đại học trong cả nước, việc mời giáo viên nước ngoài về thỉnh giảng và làm giảng viên cơ hữu đã phần nào đa dạng hóa phương pháp giáo dục, hỗ trợ tối đa sinh viên trong học tập.
"Không cần đi du học vẫn được học với giảng viên nước ngoài"
Mô hình giảng dạy môn học tiếng Anh và môn chuyên ngành có sự tham gia của giảng viên nước ngoài đã không còn xa lạ tại các trường đại học ở nước ta. Nhiều trường không ngần ngại chủ động mời các thầy cô nước ngoài về làm giảng viên cơ hữu ngay trong khoa. Mục đích hướng đến nhằm hỗ trợ sinh viên được tiếp cận với việc nghe giảng bằng ngoại ngữ, với phương pháp giáo dục, văn hóa và tri thức ở góc độ mới.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Phạm Vũ Phi Hổ - Giám đốc Điều hành phụ trách Đào tạo trường Đại học Văn Hiến TP.HCM cho biết: "Nhằm tạo môi trường và điều kiện giáo dục tốt nhất cho các em sinh viên, trường chúng tôi thường xuyên tuyển dụng các giảng viên đã và đang giảng dạy tại các trường Đại học uy tín ở nước ngoài, điều này giúp các sinh viên hưởng thụ những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, tích cực nhất, và đặc biệt, giúp các em làm quen với các nền văn hóa của các nước tiên tiến, nâng cao kỹ năng học và tự học trong suốt thời gian học Đại học. Đồng thời giúp các em dễ làm quen và tự tin tiếp cận với các môi trường công việc đa quốc gia sau khi tốt nghiệp. Một lợi thế nổi bật khác là không cần đi du học, các em sinh viên vẫn được học với các giảng viên người nước ngoài để kiến thức và tầm nhìn rộng mở hơn".
Thầy và trò cùng trao đổi thảo luận sau giờ lên lớp - Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Từng có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường Đại học lớn ở Hàn Quốc, thầy Laurence Partan, hiện đang giảng dạy tại các lớp tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh không chuyên tại Đại học Văn Hiến cho biết: "Tôi lấy làm vinh dự khi được giảng dạy cho các sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Văn Hiến nói riêng. Tôi thấy các em rất nỗ lực học tập, năng động không thua kém gì các sinh viên trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên, một điều cơ bản tôi nghĩ các em cần thay đổi là nên tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh và tăng cường rèn luyện 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết nhiều hơn bên cạnh việc học lý thuyết".
Tình cảm thầy "Tây" trò "ta" luôn gắn kết
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay. Với điều kiện thuận lợi, các trường đại học đặc biệt là hệ thống các trường tư thục luôn có chính sách tìm kiếm sự hợp tác với các trường đại học khác trên thế giới và mời các giảng viên nước ngoài về làm việc tại Việt Nam.
Chính vì vậy, sinh viên nhiều trường đại học đã bắt đầu quen thuộc với những giờ giảng do giảng viên nước ngoài phụ trách.
Em Phạm Hồng Sơn, sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến cho biết: "Em thấy các thầy cô giáo nước ngoài có tác phong rất chuyên nghiệp, luôn luôn đúng giờ. Trong quá trình dạy dỗ luôn tận tình, trách nhiệm đối với bài giảng và mức độ hiểu biết của sinh viên. Mỗi giờ học trên giảng đường em thấy thật sự thú vị".
Tự tin khi trao đổi cùng giảng viên nước ngoài - Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Yêu thương và quý trọng các thầy cô ngoại quốc, nhiều sinh viên trong ngày Nhà giáo Việt Nam cũng không quên gửi lời tri ân bằng những bó hoa, tấm thiệp đến những người chèo đò tuy khác ngôn ngữ, khác nền văn hóa nhưng vẫn dành mọi sự tâm huyết cho sinh viên Việt.
"Ngày 20/11 năm ngoái, cô giáo lớp em đã rất bất ngờ khi được sinh viên tặng hoa và hát tập thể tặng cô một bài. Về sau cô mới chia sẻ cảm nhận rằng sinh viên Việt Nam tình cảm và chu đáo quá, còn bọn em nghĩ quý trọng thầy cô là lẽ đương nhiên thôi!" - bạn Hoàng Thanh Thảo, sinh viên năm 2 khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến chia sẻ.
Có thể thấy, nền giáo dục hiện đại đã có những bước phát triển rõ rệt để bắt kịp xu thế toàn cầu hóa trong thời đại công nghệ 4.0. Điển hình là việc đầu tư nguồn nhân lực, vật lực tiêu chuẩn quốc tế vào từng trường đại học nhằm giúp sinh viên được tiếp cận đa chiều và linh động hơn trong việc tích lũy kiến thức. Lúc này, sinh viên có cơ hội được học tập trong những môi trường mở dưới sự hướng dẫn của các giảng viên bản xứ và cả giảng viên nước ngoài.
Theo Dân trí
9 kênh Youtube giúp bé vừa chơi vừa học hát, nói tiếng Anh hay như người bản xứ cha mẹ nào cũng nên biết Những kênh Youtube này có rất nhiều người theo dõi bởi nội dung hấp dẫn, giúp trẻ vui chơi và học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là nâng cao trình độ tiếng Anh hiệu quả. Do đó, các bậc làm cha mẹ phải thường xuyên mở cho con xem nhé! 1. Appu Series Nếu muốn cùng con thưởng thức...