Ứng dụng e-learning: Khâu đột phá trong đào tạo giáo viên
Bên cạnh phương thức truyền thống, đào tạo từ xa đang được các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả.
Việc đưa e-learning vào giảng dạy không chỉ cho đối tượng đào tạo từ xa mà còn cho người học chính quy trong các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), các hệ ĐH và sau ĐH.
E-learning trong đào tạo bậc cao là yêu cầu tất yếu trong thời đại 4.0.
Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với TS Mai Văn Tỉnh, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD&ĐT, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu và Phân tích Chính sách, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam về vấn đề này.
Truy cập tài nguyên giáo dục mở
- Ông có thể cho biết vai trò của e-learning trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam?
E-learning là phù hợp nhất cho giáo dục từ xa và giáo dục linh hoạt, nhưng phương thức học pha trộn dạy – học trực tiếp mặt đối mặt với dạy – học online hiện đang thịnh hành. Ở Việt Nam có những cơ sở GD trực tuyến như
Giapschool hay một số trường ĐH thí điểm áp dụng e-learning, tuy nhiên họ gặp thất bại vì nhiều lý do.
- E-learning là một phương thức giáo dục mới trong xu thế toàn cầu của phong trào giáo dục mở để triển khai cuộc cách mạng mới về học tập ở đầu thế kỷ 21, trước hết là ở bậc GD đại học để đáp ứng thách thức của CMCN 4.0 và yêu cầu của kinh tế số hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, GD đại học truyền thống đã tồn tại hơn 800 năm qua và không phải tất cả các cơ sở GD đại học truyền thống đều có khả năng ứng dụng e-learning như nhau.
Video đang HOT
Theo TS Charles Juwah, (Vương quốc Anh) thì ở Mỹ năm 2011 ít nhất 6,7 triệu sinh viên có tối thiểu 1 khóa học online và 32% sinh viên toàn cầu có ít nhất 1 khóa học online. Về các khóa học online đại chúng (MOOCs) mới chỉ có 2,6% cơ sở GDĐH thực hiện và 9,4% các trường đang lập kế hoạch MOOCs.
- Thách thức đặt ra cho e-learning với mục tiêu xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng mở hiện nay là gì?
- Nhiều trường đang tích cực hưởng ứng áp dụng dạy và học điện tử, hay truy cập tài nguyên giáo dục mở, nhưng thách thức lớn nhất với họ là khi áp dụng các khóa học online đại chúng (MOOCs) từ phương Tây, không khắc phục được rào cản ngôn ngữ tiếng Anh, vì trình độ tiếng Anh của người học còn hạn chế.
Nhiều cơ sở tư nhân trong nước tổ chức kết nối học từ xa chương trình GD phổ thông trực tuyến với Mỹ cũng đều thất bại. Chủ yếu các tổ chức giáo dục này chưa biết kết hợp phương thức pha trộn các phương pháp dạy và học trực tiếp truyền thống với trực tuyến, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm tương tác giữa e-learning, e-teaching ( bài giảng trực tuyến) và e-tutoring (phương pháp hướng dẫn trực tuyến).
Một trong những nguyên nhân chính là các nhà trường chưa chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đào tạo, giáo viên dạy điện tử, cố vấn dạy kèm điện tử từ xa. Giáo viên dạy điện tử hầu như chưa có trải nghiệm học e-learning. Cái trở ngại lớn nhất lại là thiếu chính sách chiến lược tầm vĩ mô về công nghệ dạy – học điện tử, mặc dù điều kiện công nghệ thông tin và truyền thông theo băng thông rộng phủ sóng 3G, 4G có sẵn và phủ sóng khắp nơi.
Ảnh min họa/ Internet
Bồi dưỡng kỹ năng số hóa cho giảng viên
- Để hoàn thiện phương thức e-learning trong CMCN 4.0 thì cần tập trung vào các nhóm giải pháp nào, thưa TS?
- Về chính sách vĩ mô, Việt Nam nên học kinh nghiệm của một số nước Đông Âu cũ như Slovakia chẳng hạn. Họ chuẩn bị chiến lược quốc gia cho e-learning dựa vào 3 trụ cột chiến lược như: Cung cấp nội dung số hóa cho các cơ sở GDĐH và can thiệp vào việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở (các tài liệu học tập điện tử) bằng tiếng mẹ đẻ; Trong quá trình số hóa nội dung GD, Chính phủ rất chú y hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ICT cần thiết như:
Internet tốc độ cao, băng thông rộng… Chú ý tới sự ưa thích của người học để thích nghi và tăng động cơ học tập; Bồi dưỡng kỹ năng số hóa và kỹ năng ICT cho giảng viên.
Theo tôi, song song với việc khuyến khích các trường ĐH tiếp cận truy cập mở và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về e-learning cho cán bộ đào tạo, giáo viên … Bộ GD&ĐT cần đặc biệt chú ý khâu đột phá quan trọng nhất trong cải cách hệ thống đào tạo giáo viên là đổi mới và ứng dụng e-learning trong đào tạo giáo viên ban đầu ở các trường ĐH, CĐ sư phạm Trung ương và địa phương.
- Khi xác định e-learning là khâu quan trọng nhất trong cải cách hệ thống đào tạo giáo viên, giảng viên có vai trò như thế nào trong việc triển khai phương thức này?
- Dưới tác động CMCN 4.0 vai trò của người giáo viên trong GD 4.0 đã hoàn toàn thay đổi và phức tạp hơn rất nhiều. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà phải là nhà cố vấn học tập có đầu óc mở, là người xúc tác việc học của trò, phải chịu trách nhiệm không phải chỉ việc dạy của mình mà là việc học hiệu quả của trò. Trong triển khai e-teaching và e-learning cả ở giáo dục chính quy lẫn giáo dục từ xa, chỉ giáo viên nào đã từng trải nghiệm học điện tử, học online thì mới làm tốt vai trò dạy điện tử, gia sư điện tử để giúp sinh viên học điện tử một cách tốt nhất.
Sắp tới đây, chúng tôi sẽ cho ra đời cuốn sách “Ứng dụng e-learning, e-teaching trong giáo dục đại học – Kinh nghiệm thế giới áp dụng cho Việt Nam” do Ban Chính sách Hiệp hội các trường CĐ, ĐH xuất bản. Cuốn sách sẽ cung cấp thông tin, kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên, cán bộ đào tạo điện tử trong lĩnh vực khoa học nghệ thuật, xã hội – nhân văn, chăm sóc sức khỏe, hay đào tạo giáo viên ban đầu… ở các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ. Đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các cơ sở đào tạo đại học Việt Nam muốn tìm hiểu và ứng dụng công nghệ học tập mới này.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Lê Đăng (thực hiện)
Theo GDTĐ
Bội thực đào tạo giáo viên
Tình trạng đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu cục bộ dẫn đến việc điều hành quản lý bất cập, dự báo nhu cầu chưa chính xác, chưa có chính sách kịp thời tháo gỡ nên nhiều đơn thư, ý kiến xảy ra ở nhiều nơi... là ý kiến của các đại biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 của Bộ GD&ĐT sáng 6/8.
Tình trạng đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu cục bộ đang gây khó khăn cho quản lý.
Báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết, đơn vị đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm nhằm hình thành mạng lưới đào tạo giáo viên bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nhu cầu về số lượng, cơ cấu và tăng cường năng lực giáo viên của các địa phương.
Tuy nhiên, đơn vị cũng thẳng thẳn chỉ ra, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức việc quy hoạch lại mạng lưới và xây dựng đề án rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dẫn đến việc triển khai còn lúng túng, không đồng nhất.
Bộ đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên. Bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 05 tỉnh Tây Nguyên. Hà Nội, Quảng Ngãi và một số địa phương đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GDĐT về rà soát đội ngũ và vấn đề thừa, thiếu, hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Thứ trưởng Bộ Nội Vụ - ông Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, những năm qua ngành Nội vụ luôn đồng hành với ngành giáo dục để giải quyết vấn đề đội ngũ tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Đó là tình trạng đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu dẫn đến việc điều hành quản lý bất cập. Các địa phương dự báo về số lượng giáo viên, học sinh trong độ tuổi đến trường chưa được chính xác; chưa có chính sách kịp thời tháo gỡ nên nhiều đơn thư, ý kiến xảy ra ở nhiều nơi.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thực hiện Nghị quyết T.Ư về việc tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trên thực tế, có một bộ phận phụ huynh sẵn sàng trả học phí cao hơn để con được học ở những trường ngoài công lập thì ở khu vực đô thị phải có tỉ lệ chuyển đổi cơ chế để giải quyết việc này. Các nước trên thế giới cũng thực hiện theo nguyên tắc là phân khúc cao sẽ xã hội hóa. Phải chăng, chúng ta giao cho cho các trường cơ chế tự chủ, Hội đồng nhân dân xem xét mức học phí, để từ học phí đó lo cho giáo viên sẽ giảm bớt gánh nặng quỹ lương.
Phó thủ tướng cũng chỉ ra vấn đề bất cập hiện nay trong đào tạo giáo viên đó là, mỗi năm có khoảng gần 20 nghìn giáo viên về hưu nhưng chỉ tiêu đào tạo sư phạm vẫn giao ở mức trên 50.000/ năm.
Hiện nay đào tạo sư phạm đang được nhà nước bao cấp nhưng chất lượng không cao, nhiều ra trường sinh viên không kiếm được việc làm. Vì vậy, Phó thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT có đề án cụ thể, các địa phương phải tính toán, đề xuất nhu cầu giáo viên trong 5-10 năm tới để đặt hàng các trường sư phạm có chất lượng tốt đào tạo giáo viên. Ngoài ra, các địa phương cũng phải trích một phần ngân sách để đào tạo lại đội ngũ giáo viên.
Theo Tiền phong
Phụ huynh cần đón đầu cuộc cách mạng 4.0 ra sao? Trẻ em Việt Nam cần có được nền giáo dục giúp các em khai phá và phát triển giá trị của riêng mình. Đuổi theo bằng cấp hay tiêu chuẩn chung của xã hội sẽ không còn là hướng đi của tương lai nữa. Nếu phụ huynh không kịp thay đổi đồng nghĩa với việc con trẻ để lỡ mất bước tiến của...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Game Soulslike mới ra mắt tiếp tục gặp biến cố, game thủ phàn nàn về cơ chế boss, so sánh với Black Myth: Wukong
Mọt game
09:06:22 15/04/2025
Chạy bộ có gây phình mạch não và vỡ phình mạch?
Sức khỏe
09:03:07 15/04/2025
Cosplay Violet Huyết Ma Thần, cô gái chỉ dám biến hóa 50% nhưng vẫn khiến fan nam chao đảo
Cosplay
08:54:46 15/04/2025
Tẩy da chết bằng cách nào là an toàn?
Làm đẹp
08:52:09 15/04/2025
Hai huyền thoại võ thuật của showbiz Hong Kong: "Quyền có Trần Huệ Mẫn, cước có Lý Tiểu Long" (P3)
Sao châu á
08:41:00 15/04/2025
3 thành viên BLACKPINK hội tụ bùng nổ Coachella, Lisa công khai bạn trai trước bàn dân thiên hạ?
Nhạc quốc tế
08:35:55 15/04/2025
Ông chủ bút bi Thiên Long là ai và có bí quyết gì để giàu có trong suốt nhiều thập kỷ?
Netizen
08:21:52 15/04/2025
Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ
Thế giới
08:01:47 15/04/2025
12 tính năng nổi bật tạo nên siêu phẩm iPhone 17 Pro sắp ra mắt
Đồ 2-tek
07:42:25 15/04/2025
Gần 80 thanh niên lợi dụng săn mây để quậy
Pháp luật
07:31:49 15/04/2025