Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống xã hội
Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin ( CNTT) không dừng lại ở các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản hoặc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực. Nắm bắt nhu cầu ngày càng lớn của các ngành và địa phương, đội ngũ những người làm công nghệ thông tin không ngừng phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này nhằm phục vụ tốt hơn đời sống xã hội.
Thiết bị lắp đặt phục vụ công nghệ WIMAX tại TP Buôn Ma Thuột.
Không kể 20 đề tài cơ sở, năm 2013, Viện Công nghệ thông tin, thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (HLKH và CNVN) triển khai và thực hiện hơn 10 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước, cấp bộ và đề tài hợp tác quốc tế. Theo PGS, TS Thái Quang Vinh, Viện trưởng CNTT, bên cạnh các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản của quỹ NAFOSTED, đội ngũ cán bộ của Viện phối hợp các viện chuyên ngành khác triển khai nghiên cứu các vấn đề đang đặt ra của thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn như hợp tác với Viện Vật lý địa cầu ứng dụng lưới và đám mây điện toán để xây dựng các kịch bản ứng phó với sóng thần có thể xảy ra ở khu vực Biển ông; Phối hợp ngành y tế thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu đa phương tiện y tế và công cụ hỗ trợ khám, chữa bệnh trong bệnh viện; Liên kết với Viện Công nghệ vũ trụ nghiên cứu các vấn đề về thiết bị định vị vệ tinh GPS, phần mềm xử lý ảnh viễn thám trên nền công cụ GRASS… Mặt khác, Viện thực hiện các hợp đồng kinh tế kỹ thuật với các ngành tài chính, ngân hàng, giáo dục và đào tạo để giúp hoạt động của các ngành này được thuận lợi và hiệu quả hơn.
ặc biệt, các nhà khoa học của Viện CNTT tham gia giải quyết những vấn đề lớn và có tầm ảnh hưởng phải kể đến nhiệm vụ Nhà nước trong chương trình Tây Nguyên 3, và các vấn đề về nhận dạng và công nghệ tri thức. Phần mềm nhận dạng chữ Việt in với tên gọi VnDOCR do PGS, TS Lương Chi Mai cùng các cộng sự thiết kế, phát triển đã phục vụ cho hàng nghìn cơ quan, đơn vị tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với gần 50 nghìn bản đã được thương mại hóa. Sản phẩm độc đáo VnDOCR từng được nhận Huy chương vàng phần mềm đạt doanh số cao, giải nhất Giải thưởng VIFOTEC…
PGS, TS Thái Quang Vinh cho biết: Viện sẽ đi theo định hướng phát triển ngành CNTT giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020, thực hiện nghiên cứu cơ bản trong các hướng trọng tâm của CNTT và tự động hóa; đồng thời chú trọng đầu tư nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Với đề tài “Ứng dụng lưới và đám mây điện toán để tính sẵn các kịch bản ứng phó với sóng thần có thể xảy ra ở khu vực Biển ông, phục vụ công tác cảnh báo” (TS Phạm Thanh Giang chủ nhiệm), thì đây là lần đầu tiên ở nước ta, bài toán về kịch bản sóng thần được đưa lên lưới tính toán hiệu năng cao. ề tài mở ra một khả năng mới có thể định lượng hóa một cách tương đối thuyết phục nguy cơ xảy ra, cũng như mức độ tàn phá của sóng thần đối với một số vùng biển có nguy cơ cao thay vì những phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học.
Kết quả của đề tài được ứng dụng thiết thực cho công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần khi có thảm họa xảy ra ở khu vực Biển ông. áng chú ý, sau thời gian lắp đặt và chạy thử nghiệm, sản phẩm của đề tài “Hệ thống dịch vụ đa phương tiện và giám sát các thông số môi trường sản xuất trên nền mạng viễn thông WIMAX tại khu vực Tây Nguyên” sẽ được nghiệm thu và bàn giao vào quý II, năm 2014. Với việc ứng dụng công nghệ mạng không dây WIMAX, phát triển các hệ thống giám sát hình ảnh, âm thanh trên nền VoIP, camera IP, và hệ LBS công nghệ bản đồ số… trong phạm vi phủ sóng từ tám đến 10 km và vùng ngoại ô TP Buôn Ma Thuột, sản phẩm của đề tài sẽ đưa đến nhiều tiện ích. Mà thiết thực ở đây là dịch vụ truy cập in-tơ-nét băng thông rộng, là hệ thống camera sẽ giúp các nhà quản lý cơ quan, doanh nghiệp đỡ phải đi lại nhiều nhưng vẫn bao quát được mọi hoạt động của đơn vị mình; ngành giao thông có thể ghi lại và lưu giữ những vi phạm của các phương tiện lưu thông trên đường; hay hỗ trợ khách du lịch dùng thiết bị di động tìm kiếm vị trí (khách sạn, điểm vui chơi, cột ATM…) trong khoảng thời gian rất ngắn khi có nhu cầu…
Video đang HOT
Theo ND
CNTT là công cụ không thể thiếu trong quản lý hải quan hiện đại
Chiều 9-1, tại Hà Nội, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan-Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Q.H.
Cùng tới dự còn có Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) Võ Anh Trung; đại diện các một số đơn vị vụ, cục trực thuộc Tổng cục Hải quan; đại diện một số đơn vị Hải quan địa phương.
Báo cáo kết quả mà Cục CNTT và Thống kê Hải quan đạt được trong năm 2013, Cục trưởng Nguyễn Mạnh Tùng phấn khởi chia sẻ những kết quả mà cán bộ, công chức tích cực tham gia hiệu quả trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Năm 2013 được đánh giá là năm bản lề cho việc tập trung triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS.
Về ứng dụng CNTT, kết quả đầu tiên phải kể đến là triển khai hiệu quả Nghị định 87, đưa thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) chính thức chuyển giao từ giai đoạn thí điểm sang chính thức, với những chỉ số hết sức ấn tượng. Đó là: 34/34 Cục Hải quan địa phương triển khai, với 148/170 Chi cục; trên 50.000 doanh nghiệp tham gia, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan.
Tiếp đó, từ 1-8-2013, chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ điện tử tàu biển (E-Manifest) tại Cục Hải quan TP. HCM. Đã hoàn thành triển khai hệ thống tại 8 Cục Hải quan còn lại theo Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hệ thống đã tiếp nhận 7.155 hồ sơ điện tử. Về phía doanh nghiệp đã triển khai hệ thống cho 43 hãng tàu, 348 đại lý hãng tàu, hơn 1.283 công ty giao nhận trên toàn quốc.
Một loạt những công việc như nâng cấp, triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS cũng được gấp rút thực hiện. Phối hợp với nhà thầu NTT Data thực hiện kiểm tra kết nối thử nghiệm Hệ thống VNACCS/VCIS tại Tổng cục Hải quan, phấn đấu sớm có phiên bản 1 của các hệ thống chạy cùng Hệ thống VNACCS/VCIS triển khai chính thức vào tháng 4-2014.
Xây dựng, triển khai hệ thống CNTT để thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành cơ bản giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án; phối hợp với đơn vị tư vấn lập xây dựng tài liệu giai đoạn chuẩn bị đầu tư (báo cáo khảo sát, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế thi công...).
Bên cạnh việc xử lý một khối lượng công việc khổng lồ về CNTT, công tác thống kê cũng được đơn vị hết sức coi trọng. Năm 2013, công tác thống kê đã làm tốt yêu cầu dự báo, đặt ra chỉ tiêu thu sát với thực tế và giúp toàn Ngành hoàn thành mục tiêu thu ngân sách.
Năm 2013 nổi bật với nhiều điểm sáng về vận hành hệ thống CNTT. Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Tùng lo ngại, bước sang năm 2014, lực lượng CNTT sẽ đối mặt với không ít thách thức. Để giải bài toán trên, Cục CNTT và Thống kê Hải quan quán triệt rõ cho lực lượng CNTT về những thay đổi căn bản về mô hình quản lý CNTT; chuyển từ quản lý phân tán sang quản lý tập trung hiện đại.
Trước khi Hệ thống VNACCS/VCIS chính thức vận hành, đơn vị tập trung nguồn lực để tiếp nhận và tổ chức quản lý vận hành Trung tâm dữ liệu đảm bảo cho Hệ thống và các hệ thống CNTT tập trung của ngành Hải quan vận hành ổn định 24/7. Đồng thời, triển khai thực hiện "Đề án triển khai Trung tâm Quản lý vận hành hệ thống CNTT Hải quan" đã được Bộ Tài chính phê duyệt.
Cùng với đó, đơn vị tập trung tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan xây dựng, triển khai cổng thông tin một cửa quốc gia. Triển khai các hệ thống vệ tinh như: KT559, GTT01, TQĐT, QLRR theo mô hình xử lý tập trung cấp Tổng cục để kết nối trao đổi thông tin với Hệ thống VNACCS/VCIS.
Thừa ủy quyền, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc trao Huân chương Lao động hạng Ba cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục CNTT và Thống kê Hải quan. Ảnh: Q.H
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc biểu dương những kết quả mà Cục CNTT và Thống kê Hải quan đạt được, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức Cục CNTT và Thống kê Hải quan trong năm 2013. Một trong những kết quả nổi bật là ngay từ ngày đầu năm 2013 đã chính thức triển khai TTHQĐT trong toàn Ngành. Đây cũng được coi là sự kiện quan trọng, bản lề cho việc chuyển giao từ quản lý thủ công phân tán sang quản lý tập trung hiện đại. Trong đó, quản lý rủi ro là linh hồn, còn công nghệ thông tin là công cụ không thể thiếu trong quản lý hải quan hiện đại.
Tổng cục trưởng cũng nêu rõ, năm 2014, chính thức vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ còn rất nhiều thách thức, đòi hỏi cán bộ, công chức CNTT sáng tạo, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để đạt được thành công. Song song với công tác đào tạo, cán bộ CNTT phải đi kiểm tra các kiến thức đã lĩnh hội đi vào cuộc sống, để cán bộ, công chức thành thạo khi chính thức vận hành Hệ thống. Bên cạnh đó, sớm đẩy nhanh tiến độ thủ tục để kết nối một cửa giữa Bộ Tài chính-Bộ Giao thông vận tải-Bộ Công Thương cần chỉ ra trách nhiệm của cán bộ, công chức ở từng khâu cụ thể...
Cũng tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân của Cục CNTT và Thống kê Hải quan đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và Cờ Thi đua của Chính phủ trao tặng.
Theo HQO
DA phát triển CNTT-TT tại VN: Đẩy mạnh ứng dụng Hơn bất kỳ một ngành nghề nào khác, lĩnh vực CNTT - TT đang phát triển rất mạnh và nhanh tại Việt Nam và mang lại hiệu quả to lớn. Không chỉ dừng lại ở các dự án viễn thông, sản xuất điện thoại hay đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản mà ngay trong các cơ quan hành chính Nhà nước tại...