Ứng dụng công nghệ nuôi trồng hải sản bền vững: Bài 1-Xu hướng tất yếu
Việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng hải sản có khả năng tạo đột phá về kinh tế làm giàu bền vững từ biển.
Biển và đại dương chiếm 70% diện tích địa cầu, nhưng mới chỉ đóng góp khoảng 1,7% khối lượng thực phẩm của thế giới, trong đó sản phẩm nuôi biển (nuôi trồng hải sản) chỉ mới chiếm chưa đầy 0,5%.
Trong khi nguồn lợi sinh vật của đại dương đang bị khai thác quá mức, mất khả năng tự tái tạo, ảnh hưởng rất xấu đến tính cân bằng của hệ sinh thái biển và đại dương.
Vì thế, nhân loại cần canh tác biển và đại dương để phát triển “cánh đồng” cuối cùng của hành tinh trong thế kỷ 21.
Thông tấn xã Việt Nam xin giới thiệu chùm 3 bài viết đăng phát từ 7-9/9 về chủ đề Ứng dụng công nghệ nuôi trồng hải sản bền vững.
Nông dân Trà Vinh mở rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.
Bài 1: Xu hướng phát triển tất yếu
Các nhà kinh tế học và hải dương học đều có chung nhân định nuôi biển xa bờ là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới (trong đó có Việt Nam) vì có khả năng tạo ra đột phá về kinh tế làm giàu bền vững từ biển, nếu ứng dụng công nghệ cao trong nuôi biển.
* Cung-cầu hải sản ngày càng gay gắt
Theo nhận định của FAO (Tổ chức Lương thực thế giới), do dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hải sản đang tăng cao và rất đa dạng, khiến cho mâu thuẫn cung-cầu về hải sản trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt.
Dự báo đến năm 2030 thế giới cần thêm 19 triệu tấn hải sản so với 2015 mới bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng; năm 2050 thị trường thế giới cần sản lượng đạm động vật gấp 1,7 lần hiện nay, trong đó nguồn cung cấp chính là nuôi trồng hải sản từ đại dương.
Trong giai đoạn 2004 – 2008, mới có 93/165 quốc gia và vùng lãnh thổ có biển tiến hành hoạt động nuôi biển, với sản lượng trung bình hàng năm là 29.976.736 tấn.
Video đang HOT
Tuy vậy, gần như toàn bộ hoạt động nuôi biển hiện đang diễn ra ở những khu vực tương đối hẹp, kín sóng gió ở gần bờ, nơi diễn ra rất nhiều hoạt động kinh tế, công nghiệp, thương mại, quốc phòng, an ninh (như hàng hải, du lịch, khai thác dầu khí và khoáng sản, các khu bảo tồn biển…).
Những hoạt động này mang tính mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột với nuôi biển, làm giảm đi đáng kể diện tích ven bờ dành cho nuôi biển.
* Tiềm năng rất lớn
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) cho rằng, so với nuôi động vật trên cạn, nuôi biển được đánh giá cao hơn về hiệu quả kinh tế-môi trường, do có năng suất cao hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn (FCR của cá biển sử dụng thức ăn viên chỉ từ 1-2,5, trong khi động vật trên cạn 4-8), lại ít gây tác hại tới môi trường. Ngoài cá, có thể phát triển nuôi với sản lượng rất lớn những loài thủy sản ăn lọc, tận dụng thức ăn tự nhiên, như các động vật thân mềm (hàu, vẹm, nghêu, sò, trai, ốc,…).
Riêng trồng rong biển có thể đạt 400 kg protein/ha/năm (so với trồng cây trên đất chỉ thu 16kg/ha/năm) mà không hề tốn phân, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới, lại có tác dụng rất lớn làm giảm CO2 và hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm khác trong khí quyển và đại dương.
Tiềm năng nuôi biển xa bờ là diện tích bề mặt biển nằm trong vùng EEZ (tức ở khoảng cách từ 3 đến 200 hải lý tính từ bờ), đáp ứng được các ngưỡng giới hạn về độ sâu, tốc độ dòng chảy và chi phí hiệu quả thích hợp với các phương pháp nuôi.
Với các công nghệ nuôi biển hiện nay, khu vực đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí nói trên thường chỉ chiếm 0,1% tổng diện tích EEZ.
Kết quả đánh giá tiềm năng nuôi biển toàn cầu và nhiều quốc gia cho thấy, tiềm năng nuôi biển xa bờ là rất lớn, ngay cả với trình độ công nghệ hiện tại.
Đặc biệt, với 2 đa dạng sinh học, tiềm năng nuôi biển xa bờ đối với các loài hải sản vùng nước cận nhiệt đới và nhiệt đới lớn hơn hẳn vùng nước ôn đới.
Ngay cả với diện tích rất nhỏ cũng có thể đóng góp bền vững vào việc tăng sản lượng thực phẩm cho nhân loại. Năng suất nuôi cá biển như cá chim, cá vược, cá hồng Mỹ, cá giò ở vùng nhiệt đới hiện tại khoảng 9.900-12.000 tấn/km2./.
( Bài 2-Lợi thế biển Việt Nam và những thách thức)
Theo Bnews
Thực phẩm tuyệt vời cho bữa sáng
Trong một ngày thì bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày. Vì vậy không nên bỏ qua và coi nhẹ bữa sáng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn trứng vào bữa sáng làm tăng cảm giác sung mãn, giảm calo vào bữa ăn tiếp theo - Ảnh: Internet
Uống nước trước khi ăn
Sau một giấc ngủ đêm kéo dài, chúng ta đã tiêu thụ một lượng lớn nước và dinh dưỡng. Do đó, khi thức dậy cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước. Nếu chỉ ăn sáng sẽ không thể bổ sung lượng nước đã thiếu hụt.
Vì vậy, thức dậy buổi sáng nên uống ngay 1 ly nước ấm để bổ sung cho lượng nước đã mất.
Bữa sáng không nên quá nhiều calo
Tùy vào cơ thể và tuổi tác của mỗi người mà lượng calo cần tiêu thụ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lượng calo khoảng 400-500 là khá thích hợp, nó chiếm lượng calo cần thiết cho một ngày. Nhưng bạn cũng có thể thử bổ sung lượng carbohydrate nhiều hơn một chút.
Trong các loại cây thân rễ, quả, củ không chỉ phong phú carbohydrate mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng cơ bản cần thiết, giống như chiếc xe cần phải có xăng mới có thể chạy được.
Bữa sáng nên ăn nhẹ, dễ tiêu
Nếu ăn nhiều dầu mỡ vào bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa và dễ dẫn đến cholesterol cao. Có người thường thích ăn quẩy rán, bánh rán vào bữa sáng. Tuy nhiên, nếu như không thể từ chối được sự cám dỗ của đồ ăn nhiều dầu mỡ thì chỉ nên một tuần ăn một lần cũng có thể chấp nhận được.
Bữa sáng thích hợp với đồ ăn nhẹ, dễ tiêu nhưng dinh dưỡng phải đầy đủ. Bữa sáng là nguồn năng lượng cho cả ngày, khi ăn đồ ăn nhiều dầu, quá ngọt, quá mặn sẽ dễ làm cho bạn cảm thấy nặng nề buồn ngủ.
Một số thực phẩm tốt dành cho bữa sáng
Các loại cá
Những loại cá như cá hồi và cá thu là một trong những thực phẩm tuyệt vời cho bữa sáng vì chúng khá giàu protein, axit béo omega-3 có thể giúp bảo vệ tim của bạn.
Do đó, bạn nên ăn các loại hải sản ít nhất hai lần một tuần hoặc có thể chế biến chúng cho bữa tối.
Trứng
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn trứng vào bữa sáng làm tăng cảm giác sung mãn, giảm calo vào bữa ăn tiếp theo, giúp duy trì lượng đường trong máu và mức insulin ổn định (insulin là hormone làm giảm được nồng độ glucose trong máu).
Ngoài ra, lòng đỏ trứng có chứa các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, giúp ngăn ngừa các rối loạn về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Trứng cũng là một trong những nguồn choline tốt nhất, một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe cho não và gan.
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa chất xơ beta-glucan mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt giúp giảm cholesterol. Ngoài ra, nó còn chứa beta-glucan - chất xơ nhớt giúp thúc đẩy cảm giác no.
Yến mạch cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các axit béo cần thiết cho cơ thể. Những chất chống oxy hóa này cũng có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.
Một chén bột yến mạch nấu chín chứa khoảng 6 gram protein. Để tăng hàm lượng protein của bữa ăn sáng với bột yến mạch, thay vì dùng nước, bạn hãy dùng sữa để pha chế, ăn kèm với trứng hoặc một miếng phô mai.
Quỳnh An
Theo motthegioi
10 cách ăn đồ nướng không sợ ung thư Nếu chỉ mở tiệc BBQ một, hai lần/năm, đừng lo lắng. Nhưng nếu ăn đồ nướng một, hai lần/tuần suốt mùa hè, bạn nên thực hiện một số bước nhỏ để giảm tiếp xúc với các hợp chất có khả năng gây ung thư. Muốn ăn đồ nướng ngon và an toàn, chịu khó đọc bài này nhé - Shutterstock Mỗi năm, Viện...