Ứng dụng công nghệ mùa nhập học: Lợi đôi đường
Thời điểm này, các trường đại học đang căng mình đón tân sinh viên làm thủ tục nhập học. Để giảm tải và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, nhiều trường đã không ngừng ứng dụng thành tựu của công nghệ vào các khâu trong quá trình nhập học.
Chuyên viên của Trường ĐH Tài chính – Marketing hỗ trợ tân sinh viên làm thủ tục trực tuyến.
Đẩy mạnh giao dịch trực tuyến
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng như giảm các thủ tục hành chính rườm rà trong khâu hoàn thiện hồ sơ học tập, thủ tục nhập học, năm học này nhiều trường đại học không ngừng làm mới mình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ sinh viên tốt nhất.
Các đơn vị như ĐHQG TPHCM và Trường ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Kinh tế TPHCM… đều cho sinh viên khai báo hồ sơ, thủ tục nhập học bằng hình thức trực tuyến để xác nhận nhập học trước khi giấy báo điểm thi tốt nghiệp THPT gửi về (xét theo dấu bưu điện), giúp sinh viên ở xa, ảnh hưởng bão lũ xác nhận nhập học không bị muộn, lỡ. Đặc biệt, Trường ĐH Kinh tế TPHCM ngoài việc cho hoàn thiện hồ sơ nhập học thông qua hình thức online, gửi ảnh thẻ (làm thẻ sinh viên) bằng online, còn cho thí sinh nộp học phí thông qua hình thức chuyển khoản.
Tương tự, hướng đến mục tiêu không sử dụng tiền mặt cho các thanh toán phí thường xuyên trong quá trình học tập, từ năm học 2020 – 2021, KTX ĐHQG TPHCM hỗ trợ sinh viên tài khoản BIDV có tích hợp các ứng dụng thanh toán trực tuyến để tân sinh viên, cũng như sinh viên cũ chủ động thanh toán các khoản như tiền KTX, BHYT, học phí…. thông qua cổng dịch vụ chung.
Ông Ngô Văn Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG TPHCM cho biết: Việc KTX mở tài khoản cho sinh viên, cũng như triển khai phần mềm thanh toán online xuất phát từ những tiện ích vô cùng lớn của CNTT, giao dịch thương mại và thanh toán điện tử.
“Khi sinh viên kết nối thẻ và giao dịch trực tuyến, nhiều thủ tục trực tiếp (thu học phí, tiền KTX, BHYT, phí dịch vụ…) được tiết giảm, qua đó vừa tiết kiệm thời gian cho sinh viên vừa giúp đơn vị giảm áp lực cũng như tiết kiệm trong bố trí nhân sự” – ông Hải nói.
Video đang HOT
Tân sinh viên làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Tài chính – Marketing.
Trải nghiệm tiện ích trên nền tảng công nghệ
Ngoài việc hỗ trợ tân sinh viên về thủ tục nhập học trực tuyến, không ít trường còn đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của công nghệ trong giao dịch trực tuyến và thương mại điện tử để mang lại giá trị tiện ích tốt nhất cho sinh viên.
Nổi bật nhất trong các ứng dụng thành tựu công nghệ trong việc hỗ trợ tân sinh viên chính là tiện ích thẻ đa năng, ứng dụng tìm phòng trọ được các trường tích cực triển khai.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM từ khóa học K44 (năm 2018) đến nay sinh viên được nhà trường triển khai miễn phí thẻ tích hợp nhiều chức năng. Ngoài là một thẻ sinh viên với đầy đủ thông tin cá nhân, mã số sinh viên, mã quét QR, thẻ đa năng còn có thể sử dụng như một thẻ ATM của ngân hàng với phương thức thanh toán rút, chuyển tiền trực tuyến giúp sinh viên có thể đóng học phí, tiền KTX… một cách dễ dàng.
Theo ông Huỳnh Thúc Định – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, việc tích hợp các ứng dụng và tiện ích thanh toán thông qua thẻ đa năng không chỉ mang đến sự tiện lợi, chủ động mà còn giúp sinh viên tiết giảm nhiều thời gian cho các thao tác, thủ tục cần có như ngày xưa.
Tương tự các giải pháp giao dịch và thanh toán trực tuyến mà sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM đang được trải nghiệm, sinh viên nhiều trường đại học khác như Văn Lang hay ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã và đang xây dựng nhiều chương trình có tích hợp công nghệ hiện đại để sinh viên thụ hưởng dịch vụ thuận lợi và tốt hơn.
Ngoài việc trực tiếp đi “săn” tìm nhà trọ để hỗ trợ tân sinh viên, các trường còn phối hợp với nhiều đơn vị, cá nhân xây dựng App tìm kiếm phòng trọ trên nền tảng IoT để giúp các em có thể tương tác, dễ dàng tìm kiếm phòng trọ phù hợp với nhu cầu và vị trí mình mong muốn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung – Phó Trưởng phòng Tuyển sinh & Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, nhìn nhận việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động hỗ trợ tân sinh viên không chỉ giúp các em bớt bỡ ngỡ trong ngày đầu xa gia đình, quan trọng hơn còn mang đến sự hài lòng, tính tiện lợi trong các giao dịch, thanh toán, thủ tục hồ sơ.
Nghỉ hè hậu Covid-19
Ảnh hưởng của dịch bệnh, lịch học cùng thời gian nghỉ hè ít nhiều đã thay đổi so với trước đây, nhiều bạn trẻ tìm cách xoay chuyển khi thời gian nghỉ quá ngắn và cập rập.
Sân chơi dành cho người trẻ tại Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM
Vẫn chưa thấy hè
"Khi có lịch học lại ở trường, các môn đã học online, tụi em vẫn có vài buổi ôn lại để củng cố kiến thức và thầy cô giải đáp thắc mắc trực tiếp cho sinh viên, sau đó mới bắt đầu đến buổi thi. Hiện tại, ở trường em vẫn còn vài môn, mùa hè năm nay chắc tụi em nghỉ ngắn thôi", Hồng Oanh (sinh viên năm 1, ĐH Kinh tế TPHCM) cho biết.
Lịch nghỉ hè ngắn, khiến một số bạn sinh viên khá cập rập trong chuyện tìm việc làm thêm. Nguyễn Thị Tú Hảo (20 tuổi, sinh viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng) chia sẻ: "Mọi năm, trường em có lịch nghỉ hè khá sớm, trong thời gian hè, tụi em tranh thủ làm thêm, nhưng năm nay đến bây giờ vẫn chưa thi hết môn, nên cũng khó tìm việc. Mấy bữa nay, em có coi qua vài chỗ tuyển nhân viên bán hàng nhưng chưa đám đăng ký vì lịch thi vẫn còn 1 môn".
Tương tự Hảo, Hoài An (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) chia sẻ: "Qua tuần, em tính đăng ký làm nhân viên giữ xe ca tối, vừa có thể làm thêm, vừa không lo ảnh hưởng lịch lên lớp. Năm nay, vì nghỉ dịch dài nên lịch thi, lịch học đến giờ chưa hết, nhiều bạn bè em cũng đăng ký chỗ làm thêm rồi phải hủy vì còn một số giờ lên lớp".
Không chỉ sinh viên, nhiều bạn trẻ đang đi làm cũng ảnh hưởng kế hoạch mùa hè vì nghỉ dịch quá dài. Tiếc hùi hụi vì không tham gia được lớp học pha chế trong hè, Quang Phúc (29 tuổi, nhân viên kinh doanh, ngụ quận Bình Tân, TPHCM) kể: "Năm nay định đăng ký lớp pha chế nhưng đành phải bỏ. Công ty phải chạy các dự án liên tục bù cho thời gian nghỉ dịch, tôi chuẩn bị công tác dài hạn ở Đà Lạt, không tranh thủ hè để học thêm hay đi du lịch được".
Mùa hè như rút ngắn lại vì ảnh hưởng khoảng thời gian nghỉ dịch, nhiều học sinh cảm thấy vội vã. Chuẩn bị thi nghề khối THCS, Anh Đào (học sinh lớp 8, ngụ quận 8, TPHCM) cho biết: "Vừa xong trên lớp là tụi em chuẩn bị thi nghề luôn, bạn bè em cũng than vì năm nay không nghỉ hè nhiều như mọi năm. Còn em cũng tiếc, vì năm nay nghỉ hè ngắn, ba mẹ không đăng ký cho em học thêm lớp đàn piano".
Chọn sân chơi phù hợp
Anh Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM, nhận định: "Thời gian hè rút ngắn không có nghĩa là các bạn trẻ không có sân chơi hè. Sân chơi cơ bản không thiếu hay khan kiếm gì, quan trọng là các bạn biết cách sắp xếp thời gian học tập, làm thêm, rồi lựa chọn sân chơi phù hợp với khả năng, sự yêu thích của bản thân".
Hiện tại, các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các bạn trẻ đã được tổ chức trở lại sau dịch, tiếp tục đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ, rèn luyện thân thể, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất. Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TPHCM, trung tâm văn hóa quận, huyện... luôn có lớp năng khiếu về văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, lớp kỹ năng được mở thường xuyên vào các ngày trong tuần.
Đặc biệt, Nhà Văn hóa Sinh viên có 4 sân chơi biểu diễn cuối tuần như: chương trình Sắc màu sinh viên, Tuổi xanh, liên hoan các câu lạc bộ đội nhóm sinh viên và chương trình Âm nhạc dân tộc học đường. Các sân chơi này được tổ chức xen kẽ vào thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, là nơi các bạn trẻ có khả năng và yêu thích ca hát, nhảy múa, đàn đăng ký biểu diễn.
Trong đó, sân chơi Âm nhạc dân tộc học đường hấp dẫn và đa dạng với những tiết mục mang âm hưởng dân ca. Các bạn trẻ được thể hiện tài năng ca vọng cổ, chơi nhạc cụ dân tộc, hát quan họ, hát ví dặm, hát bài chòi...
Với những màn biểu diễn và hoạt động giao lưu ấn tượng đến từ CLB Âm nhạc dân tộc Nét Việt của Nhạc viện TPHCM, CLB Giai điệu Phương Nam của Nhà Văn hóa Sinh viên, Đại học KHXH-NV, ĐH Văn hóa TPHCM... các bạn sẽ có những ngày cuối tuần thư giãn, vui tươi.
Sinh viên còn được tham gia những buổi workshop hướng dẫn chơi nhạc cụ dân tộc do CLB Âm nhạc dân tộc Nét Việt trực tiếp hướng dẫn. "Đây là những sân chơi nhỏ phù hợp với không gian mở bên ngoài tòa nhà, vị trí gần gũi với các bạn trẻ. Sân chơi được các bạn đón nhận và tham gia hưởng ứng nhiệt tình, là một cơ hội để các bạn hiểu thêm về loại hình nghệ thuật đặc biệt này", đại diện Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM chia sẻ.
Bên cạnh đó, các sân chơi chuyên đề trực tuyến dành cho người trẻ vẫn được tổ chức. Nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên sau dịch, Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TPHCM triển khai các chuyên đề trực tuyến về sức khoẻ, kiến thức pháp luật, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử tại trường học, ứng xử trên mạng xã hội, sức khỏe học đường... Chuyên đề Hành trình Văn hóa giao thông dự kiến tổ chức ngày 17-7, Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội sẽ diễn ra vào ngày 24-7...
Với nhiều lựa chọn, hy vọng các bạn trẻ học tập và sinh sống ở thành phố có những ngày nghỉ hè tuy ngắn nhưng bổ ích và vui tươi.
Khởi động cuộc thi "Ngôi sao PT Star TP. HCM mở rộng 2020" Cuộc thi "Ngôi sao PT Star TP. HCM mở rộng 2020" do Liên đoàn Cử tạ Thể hình TP. HCM phối hợp với trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức đã chính thức được phát động. Đây là cuộc thi diễn ra mùa thứ hai. Cuộc thi tạo điều kiện hoạt động tốt cho các câu lạc bộ PT TP. HCM trực...