Ứng dụng CNTT trong nâng cao chất lượng giảng dạy nghệ thuật
Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam vừa giới thiệu những xu hướng ứng dụng công nghệ số trong đào tạo giáo viên, cũng như giảng dạy các bộ môn âm nhạc, trình diễn.
Thế giới thay đổi, các phương pháp học tập nghệ thuật cũng phát triển không ngừng, dần trở thành thử thách trong việc tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy thông qua nền tảng CNTT.
Theo Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam (VIA Education), để hoàn thiện kỹ năng trong các bộ môn âm nhạc và trình diễn nghệ thuật, người học cần khoảng 10.000 giờ tập luyện khoa học và có chủ đích. Nhờ sự phát triển của công nghệ, các đơn vị đào tạo có thể thiết lập môi trường tập luyện 360 độ từ trực tiếp đến trực tuyến. Điều này tạo động lực mạnh mẽ để các học viên có thể học tập và rèn luyện ở bất kỳ thời gian, địa điểm nào. Qua đó, học viên có thể bắt kịp xu thế chung của thế giới, giúp rút ngắn thời gian tập luyện và học tập.
Giáo viên có vai trò quan trọng trong lộ trình học tập các môn nghệ thuật của học sinh.
VIA Education có sứ mệnh nâng cao nhận thức về giáo dục nghệ thuật, qua đó khẳng định vai trò thiết yếu của lĩnh vực này. Viện cung cấp các tài liệu nghiên cứu, giáo trình cập nhật, học liệu, xuất bản phẩm chất lượng cao. Đồng thời, viện hỗ trợ nhiều đơn vị giáo dục nghệ thuật tiếp cận những trải nghiệm chuyên nghiệp hơn.
Video đang HOT
Ngoài giờ học trên lớp, người học nghệ thuật cần nền tảng hỗ trợ việc tự học lý thuyết cũng như thực hành.
Ngoài tạo nên một cộng đồng những chuyên gia giáo dục, nghệ sĩ, tổ chức hoạt động nghệ thuật và các đơn vị giáo dục, VIA Education còn xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật ưu tú cho thế hệ trẻ Việt Nam. Từ đó, viện thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của học viên, giúp các em am hiểu về nghệ thuật, bộc lộ tài năng và khẳng định bản thân.
Vớiphương thức giảng dạy ứng dụng công nghệ tại đây, học viên không chỉ được tiếp thu trọn vẹn nội dung giảng dạy mà còn kích thích sáng tạo, mang đến không gian tự tìm hiểu, luyện tập, từ đó có thể rèn luyện bất kể thời gian, địa điểm.
TS Alexander Tú, Giám đốc chương trình vũ đạo – Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam hướng dẫn kỹ năng luyện tập khoa học cho các học viên.
Một yếu tố chưa nhận được nhiều sự quan tâm các đơn vị đào tạo nghệ thuật Việt Nam là cam kết chất lượng đầu ra, thể hiện qua các chứng chỉ năng lực quốc tế. Dựa trên các kết quả đánh giá này, các đơn vị đào tạo và những chuyên gia giáo dục có thể giúp người học chọn chương trình và lộ trình phù hợp.
Các bằng cấp, chứng nhận âm nhạc và trình diễn nghệ thuật từ VIA Education có giá trị toàn cầu, mang đến ưu điểm cho hồ sơ cá nhân của mỗi học viên khi tham gia các chương trình học tại nước ngoài. Điển hình là chứng chỉ âm nhạc của Trinity College London, chứng chỉ âm nhạc AMEB, chứng chỉ âm nhạc MTB, chứng chỉ vũ đạo ISTD – NATD, chứng chỉ trình diễn nghệ thuật I-PATH…
Bên cạnh chứng chỉ quốc tế, VIA Education cũng giới thiệu đến đối tác các nền tảng giảng dạy nghệ thuật trực tuyến có uy tín trên thế giới. Charanga là nền tảng trực tuyến dành cho giảng dạy và hỗ trợ học tập các bộ môn lý thuyết âm nhạc, thanh nhạc, nhạc cụ. Charanga sẽ giúp những lớp học âm nhạc thú vị hơn thông qua loạt bài học tương tác nhiều cấp độ. Từ đó, người sử dụng sẽ khám phá nhiều niềm vui thông qua âm nhạc, kích thích thích sự nhạy bén với tiết tấu cũng như khả năng cảm nhạc.
VIA Education cũng là đơn vị dịch thuật, phân phối và xuất bản các tựa sách độc quyền của Alfred Music tại Việt Nam. Ngoài ra, viện còn phối hợp với Trinity College London, POCO Studio, AMEB và các đơn vị xuất bản uy tín khác giới thiệu tài liệu giảng dạy âm nhạc tiêu chuẩn quốc tế đến với học viên Việt Nam.
Tránh dư thừa trường đại học
Bộ GDĐT vừa có cuộc họp liên quan tới vấn đề quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học (ĐH) và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050.
Ảnh minh họa
Đánh giá từ Bộ GDĐT cho thấy, giờ đây yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng cao đối với các cơ sở giáo dục ĐH, nhất là đối với lĩnh vực đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, việc phân bổ các cơ sở giáo dục ĐH có nơi còn bất cập; có sự khác biệt về quy mô, lĩnh vực, chất lượng đào tạo và hiệu quả đầu tư của nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ĐH khác nhau...
Tại cuộc họp này, các ý kiến đóng góp vào việc quy hoach các cơ sở giáo dục ĐH giai đoạn tới đều có chung đích hướng tới là cần đảm bảo hiệu quả của đầu tư nhà nước; trường ĐH đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh dư thừa.
Lập quy hoạch - đó là câu chuyện bàn ở tầm vĩ mô, cấp độ quản lý nhà nước. Nhưng điều mà người dân quan tâm, thắc mắc bấy lâu rằng sao ngày càng có nhiều trường ĐH được mở ra đến thế? Có nhất thiết phải lập mới 2- 3 trường ĐH ở địa phương của họ không?
Điểm lại việc quy hoạch các trường ĐH thời gian qua, mới thấy có quá nhiều vấn đề ngổn ngang. Đơn cử ngay như năm 2019, hàng loạt ngành thuộc nhiều trường ĐH ở các địa phương (ĐH tỉnh) phải đóng cửa vì không có người học.
Đây là hệ quả tất yếu từ việc đua nhau thành lập trường ĐH, phong trào nâng cấp từ trường CĐ lên ĐH ... bởi tỉnh nào cũng muốn sở hữu ít nhất một trường ĐH. Giai đoạn 2016 - 2020, theo quy định cả nước có 460 trường ĐH, trong đó gồm 224 trường ĐH và 236 trường CĐ. Nhưng theo Bộ GDĐT, cho tới năm 2018, cả nước đã có 235 trường ĐH và viện, chưa kể các trường thuộc khối quốc phòng - an ninh.
Như vậy, tới năm 2020, dù không lập thêm trường ĐH thì ngành giáo dục vẫn vượt chỉ tiêu quy hoạch đề ra với 9 trường ĐH. Giai đoạn phát triển nóng về số lượng các trường ĐH từ năm 1998 đến năm 2009, có 312 trường ĐH, CĐ thành lập, nghĩa là trung bình cứ gần hai tuần lại có một trường ĐH, CĐ ra đời.
Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh, các điều kiện cơ bản như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, giáo trình... để bảo đảm chất lượng đào tạo lại không theo kịp, hoặc chắp vá.
Những khó khăn mà các trường ĐH tỉnh đang đối mặt hiện nay là không được địa phương cấp ngân sách, sinh viên theo học quá ít... trường sở được xây dựng rất khang trang, bộ máy nhân sự được dựng lên nhưng không có người học, thành thử đó là một sự lãng phí ghê gớm. Buồn thay, nhiều cơ sở trường ĐH trở thành địa điểm cho thuê hội thảo, sự kiện...
Vì thế, việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH giai đoạn tới cũng cần bám sát với yêu cầu thực tiễn, chứ không phải vẽ đề án quy hoạch ra cho có, theo lối tư duy nhiệm kỳ... Cùng với đó là củng cố những trường trọng điểm; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH có thương hiệu; phát triển các ĐH, trường ĐH có điều kiện đảm bảo chất lượng tốt. Đi kèm với đó là mạnh tay sáp nhập/giải thể các trường ĐH quy mô nhỏ, kém hiệu quả...
Trường Đại học PCCC kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Ngày 20/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thiếu tướng Lê Quang Bốn, Hiệu trưởng Đại học PCCC khẳng định: Nhận thức rõ vai trò, vị trí của người thầy, các thế hệ nhà giáo của Đại học PCCC...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45
Sao việt
23:51:32 16/05/2025
Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'
Hậu trường phim
23:48:13 16/05/2025
Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?
Nhạc việt
23:41:24 16/05/2025
Mỹ nhân 54 tuổi vẫn cùng con gái đi học đại học, trẻ hơn bạn cùng lớp kém 36 tuổi mới sốc
Phim châu á
23:33:59 16/05/2025
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau
Tv show
23:01:06 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng
Góc tâm tình
22:36:19 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Tin nổi bật
22:34:02 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025
Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện
Thế giới
22:15:47 16/05/2025