Ứng dụng CNTT giúp TP.HCM đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng
Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, những ngày đầu chỉ vài ngàn người tiêm chủng, nhưng nhờ áp dụng CNTT đã đẩy lên hơn 120 ngàn người được tiêm trong ngày.
Chia sẻ về ứng dụng công nghệ tại sự kiện Hội nghị trực tuyến Phổ biến kinh nghiệm triển khai các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc ngày 3/8, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết kể từ đợt tiêm chủng thứ 5, thành phố đã lấy danh sách người tiêm thông qua đăng ký trên hệ thống. Sở TT&TT TP.HCM đã cấp khoảng 10 ngàn tài khoản cho các tổ chức để nhập vào thông tin những người được ưu tiên tiêm theo chỉ đạo của thành phố.
TP.HCM đã gia tăng số lượng người được tiêm lên đến hơn 100.000 ngàn người/ngày trong đợt tiêm thứ 5.
Trên hệ thống ghi nhận 1.843.000 trường hợp đã đăng ký. Đây là dữ liệu ban đầu để Sở phối hợp với Bộ TT&TT, đưa cơ sở dữ liệu vào hệ thống đăng ký quốc gia. Và từ dữ liệu này triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng trên toàn thành phố.
Bà Võ Thị Trung Trinh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp với đoàn công tác của Bộ TT&TT tại TP.HCM, cùng với Viettel, nhằm thống nhất các phương án triển khai ứng dụng CNTT, xử lý tình huống phát sinh xảy ra trên địa bàn.
Đoàn công tác cũng hỗ trợ TP.HCM trong việc chuẩn hoá dữ liệu đăng ký tiêm chủng bằng phần mềm và nhận kết quả hàng ngày. Điều này giúp bên phát triển phần mềm lắng nghe ý kiến người sử dụng, bao gồm người dân và tổ chức, để hoàn thiện hệ thống.
Video đang HOT
Sở TT&TT cùng với đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo từng quận huyện nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai phần mềm, và báo cáo thường xuyên với thường trực UBND TP để có chỉ đạo kịp thời.
Đối với các đơn vị sẵn sàng sử dụng công nghệ thì Sở TT&TT cho áp dụng toàn bộ quy trình. Với những đơn vị chưa sẵn sàng, Sở có phương án hỗ trợ đưa dữ liệu lên hệ thống sau một ngày tiêm. Mục đích nhằm thực hiện cuốn chiếu việc đưa cơ sở dữ liệu của thành phố vào hệ thống quốc gia.
“dịch tiêm lần thứ 5 của TP.HCM bắt đầu từ 20/7 và kết thúc hôm 2/8, hoàn thành tiêm cho khoảng hơn 920 ngàn người, đưa vào hệ thống được hơn 630 ngàn người đã tiêm chủng.
Một phần nhờ áp dụng CNTT trong công tác tiêm chủng, những ngày cuối của đợt thứ 5 thành phố đã nâng cao năng lực tiêm lên nhiều lần, có ngày lên đến hơn 120 ngàn người được tiêm, so với những ngày đầu chỉ vài ngàn người.
TP.HCM đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người sinh sống trên địa bàn. Để đạt được điều này, thành phố đang lập danh sách tiêm thông qua đăng ký trên Cổng tiêm chủng quốc gia và ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử của Bộ Y tế. Có khoảng 1,7 triệu người đã đăng ký tiêm trên Cổng tiêm chủng quốc gia.
Ngoài ra, nhờ cơ sở dữ liệu tiêm chủng thu thập được, Sở TT&TT tham mưu cho thành phố trong việc xác định các điểm nóng, đối tượng ưu tiên cần được tiêm. Ví dụ các ổ dịch, các ngành nghề thành phố muốn duy trì trong thời gian phòng dịch (như tài xế vận chuyển hàng hoá thiết yếu, vận chuyển bệnh nhân,…). Vì xác định được đối tượng ưu tiên, thành phố có thể lọc ra vài chục ngàn người trong danh sách đăng ký để tiêm ngay trong vài ngày.
Để hoàn thành mục tiêu tiêm phòng Covid-19 cho khoảng 5 triệu người trong khoảng thời gian một tháng sắp tới, Phó giám đốc Sở TT&TT TP.HCM khẳng định đây là nhiệm vụ rất khó khăn. Do đó, Sở TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đoàn công tác Bộ TT&TT.
Tại hội nghị này, bà Võ Thị Trung Trinh kiến nghị Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Y tế giảm tải thủ tục, kết hợp với việc đơn giản hoá phần mềm để giảm bớt thời gian, tăng sự linh hoạt khi tiêm chủng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Gần 3,5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid điện tử
Khi tham gia tiêm phòng tại các điểm tiêm ứng dụng Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia, người dân chỉ mất chưa đến 5 giây để xác nhận thông tin bằng mã QR.
Gần 3,5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid điện tử.
Tính đến 5/8, gần 3,5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid-19 điện tử. Hiện nay, Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia sẵn sàng đáp ứng 5 triệu mũi/ngày phục vụ yêu cầu tiêm chủng tăng cường, mở rộng của Bộ Y tế.
Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia bao gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng công khai thông tin tiêm chủng Covid-19, Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng quốc gia, Trung tâm đáp ứng (MCC). Hiện nền tảng ứng dụng thực tế tại 62/63 tỉnh, thành.
Khi tham gia tiêm phòng tại các điểm tiêm ứng dụng Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia, người dân sẽ chỉ mất chưa đến 5 giây để xác nhận thông tin bằng mã QR. Sau khi dữ liệu cập nhật lên cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung, người dân có thể tra cứu "Chứng nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19" của mình trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Những người đã tiêm một mũi vắc xin ngừa Covid-19 sẽ có chứng nhận màu vàng, còn người tiêm đủ 2 mũi có chứng nhận màu xanh.
Ông Khổng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Y tế số, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho biết: "Số hóa hoạt động quản lý tiêm chủng cần thiết để hỗ trợ các điểm tiêm đảm bảo quy định 5K, tuân thủ quy trình tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành. Bên cạnh đó, nền tảng tiêm chủng giúp người dân tham gia tiêm chủng một cách chủ động, thuận tiện trong bối cảnh Chỉ thị 16 đang được triển khai tại nhiều tỉnh thành".
Cho phép đăng ký trước thông qua ứng dụng điện thoại giúp hạn chế tương tác giữa người đi tiêm và người phụ trách xác nhận thông tin, tiết giảm bước nhập liệu so với cách làm thông thường. Việc người dân trực tiếp nhập thông tin của mình cũng giúp giảm thiểu sai sót, đảm bảo tính chính xác.
Ngày 4/8, Văn phòng Chính phủ cho hay Thủ tướng đã đồng ý với Bộ Công an về triển khai hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Bộ TT&TT được đề nghị phối hợp với Bộ Công an và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thực hiện việc này.
Theo Bộ Công an, hệ thống CSDL quốc gia về dân cư và căn cước công dân đã được đưa vào vận hành, khai thác từ ngày 1/7. Đến nay, hệ thống đang quản lý tập trung, thống nhất thông tin của gần 100 triệu công dân. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc quản lý di biến động người từ vùng dịch tại các địa phương đặt ra rất cấp bách. Bên cạnh các phương pháp truyền thống thì việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết.
Hệ thống có 2 phân hệ chính gồm: quản lý di biến động của công dân và quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19. Trong đó, phân hệ quản lý di biến động của công dân có chức năng dành cho công dân khai báo y tế sức khỏe trước khi đi qua trạm kiểm soát vùng dịch; và chức năng kiểm tra thông tin công dân đã khai báo y tế dành cho cán bộ tại các trạm kiểm soát.
Phân hệ quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 cho phép cán bộ tại các đơn vị y tế tiến hành kê khai thông tin công dân đi tiêm chủng, bao gồm thông tin cơ bản của công dân và thông tin liên quan đến tiêm chủng y tế.
Trên 9,7 triệu hồ sơ khai thuế điện tử Theo Tổng cục Thuế, hiện có trên 830.00 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử. Cơ quan thuế cũng đã tiếp nhận là trên 9,7 triệu hồ sơ khai thuế theo hình thức điện tử. Hệ thống thuế điện tử được cơ quan thuế đẩy mạnh. Theo Tổng cục Thuế, 6 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Thuế tiếp tục...