Ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD – ĐT
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo
GD&TĐ – Hôm nay (22/12), tại Đà Nẵng, Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) tổ chức Hội thảo – tập huấn về “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có đại diện các Sở GD&ĐT đến từ 63 tỉnh thành, một số doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT).
Theo đánh giá của Cục CNTT, việc ứng dụng CNTT trong toàn ngành GD&ĐT đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận: Xây dựng chính sách CNTT; tổ chức bộ máy chỉ đạo, triển khai CNTT; đầu tư mạnh mẽ và đồng bộ hạ tầng CNTT ngành GD&ĐT; ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước như họp, hội thảo, tập huấn qua mạng, sử dụng văn bản điện tử, tin học hóa công tác quản lý…
Nhiều hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, điều hành của Bộ, của ngành đã mang lại hiệu quả tích cực…
Hội thảo nhận được 13 tham luận thuộc các chuyên đề: “Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, triển khai chính phủ điện tử trong ngành GD&ĐT”; “Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, triển khai chương trình công nghệ giáo dục E-learning”; Các giải pháp bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục”.
Các đại biểu tập trung thảo luận nhiều vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách và giải pháp trong việc ứng dụng CNTT.
Đại diện Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, Đắc Lắc đề nghị nên quy định hoặc giao trách nhiệm cho UBND tỉnh, thành phố để các Sở GD&ĐT có căn cứ pháp lý trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương trong đầu tư CNTT cho giáo dục.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Thừa Thiên – Huế cho rằng trong xây dựng phần mềm, Cục CNTT cần có những chuẩn chung với các UBND tỉnh để có sự thống nhất về cơ sở dữ liệu, tránh sự trùng lắp.
Đại diện Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh nêu kinh nghiệm, trong hợp tác xây dựng phần mềm với các doanh nghiệp, cần phải chú trọng yếu tố bảo mật: “Nguyên tắc đầu tiên là cơ sở dữ liệu phải do Sở GD&ĐT quản lý, điều hành và khai thác. Vấn đề an ninh hệ thống rất quan trọng bởi nó không chỉ là thông tin của nhà trường mà còn là thông tin của cả học sinh và phụ huynh nữa nên cần có cơ chế để quản lý”.
Về vấn đề này, đại biểu đến từ Sở GD&ĐT An Giang cho rằng, cơ sở dữ liệu phải được lưu trên máy chủ của Bộ và do ngành GD&ĐT quản lý.
Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Quan điểm của Bộ GD&ĐT là không có một hạn mức nào trong ứng dụng CNTT; tuy nhiên phải theo nguyên tắc: việc ứng dụng phải đảm bảo hiệu quả, đúng và thống nhất về mặt chuyên môn và không sai sót về mặt quản lý.
Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng chiến lược CNTT của ngành, căn cứ vào đó, các Sở GD&ĐT sẽ tham mưu cho địa phương trong đầu tư nguồn lực. Bộ cũng sẽ sớm chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng phần mềm phân cấp quản lý để đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống”.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng lưu ý các Sở GD&ĐT trong hợp đồng xây dựng các phần mềm, cần có hợp đồng chặt chẽ và phải lường hết mọi tình huống để đảm bảo tính bảo mật thông tin của đơn vị cũng như học sinh, phụ huynh…
Hội thảo kéo dài trong hai ngày, từ 22 – 23/12. Ngày mai (23/12), các đại biểu sẽ được tập huấn chuyên môn về CNTT.
Theo GD&TĐ
Cơ sở để đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
GD&TĐ - Bà Ma Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên - trao đổi với phóng viên báo Giáo dục & Thời đại những nhận định của lãnh đạo địa phương về kết thúc tốt đẹp của kỳ thi THPT Quốc gia.
Bà Ma Thị Nguyệt - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
Mặc dù đây là lầu đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, nhưng tôi cho rằng, kết quả của kỳ thi đã đạt được ngoài sức mong đợi. Trong đó, tôi tâm đắc nhất 5 vấn đề sau:
Thứ nhất, kỳ thi đã được diễn ra an toàn, đúng kế hoạch và đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT.
Thứ hai, có sự phối hợp chặt chẽ từ khâu chỉ đạo điều hành đến khâu thực hiện từ trung ương đến địa phương. Giữa các trường đại học và các địa phương có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. Đây là điểm rất đáng biểu dương và cần phát huy, nhân rộng không chỉ ở các kỳ thi mà cả trong quá trình giáo dục - đào tạo.
Thứ ba, kỳ thi đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp xã hội. Đặc biệt, các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, chung tay góp sức với ngành Giáo dục để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, thành công như mong đợi.
Đơn cử như ở tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo rất sát sao và thành lập Ban chỉ đạo thi ở cả hai cụm thi địa phương và liên tỉnh.
Để tiếp nhận và xử lý kịp thời những thông tin phản ánh của người dân về kỳ thi, tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo thi thành lập đường dây nóng trực 24/24h. Từ các ban ngành đoàn thể như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... đến các ngành, các cơ quan như: Công an, Y tế, thương mại, dịch vụ v... đều có những việc làm hành động thiết thực để giúp các sỹ tử "vượt vũ môn".
Điểm thành công thứ 4 ở kỳ thi năm nay đó là: Kỳ thi đã thu hút được một lực lượng tình nguyện viên hùng hậu, trợ giúp đắc lực cho thí sinh cũng và người nhà trong những ngày thi.
Đặc biệt, những người dân xung quanh khu vực thi rất ý thức chấp hành các quy định về kinh doanh, buôn bán. Nhiều gia đình còn tình nguyện cung cấp nước uống, quạt cho người nhà khi đợi con ngoài trường thi. Tất cả nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các sỹ tử và người nhà.
Điểm thứ 5, Bộ GD&ĐT đã ra những đề thi được ra theo hướng mở, phát huy được năng lực và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn. Đề thi cũng được phân hóa theo từng đối tượng thí sinh. Tôi cho rằng đây là một điểm rất tốt và Bộ cần tiếp tục phát huy theo hướng này để kiểm tra, đánh giá học sinh như hiện nay.
Có thể nói, thành công của kỳ thi chính là bước đệm, là cơ sở để chúng ta thực hiện đổi mới căn bản, GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 và đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sắp tới.
Mời quý bạn đọc nghe thêm audio dưới đây:
Phải nói rằng, Bộ đã có những bước chuẩn bị rất tốt, chu đáo từ trước và trong kỳ thi.
Tôi được biết trước đó, Bộ đã có nhiều văn bản hướng dẫn và tổ chức nhiều buổitập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị được giao chủ trì. Qua đó giúp các đơn vị không bị bỡ ngỡ và lúng túng trong quá trình tổ chức thi.
Một điểm rất đáng ghi nhận nữa đó là: Bộ GD&ĐT đã những đề thi minh họa trước khi kỳ thi được diễn ra.
Điều đó không chỉ giúp các giáo viên trong việc hướng dẫn, ôn tập cho học sinh đúng và trúng mà còn giúp các em không bị bỡ ngỡ khi cầm đề thi chính thức trên tay.
Ngoài ra, Bộ cũng đã có những chỉ đạo rất sát sao từ trước và trong kỳ thi. Có thể nói là Bộ đã "cầm tay chỉ việc" các trường đại học chủ trì cụm thi và các sở GD&ĐT phải làm những công việc gì? Sự phối hợp giữa các đơn vị ra sao trong quá trình tổ chức thực hiện? v.v....
Nhờ vậy mà trong quá trình tổ chức thi, các đơn vị đã có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
Tôi được biết, ngay trong kỳ thi Bộ GD&ĐT cũng đã huy động khá đông lực lượng cán bộ đi thanh, kiểm tra, tại các cụm thi; trong đó có cả Bộ trưởng và các Thứ trưởng trực tiếp đi thị sát tại trường thi trên tất cả các vùng miền của cả nước.
Điều đó cho thấy, Bộ không chỉ chỉ đạo, lãnh đạo bằng văn bản mà còn điều hành bằng những hành động, việc làm cụ thể nhằm tổ chức kỳ thi được diễn ra thành công.
Theo GD&TĐ