Ultrabook chạy Windows 8 sẽ có ‘trợ lý’ giống Siri
Intel dự định sẽ đưa công nghệ nhận diện giọng nói vào các mẫu ultrabook từ cuối năm nay, sau khi Microsoft chính thức phát hành Windows 8.
Intel dự định sẽ đưa chức năng nhận diện giọng nói lên ultrabook chạy Windows 8 từ cuối năm nay. Ảnh: Pocket-lint.
David Perlmutter, quản lý nhóm kiến trúc của Intel, cho biết công ty đã hợp tác với hãng chuyên công nghệ nhận diện giọng nói Nuance nhằm đưa phần mềm Dragon Assistant vào ultrabook. Đại diện của nhà sản xuất chip hi vọng cùng với tính năng hỗ trợ cảm ứng trên Windows 8, công nghệ nhận diện giọng nói sẽ giúp các mẫu máy tính siêu mỏng cạnh tranh được với smartphone và tablet.
Theo Information Week, trong buổi giới thiệu tính năng này, Intel đã thử ra lệnh cho một mẫu ultrabook của Intel tìm mua kính mắt trên trang Amazon và chơi nhạc. “Cô trợ lý” đã hỏi ý kiến người dùng rằng có muốn chia sẻ đoạn link tìm được trên Amazon lên mạng xã hội Twitter hay không.
Không giống như Siri của Apple hay Google Voice, ông David Perlmutter khẳng định “trợ lý thông minh” của Intel là nền tảng vi xử lý và phần mềm có sẵn, không dựa trên dịch vụ đám mây điện tử.
Theo VNE
5 công nghệ di động dễ biến thành thảm họa
Những công nghệ di động tuyệt vời nhưng dễ bị lạm dụng theo những cách có thể gây hậu quả đáng sợ: nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng giọng nói, tương tác thời gian thực..
Video đang HOT
Công nghệ di động đang bùng nổ với các dịch vụ và ứng dụng mới liên tục xuất hiện để giúp người dùng duy trì kết nối, cập nhật thông tin, tăng năng suất làm việc và giải trí. Tuy nhiên, công nghệ càng hiện đại sẽ đi đôi với nguy cơ ngày càng lớn. Một số tiện ích có thể bị lợi dụng nhằm mục đích lừa đảo, theo dõi hoặc khai thác nạn nhân. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê 5 công nghệ như vậy:
1. GPS
Năm 2011, hai trung tâm mua sắm lớn tại Mỹ đã bị phản đối kịch liệt khi tuyên bố kế hoạch kín đáo theo dõi khách hàng thông qua thiết bị di động cá nhân của họ. Mục đích mà các trung tâm mua sắm này đưa ra là nhằm theo dõi lưu lượng người vào xem các gian hàng, từ đó giúp các nhà bán lẻ cải thiện bố cục trưng bày hàng hóa. Dự án này đã phải ngừng lại sau khi bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của khách hàng.
Công nghệ theo dõi qua GPS có ích ở chỗ nó cung cấp thông tin chi tiết, chính xác nhưng ẩn danh về lưu lượng người di chuyển để có thể cải thiện cách bố trí trong các viện bảo tàng, sân vận động, đường giao thông v.v Tuy nhiên, thật là đáng sợ khi một công ty có thể theo dõi nặc danh bạn dựa trên thiết bị cá nhân, từ đó thậm chí có thể thu thập các thông tin nhận dạng dễ dàng bị đánh cắp hoặc mua bán.
2. Theo dõi môi trường chung quanh người dùng
Tháng 3 vừa qua, Google đã được cấp bằng sáng chế về công nghệ có khả năng xác định không chỉ vị trí của người dùng, mà còn biết họ đang làm gì dựa trên âm thanh, nhiệt độ và các yếu tố khác của môi trường nơi họ đang đứng.
Ví dụ, khi bạn gọi cho dịch vụ 411 của Google - dịch vụ điện thoại của Google cho phép người dùng có thể tìm kiếm các mặt hàng kinh doanh ở các thành phố của Mỹ hoặc Canada - từ một sân vận động, Google sẽ dựa vào những âm thanh của đám đông để nhận ra bạn đang xem một trận đấu bỏng rổ. Từ đó, họ sẽ gửi tới bạn một mẩu quảng cáo phù hợp, có thể về phiếu giảm giá bữa tối phục vụ ở một quán ăn gần sân vận động đó, một chiếc áo khoác mỏng ở cửa hàng gần đó nếu nhiệt độ buổi tối xuống thấp.
Công nghệ theo dõi môi trường có những tiện ích rõ ràng nói trên, nhưng đồng thời cũng là mối đe dọa khi nó tiết lộ quá nhiều thông tin về người dùng.
3. Công nghệ nhận diện giọng nói và tâm trạng người dùng
Tháng 03/2012, hãng Fujitsu và Đại học Nagoya tại Nhật Bản đã công bố một công nghệ có khả năng "đọc" được các trạng thái và ý muốn nhất định của người dùng. Đặc biệt, công nghệ này nhằm mục đích phát hiện các hành vi lừa đảo qua điện thoại bằng cách lọc ra các từ khóa mà thủ phạm sử dụng, đo giọng nói và cao độ giọng nói của nạn nhân. Nếu kết quả đạt mức độ báo động, nạn nhân sẽ được cảnh bảo về nguy cơ bị lừa đảo.
Sử dụng công nghệ giọng nói để ngăn chặn tội phạm là một mục đích tốt đẹp. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng khi công nghệ này trở nên phổ biến, một tên tội phạm có thể theo dõi tâm trạng của bạn từ điện thoại của hắn, cũng như tìm cách thay đổi âm điệu và cao độ giọng nói, điều gì sẽ xay ra?
4. Nhận diện khuôn mặt
Nhiều công ty đã tìm cách phát triển phần mềm nhận diện khuôn mặt đáng tin cậy. Ví dụ, Facebook sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt để xác định bạn bè của bạn trong một bức ảnh. Gần đây nhất, một công ty có tên Face.me công bố công nghệ mà qua đó, bạn chỉ cần chụp ảnh một người, phần mềm sẽ chỉ mất khoảng 1 giây để xác nhận danh tính người ấy, sau đó bạn có thể kết nối với họ thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Linkedln.
Nếu được sử dụng một cách an toàn và thận trọng, nhận diện khuôn mặt là công nghệ rất hữu ích. Tuy nhiên, việc có thể xác định danh tính và kết nối với một người chỉ bằng cách chụp ảnh người đó rõ ràng có thể dẫn tới nhiều hành vi quấy rối khó lường trước.
5. Tương tác thời gian thực (Augmented Reality)
Ý tưởng đằng sau công nghệ tương tác thời gian thực là bạn chỉ cần hướng thiết bị có tích hợp camera vào một đối tượng, bạn sẽ ngay lập tức nhận được thông tin về đối tượng đó. Ví dụ, với ứng dụng Aurasma của Autonomy, bạn có thể hướng camera vào một bức ảnh tĩnh chụp một sự kiện thể thao, thiết bị sẽ xác định khung cảnh đó và bắt đầu phát một video clip về sự kiện thể thao đó. Trong khi ấy, có nhiều thông tin cho rằng Google sắp phát hành Google Glass - thiết bị cho phép người dùng nhìn vào một đường phố và trên màn hình của kính sẽ hiển thị các thông tin kỹ thuật số về đường phố đó (tên con phố, các danh lam thắng cảnh xung quanh, đường đi..)
Tương tác thời gian thực đem lại những ứng dụng tuyệt vời cho việc giải trí, giáo dục và kinh doanh. Tuy nhiên, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu kẻ gian có thể lợi dụng công nghệ này để "nhìn thấu" theo thời gian thực là bạn đang ở đâu, làm gì, với ai..
Theo ICTnew
Nguồn gốc tên gọi Siri của 'trợ tá ảo' trên iOS Trong tiếng Na Uy, từ "Siri" không chỉ là tên người, mà còn ám chỉ người cố vấn xinh đẹp và tài năng. Siri có nguồn gốc từ tiếng Na Uy. Ảnh: Appadvice. Dag Kittlaus, kỹ sư 44 tuổi người Na Uy, chính là nhân vật chịu trách nhiệm đặt tên cho "trợ lý ảo" Siri của Apple, ứng dụng tương tác giọng...