Ukraine và NATO tiến tới thành lập tổ chức chung đầu tiên
Ngày 18/11 (giờ địa phương), một phái đoàn từ Bộ Quốc phòng Ukraine do Chuẩn tướng Anatolii Klochko dẫn đầu, đã tham dự cuộc họp diễn ra tại thành phố Bydgoszcz của Ba Lan nhằm thảo luận về việc triển khai Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Phân tích chung (JATEC) với liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), thiết chế chung đầu tiên của 2 bên.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Âu, phái đoàn NATO tham dự sự kiện này bao gồm Trợ lí Tổng Thư kí phụ trách Chiến dịch Thomas Goffus, Tư lệnh Tối cao phụ trách cải các lực lượng đồng minh của NATO, Đô đốc Pierre Vandier, Tổng Giám đốc Cơ quan Thông tin và truyền thông NATO Ludwig Decamps và Đại diện cấp cao NATO tại Ukraine Patrik Turner.
Thứ trưởng Klochko nhấn mạnh rằng JATEC sẽ giúp Ukraine hội nhập vào cấu trúc NATO, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa hai bên và góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực phòng thủ của cả Ukraine và NATO.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về việc thực hiện các biện pháp cần thiết để thành lập Trung tâm, bao gồm việc phê duyệt các thủ tục pháp lí để đảm bảo sự tham gia của Ukraine vào các quy trình quản lí và ra quyết định trong tổ chức mới, đồng thời xác nhận ý định đưa JATEC vào hoạt động từ đầu năm 2025.
Video đang HOT
Chương trình nghị sự cũng bao gồm việc tạo ra một hệ thống thông tin và truyền thông cho phép trao đổi dữ liệu an toàn và hợp tác giữa Ukraine và NATO. Phía Ukraine lưu ý rằng Ukraine sẽ là đối tác đầu tiên mà NATO thiết lập một hệ thống an toàn theo mô hình này.
Các bên cũng đã thống nhất danh sách các dự án ban đầu cấp bách mà Trung tâm sẽ bắt đầu thực hiện.
JATEC là tổ chức chung đầu tiên giữa Ukraine và NATO. Tổ chức này nhằm mục đích tăng cường năng lực quốc phòng và an ninh của Ukraine thông qua việc phân tích các bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến đang diễn ra, thúc đẩy giáo dục quân sự và thúc đẩy khả năng tương tác giữa Lực lượng vũ trang Ukraine và lực lượng NATO.
Ukraine đối mặt với áp lực lớn trên hai mặt trận Kursk và Donbass
Các chiến dịch đồng thời ở Kursk và Donbass đã khiến Ukraine đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, vừa phải duy trì phản công vừa đảm bảo phòng thủ.
Binh sĩ Nga giao tranh với các lực lượng Ukraine ở khu vực Donbas. Ảnh: TASS
Theo Tiến sĩ Ridvan Bari Urcosta, giảng viên tại Khoa Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Warsaw (Ba Lan) mới đây, cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp, với những thách thức ngày càng lớn đối với Kiev.
Bằng cách tạo ra áp lực ở nhiều chiến trường đồng thời, Nga đã buộc Ukraine phải chia lực lượng, làm suy yếu chiến lược phản công của nước này.
Vào mùa hè năm nay, các đơn vị quân sự của Nga vẫn tiếp tục tiến về phía Tây bất chấp sự phòng thủ mạnh mẽ của Ukraine. Để đáp trả, Ukraine đã phát động một chiến dịch nhằm vào tỉnh Kursk của Nga, nhưng tình hình ở đó hiện đang trở nên nghiêm trọng và có thể biến toàn bộ cuộc chiến theo một hướng hoàn toàn khác.
Như tính toán của Kiev, hoạt động ở Kursk nhằm đạt được hai mục tiêu chiến lược lớn. Mục tiêu đầu tiên là chính trị. Kiev có ý định buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin ngồi vào bàn đàm phán theo các điều khoản có lợi cho Ukraine. Mục tiêu thứ hai là các hoạt động quân sự của Ukraine nhằm phá vỡ các kế hoạch quân sự của Nga ở Donbass bằng cách buộc quân đội Nga phải chuyển hướng các lực lượng dự trữ đáng kể khỏi Donbass và hướng tới khu vực Kursk.
Áp lực từ hai mặt trận lớn
Hai khu vực chiến sự chính mà Ukraine đang đối mặt là Kursk và Donbass. Tại Kursk, Ukraine đã phát động một chiến dịch nhằm phá vỡ sự tập trung lực lượng của Nga. Tuy nhiên, thay vì đạt được mục tiêu chiến lược, chiến dịch này khiến Kiev phải phân tán lực lượng và kéo dài chiến tuyến. Các đơn vị tốt nhất của Ukraine đã được điều động đến Kursk, làm suy yếu khả năng phòng thủ và phản công tại Donbass - nơi Nga đang gia tăng áp lực.
Ở Donbass, Nga áp dụng chiến thuật kết hợp giữa truyền thống quân sự Liên Xô cũ và các công nghệ hiện đại như A2/AD (chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực) cùng một số hình thức khác. Cách tiếp cận này đã hạn chế đáng kể khả năng phản công của Ukraine, đồng thời tạo ra những rào cản khiến Kiev gặp khó khăn trong việc triển khai lực lượng và tiếp tế.
Tiến sĩ Urcosta cho rằng Nga đang theo đuổi chiến thuật nhằm duy trì áp lực liên tục để làm kiệt quệ nguồn lực của đối phương. Đồng thời, Moskva đang sử dụng mặt trận ở Kursk để buộc Ukraine phải mở rộng tiề.n tuyến thêm hàng trăm km. Điều này không chỉ tiêu hao nhân lực và phương tiện của Kiev mà còn khiến họ khó tập trung lực lượng vào các khu vực chiến lược.
Ngoài ra, Nga còn có khả năng mở thêm các điểm nóng mới trên chiến tuyến dài hơn 1.000 km trước đây, như tại Kherson hoặc Zaporizhia, nhằm phân tán nguồn lực của Ukraine. Điều này đẩy Kiev vào tình thế phải đối phó trên nhiều mặt trận mà không đủ nguồn lực dự phòng.
Nếu không thể duy trì được thế cân bằng ở cả Kursk và Donbass, Ukraine có nguy cơ đối mặt với những thất bại nghiêm trọng. Một thất bại tại Kursk - dù dưới hình thức rút lui hỗn loạn hay bị bao vây - sẽ gây tổn thất lớn về cả tinh thần lẫn chiến lược.
Trong khi đó, sự yếu kém tại Donbass có thể cho phép Nga đạt được mục tiêu kiểm soát hoàn toàn khu vực này, mở đường cho các chiến dịch sâu hơn vào các vùng lãnh thổ khác. Đây là kịch bản mà phương Tây lo ngại nhất, bởi nó thách thức trực tiếp đến chiều sâu chiến lược của NATO tại Đông Âu.
Trước tình hình ngày càng khó khăn, Ukraine có thể cần sự hỗ trợ lớn hơn từ các đồng minh và đối tác phương Tây. Việc thảo luận về khả năng NATO gửi quân tới Ukraine, từng là điều không tưởng, nay đã trở thành chủ đề được cân nhắc. Estonia và Anh đã đề xuất cung cấp lực lượng huấn luyện và hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, các nước châu Âu phải đối mặt với câu hỏi khó khăn là điều đó sẽ đi kèm với nguy cơ leo thang đối đầu giữa NATO và Moskva.
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị. Tổng thống đắc...