Ukraine sẽ thành lập chính phủ “phi chính trị”
Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã đồng ý sẽ thành lập chính phủ “phi chính trị” nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 3 tháng qua ở nước này.
Làn sóng biểu tình không ngớt của phe đối lập buộc Tổng thống Yanukovych phải tiếp tục có thêm nhượng bộ.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine Vladimir Rybak thông báo quyết định trên của Tổng thống Yanukovych trong cuộc gặp với các thành viên Hội đồng nghị viện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Chủ tịch Hugh Barley dẫn đầu đang ở thăm Ukraine.
” Ukraine không thể kéo dài tình trạng vô chính phủ như hiện nay. Do đó, Tổng thống Yanukovych đồng ý sẽ thành lập chính phủ liên minh với nhiệm vụ số một là giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước”, ông Rybak cho biết.
Tổng thống Yanukovych hy vọng quyết định này của ông sẽ mở ra triển vọng tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm Ukraine.
Trước đó, ông Yanukovych cũng đã có một số nhượng bộ về lập pháp và chính quyền trước các yêu sách của phe đối lập như đồng ý “nhường” ghế Thủ tướng và Phó Thủ tướng cho hai lãnh đạo cao nhất của lực lượng biểu tình.
Video đang HOT
Tuy nhiên tới nay lực lượng thân phương Tây này vẫn chưa chấp thuận đề nghị của Tổng thống thân Nga Yanukovych mà muốn tự đứng ra thành lập chính phủ thay thế cho chính phủ của Thủ tướng Mykola Azarov vừa từ chức hôm 28/1.
Đây là yêu sách mà chính quyền của Tổng thống Yanukovych sẽ khó có thể chấp nhận vì nó sẽ không khác nào hành động tự sát về mặt chính trị. Chủ tịch Quốc hội Rybak đã gọi yêu sách của phe đối lập là “tối hậu thư mang tính độc tài”.
Ukraine rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng hơn 3 tháng qua sau khi phe đối lập phát động biểu tình bạo loạn phản đối chính quyền của Tổng thống Yanukovych. Ban đầu, các cuộc biểu tình chỉ mang màu sắc hòa bình để phản đối việc chính quyền từ bỏ kế hoạch hội nhập châu Âu để ngả sang Nga. Sau đó, các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn nhằm lật đổ bằng được chính quyền thân Nga, khiến Ukraine rơi vào tình trạng tê liệt về chính trị do hầu hết các tòa nhà công sở bị người biểu tình phong tỏa.
Theo Dantri
Ukraine sẽ hủy luật chống biểu tình
Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết Tổng thống Yanukovych và các lãnh đạo đối lập đã nhất trí sẽ hủy luật chống biểu tình và giới chức Ukraine cũng khẳng định không có kế hoạch đưa ra lệnh khẩn cấp.
Quảng trường độc lập ở thủ đô Kiev của Ukraine được ví như vùng chiến sự khi người biểu tình cắm chốt, dụng rào chắn ngăn với lực lượng an ninh và đốt lốp cao su tại đây.
Lãnh đạo đối lập từ chối vị trí thủ tướng
Tổng thống Viktor Yanukovych cũng nhất trí ân xá cho những người biểu tình nếu họ dỡ bỏ các rào chắn và ngừng tấn công các tòa nhà chính phủ.
Tổng thống Ukraine đã đề xuất đàm phán với 3 lãnh đạo đối lập. Vòng đàm phán mới nhất được diễn ra vào tối ngày thứ hai giữa Tổng thống Yanukovych với lãnh đạo đảng Fatherland Arseniy Yatsenyuk, lãnh đạo Udar (Punch) - ông Vitali Klitschko và lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa Oleg Tyahnybok.
Người biểu tình ở Ukraine không những yêu cầu dỡ bỏ luật chống biểu tình mà còn muốn Tổng thống Yanukovych từ chức. Luật chống biểu tình đã được quốc hội Ukraine thông qua chóng vánh vào ngày 16/1 vừa qua, theo đó cấm dựng lều bạt không được phép tại các khu vực công cộng và quy trách nhiệm hình sự đối với việc vu khống cho các giới chức chính phủ.
Trong tuyên bố trên trang web của văn phòng tổng thống, Bộ trưởng Tư pháp Olena Lukash cho biết "một quyết định chính trị đã được đưa ra nhằm hủy luật được thông qua vào ngày 16/1".
Bà cũng cho biết lãnh đạo đối lập Yatsenyuk đã chính thức từ chối vị trí Thủ tướng mà Tổng thống Yanukovych đề xuất vào cuối tuần qua.
Biểu tình lan rộng, lãnh đạo ngoại giao EU tới Ukraine
Luật chống biểu tình đã khiến những người biểu tình phản đối chính phủ Ukraine, bắt nguồn từ việc Tổng thống Yanukovych từ chối ký một thỏa thuận hội nhập với Liên minh châu Âu, nổi giận và đã khiến biểu tình lan rộng khắp Ukraine, thậm chí tới cả khu vực miền đông, nơi ủng hộ truyền thống cho Tổng thống Yanukovych.
Những người biểu tình, được các đảng đối lập ở Ukraine ủng hộ, đã tấn công các tòa nhà chính phủ và chiếm nhiều bộ ở Kiev.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton đã thực thực hiện chuyến công du 48 giờ tới Ukraine và dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Yanukovych cùng các lãnh đạo đối lập vào ngày thứ ba 27/1.
Bà bày tỏ lo lắng trước thông tin cho rằng chính phủ Ukraine đang chuẩn bị đưa ra lệnh khẩn cấp.
Tuy nhiên, giới chức trách Ukraine cho biết họ không có kế hoạch như vậy.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine bắt đầu khi Tổng thống Viktor Yanukovych rút một thỏa thuận thương mại với EU vào tháng 11 vừa qua, để đổi lấy gói cứu trợ 15 tỷ USD của Nga. Hàng ngàn người đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, dựng lán trại ở Kiev và tham gia vào các cuộc đụng độ rải rác với lực lượng an ninh. Trong những ngày gần đây 4 người đã thiệt mạng do liên quan đến các cuộc biểu tình.
Khủng hoảng Ukraine qua các ngày chủ chốt 21/11/2013: Ukraine thông báo sẽ không ký một thỏa thuận nhằm hội nhập sâu hơn với EU 30/11: Cảnh sát chống bạo động bắt giam hàng chục người biểu tình phản đối chính phủ ở Kiev 17/12: Nga nhất trí mua 15 tỷ USD trái phiếu chính phủ Ukraine và giảm giá gas bán cho nước này 22/1/2014: 2 người biểu tình thiệt mạng vì trúng đạn trong các cuộc đụng độ với cảnh sát ở Kiev, biểu tình lan rộng ra nhiều thành phố 25/1: Tổng thống Yanukovych đề nghị những chức vụ cao cho phe đối lập, gồm cả chức thủ tướng, song bị từ chối
Theo Dantri
Khủng hoảng chính trị tại Ukraine: Không còn nhiều lựa chọn Khủng hoảng chính trị và bạo lực leo thang nghiêm trọng tại Ukraine khiến Tổng thống Yanukovych không còn nhiều lựa chọn. Xích lại gần phương Tây hay kiên quyết ngả về phía Nga là hai phương án đang được ông cân nhắc. Ukraine đang trải qua các cuộc bạo loạn đường phố nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Cách mạng Cam năm...