Ukraine ra điều kiện trả tự do cho 2 lính Triều Tiên bị bắt ở Kursk
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, quân đội nước này đang bắt giữ 2 binh sĩ Triều Tiên ở vùng Kursk của Nga và sẵn sàng trả tự do cho các quân nhân đó.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
“Ngoài những người lính Triều Tiên bị bắt đầu tiên, chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa. Vấn đề chỉ là thời gian. Ukraine sẵn sàng trao trả các binh sĩ Triều Tiên nếu họ đồng ý trao đổi với các quân nhân của chúng ta đang bị giam giữ ở Nga”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trên nền tảng X ngày 12/1.
Trước đó, ông tuyên bố, quân đội Ukraine đã lần đầu tiên bắt giữ 2 lính Triều Tiên chiến đấu cùng quân đội Nga ở tỉnh biên giới Kursk. Hai quân nhân này đã được chuyển đến Kiev và được điều trị vết thương.
Ông Zelensky đăng một đoạn video ngắn quay cảnh thẩm vấn 2 người được cho là lính Triều Tiên. Một người trong số họ đang nằm trên giường với đôi tay bị băng bó, người còn lại băng ở quai hàm.
Cơ quan tình báo Ukraine (SBU) đã thẩm vấn họ. Một người nói qua thông dịch viên rằng không biết mình đang chiến đấu chống lại Ukraine, mà chỉ nghĩ đang tham gia một cuộc tập trận. Quân nhân này cho biết anh ta đã ở một nơi trú ẩn ở Kursk và bị phát hiện vài ngày sau đó.
Video đang HOT
Theo SBU, một quân nhân bị bắt giữ là một tay sún.g trường sinh năm 2005 và đã gia nhập quân đội Triều Tiên từ năm 2021. Người còn lại viết câu trả lời do hàm bị thương, cho hay anh ta sinh năm 1999, đã nhập ngũ năm 2016 và là một tay bắ.n tỉa trinh sát.
Nga và Triều Tiên hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Các đán.h giá của Ukraine và phương Tây cho biết khoảng 11.000 binh sĩ từ Triều Tiên đang triển khai tại khu vực Kursk để hỗ trợ lực lượng Nga.
Ông Biden: Ukraine có thể hành động nếu lính Triều Tiên vượt biên giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố lực lượng Kiev có thể hành động đáp trả nếu binh lính Triều Tiên vượt qua biên giới Nga - Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Getty).
Tuần này, Lầu Năm Góc tuyên bố khoảng 10.000 binh lính từ Triều Tiên đã đến Nga. Phía Mỹ cáo buộc một số binh lính Triều Tiên dường như đang được triển khai để đối phó với quân đội Ukraine tại tỉnh Kursk của Nga, nơi một số lực lượng Kiev vẫn ở lại sau khi mở chiến dịch đột kích hồi tháng 8.
Khi được các phóng viên hỏi rằng liệu Ukraine có nên "phản công" binh lính Triều Tiên hay không, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/10 cho biết: "Nếu họ vượt biên sang Ukraine, nên phản công".
Tuy nhiên, ông Biden không làm rõ lập trường của Mỹ khi quân đội Ukraine vẫn ở trong lãnh thổ Nga.
Giới chức Mỹ cho biết một số binh lính Triều Tiên dường như đã có mặt ở Kursk.
"Các dấu hiệu cho thấy đã có một số lượng nhỏ binh sĩ Triều Tiên có mặt ở tỉnh Kursk, cùng với vài nghìn người nữa đang di chuyển đến. Chúng tôi vẫn lo ngại rằng Nga có ý định sử dụng lực lượng này trong chiến đấu hoặc hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine ở Kursk", người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Patrick Ryder nói với các phóng viên ngày 29/10.
Khi được yêu cầu bình luận về khả năng chiến đấu mà quân đội Triều Tiên sẽ mang lại cho Nga, ông Ryder chỉ ra "những dấu hiệu ban đầu" rằng họ có thể sẽ đảm nhận một số vai trò bộ binh. "Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn phải xem chính xác Nga và Triều Tiên sẽ sử dụng lực lượng này như thế nào", ông nói.
Tuy nhiên, ông Ryder cũng nhấn mạnh, Lầu Năm Góc chưa thể xác nhận thông tin quân nhân Triều Tiên đã có mặt ở chiến trường Ukraine.
"Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ và đang tham khảo ý kiến với đối tác Ukraine cũng như các đồng minh và đối tác khác", ông Ryder cho biết.
Trả lời câu hỏi liệu Ukraine có được sử dụng vũ khí do Mỹ và phương Tây viện trợ nếu Triều Tiên triển khai binh sĩ ở Kursk hay không, ông Ryder cho biết: "Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng Ukraine có thể sử dụng những khả năng đó để bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền của mình khỏi các mối đ.e dọ.a xuất phát từ bên kia biên giới hoặc bên trong lãnh thổ Ukraine".
Trước đó, Washington cho biết Bình Nhưỡng đã điều động khoảng 10.000 quân nhân đến huấn luyện ở miền Đông Nga và có thể hỗ trợ cho lực lượng Nga gần Ukraine sau vài tuần nữa.
Tuy nhiên, cả Triều Tiên và Nga đều bác bỏ thông tin cho rằng Bình Nhưỡng đã đưa lực lượng quân sự đến chiến trường Ukraine để hỗ trợ Moscow.
Theo Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện mà Nga và Triều Tiên ký kết hồi tháng 6, nếu một trong 2 bên bị một hoặc nhiều nước khác tấ.n côn.g và rơi vào tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ lập tức sử dụng mọi phương thức có thể để cung cấp hỗ trợ về quân sự hoặc các lĩnh vực khác.
Bình luận về nghi vấn Triều Tiên đưa quân tới Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Jong Gyu hôm 25/10 nhấn mạnh: "Nếu việc mà truyền thông quốc tế đang bàn tán là thật, tôi tin rằng đó sẽ là động thái đáp ứng các quy định của luật pháp quốc tế".
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chỉ có Nga và Triều Tiên mới có quyền quyết định nội dung và phạm vi hỗ trợ quân sự giữa 2 nước.
Ukraine tiết lộ thông tin hiếm hoi từ lính Triều Tiên chiến đấu ở Nga Cơ quan an ninh Ukraine đã tiết lộ những chia sẻ của binh lính Triều Tiên nghi bị bắt giữ trong cuộc giao tranh ở Nga. Hình ảnh được cho là quân nhân Triều Tiên tại một trung tâm huấn luyện quân sự ở Nga trong video do Ukraine cung cấp (Ảnh: Trung tâm An ninh và Liên lạc Chiến lược Ukraine). Tổng...