Ukraine “nổi xung” vì quan chức NATO gợi ý nhượng bộ lãnh thổ
Ukraine thể hiện thái độ phẫn nộ trước việc quan chức khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) gợi ý Kiev có thể nhượng bộ lãnh thổ trong xung đột với Nga để sớm gia nhập liên minh.
Trả lời phỏng vấn ngày 15/8 trên báo Verdens Gang của Na Uy, ông Stian Jenssen, chánh văn phòng của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho rằng, Ukraine có thể cân nhắc “từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy tư cách thành viên NATO”, Newsweek đưa tin.
Theo quan chức NATO, Ukraine có quyền quyết định thời gian, cũng như những điều kiện mà họ muốn đàm phán. Ông Jenssen cho biết thêm, một số thành viên NATO đã thảo luận về kế hoạch cho Ukraine sau khi chiến sự kết thúc, nhưng không rõ chi tiết.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo cối trong xung đột ở miền Đông. Ảnh: AP
Ngay sau phát ngôn của quan chức NATO, phía Ukraine đã ra loạt tuyên bố thể hiện sự phẫn nộ. “Nhượng lãnh thổ để đổi lấy chiếc ô của NATO ư? Thật lố bịch”, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng trên X, tên gọi mới của Twitter.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Ukraine Oleksiy Danilov gọi đề xuất Kiev nhượng bộ lãnh thổ là “kỳ lạ”; còn Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định các phát ngôn tương tự là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Nga và Ukraine duy trì quan điểm khác nhau về cách thức đi đến giải pháp chấm dứt xung đột. Trong khi Kiev muốn giành quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Đông Nam và bán đảo Crimea; Nga nhấn mạnh chiến sự chỉ chấm dứt nếu Ukraine chấp nhận thực tế lãnh thổ mới và đáp ứng các yêu cầu về an ninh.
Ukraine từ đầu tháng 6/2023 tung một số lữ đoàn do NATO huấn luyện, trang bị vũ khí phương Tây vào đợt phản công ở chiến tuyến phía Nam với hi vọng cải thiện vị thế trên bàn đàm phán, nhưng hứng thiệt hại nặng về nhân lực và thiết bị, bao gồm lượng lớn thiết giáp hạng nặng do phương Tây cung cấp.
Bản đồ tình hình kiểm soát trong chiến sự Ukraine không thay đổi đáng kể trong nhiều tháng qua. Đồ họa: ISW/Stratfor
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/8 thừa nhận cuộc phản công của Ukraine không dễ dàng và “có lẽ diễn ra chậm hơn” so với trông đợi. Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng đánh giá đợt tiến công của Kiev chưa mang lại kết quả đáng kể nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 31/7 công bố thống kê cho thấy, quân đội Ukraine đã mất 20.824 binh sĩ cùng 2.227 khí tài các loại trong tháng 7/2023. Ông cho rằng, Ukraine gần đây tìm cách tấn công các mục tiêu dân sự của Nga vì thất bại trong cuộc phản công.
Tại cuộc họp ngày 15/8 trong khuôn khổ Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đánh giá chiến dịch của Nga ở Ukraine đã “chấm dứt sự thống trị của phương Tây trong lĩnh vực quân sự”.
Theo ông, kết quả sơ bộ của chiến sự đến nay cho thấy “nguồn lực quân sự của Ukraine gần như cạn kiệt”, dù được bơm nhiều vũ khí của phương Tây. “Không có thứ gì là bất khả xâm phạm trước vũ khí Nga trên chiến trường hiện nay”, ông nêu quan điểm.
NATO nhấn mạnh hợp tác an ninh với Hàn Quốc
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác NATO - Hàn Quốc để đối phó với các mối đe dọa toàn cầu, đồng thời nêu bật tính liên kết của an ninh vượt ra ngoài ranh giới địa lý.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Yonhap tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) trước thềm chuyến công du Đông Bắc Á, ông Stoltenberg đã trình bày tầm nhìn quan hệ đối tác Hàn Quốc - NATO về an ninh mạng, công nghệ và kiểm soát vũ khí.
Theo kế hoạch, Tổng Thư ký Stoltenberg sẽ đến Seoul ngày 29/1 và ở thăm 2 ngày, hội đàm với Tổng thống Yoon Suk-yeol và các quan chức chính phủ. Bình luận về chuyến thăm Seoul, ông nhấn mạnh: "Thông điệp quan trọng nhất là tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta cần tăng cường quan hệ đối tác giữa Hàn Quốc và NATO vì lĩnh vực an ninh ngày càng có tính gắn kết..." Quan chức NATO nói rằng tổ chức này sẽ vẫn là "liên minh khu vực của Bắc Mỹ và châu Âu".
Tổng Thư ký Stoltenberg bày tỏ mong muốn được trao đổi với Tổng thống Yoon Suk-yeol về các lĩnh vực hợp tác song phương như an ninh mạng và công nghệ. Ông để ngỏ ý định mời nhà lãnh đạo Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay, đồng thời miêu tả việc ông Yoon Suk-yeol tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Madrid (Tây Ban Nha) năm ngoái là một sự kiện "lịch sử".
Chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol đặc biệt tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Hàn Quốc với liên minh xuyên Đại Tây Dương, thể hiện qua việc thành lập phái bộ ngoại giao của nước này tại NATO vào tháng 11 năm ngoái và ông Yoon Suk-yeol tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6/2022.
Thụy Điển nhượng bộ về dẫn độ để đổi lấy sự ủng hộ gia nhập NATO Thụy Điển đã quyết định cho phép dẫn độ một người đàn ông đến Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh các cuộc đàm phán khó khăn để gia nhập NATO. Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde. Ảnh: EPA Chính phủ Thụy Điển mới đây đã quyết định cho phép dẫn độ một người đàn ông bị truy nã về Thổ Nhĩ...