Ukraine gây thắc mắc vì ồ ạt chuyển 5.000 lính từ không quân sang lục quân
Quyết định chuyển số lượng lớn binh sĩ từ không quân sang lục quân chiến đấu của Ukraine gây ra những câu hỏi trong nội bộ lực lượng vũ trang nước này.
Binh sĩ Ukraine trên chiến trường (Ảnh: Reuters).
Kể từ năm 2024, các lữ đoàn chiến đấu của lục quân thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine đã được bổ sung binh sĩ từ các đơn vị không quân Ukraine. Xu hướng này tiếp tục trong năm 2025.
Theo lệnh mới nhất từ Tổng Tư lệnh Oleksandr Syrskyi, ban hành vào ngày 11/1, các đơn vị không quân đã nhận lệnh chuyển hơn 5.000 binh sĩ sang lục quân, theo Vitalii Horzhevskyi, kỹ thuật viên máy bay và trung sĩ lữ đoàn Không quân Chiến thuật 114.
Horzhevskyi là một trong những người phải chuyển sang lục quân theo lệnh ngày 11/1.
Video đang HOT
Việc chuyển quân ồ ạt có thể làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của không quân Ukraine. Do đó, các nhân sự Không quân đang lên tiếng về việc này.
Horzhevskyi cho biết: “Tôi đã phục vụ trong Lữ đoàn 114 từ năm 2014, sửa chữa thiết bị quân sự và duy trì khả năng chiến đấu của các máy bay như MiG-29 và MiG-29A, bao gồm cả những chiếc do Slovakia và Ba Lan cung cấp.
Từ năm 2014, có những người đã tự nguyện chuyển sang Lục quân, nhưng từ năm 2022, việc chuyển quân diễn ra ồ ạt. Năm 2024 và 2025, xu hướng này càng tăng mạnh. Năm ngoái, 250 người từ đơn vị của chúng tôi đã chuyển sang lục quân. Năm nay, chúng tôi nhận lệnh chuyển thêm hơn 200 người nữa”.
“Tôi hiểu rằng chúng ta cần bảo vệ đất nước, nhưng chúng ta cũng cần máy bay. Máy bay không thể hoạt động nếu không được bảo trì thường xuyên. Để đào tạo một chuyên gia hàng không cần nhiều năm chuẩn bị và thực hành. Và giờ tôi được lệnh phải đi làm nhiệm vụ tấ.n côn.g trong rừng. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài tuân lệnh”, Horzhevskyi cho hay.
Horzhevskyi từng được chuyển sang một đơn vị bộ binh, một lữ đoàn bộ binh thuộc không quân Ukraine. Sau khi bị thương vào ngày 19/1/2023, anh đã quay trở lại Lữ đoàn Không quân Chiến thuật 114.
Trong khi đó, một sĩ quan không quân cao cấp ẩn danh cho biết: “Chúng tôi bắt đầu chuyển người sang Lục quân từ mùa xuân năm 2024. Nhưng giờ đây, tình hình đã tới mức nghiêm trọng, quân số trong các đơn vị của chúng tôi giảm xuống chỉ còn khoảng 50%. Nếu thực hiện lệnh ngày 11/1, con số này sẽ giảm xuống còn 40%.
Khi chuyển quân lần trước, họ nói rằng họ chỉ lấy những chuyên gia không quan trọng. Nhưng bạn phải hiểu rằng, một hệ thống tên lửa phòng không đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người. Chỉ cần mất một tài xế hoặc một nhân viên bảo vệ, hiệu quả của đơn vị cũng bị giảm.
Hiện tại, chúng tôi coi một nhóm 3 người là tối thiểu, nhưng nếu mất thêm người, một số nhóm này sẽ phải giải thể, đồng nghĩa với việc không thể bắ.n hạ mục tiêu trên không. Nếu không có nhóm, sẽ không có ai để tác chiến. Đây là vấn đề rất lớn đối với tôi, vì trước đây tôi có đội ngũ thực hiện nhiệm vụ. Giờ thì sao đây?”.
Hơn 200 binh sĩ sẽ được lấy từ mỗi đơn vị như lữ đoàn Giám sát Không quân 138, lữ đoàn Tên lửa Phòng không 96; các lữ đoàn Không quân Chiến thuật 39 và 831 bảo vệ Kiev; Lữ đoàn Tên lửa Phòng không 14, 160 và 302.
Chuyên gia quân sự Mỹ: Ukraine cần cải tổ mạnh mẽ để tận dụng tối đa F-16
Ukraine sắp nhận được máy bay chiến đấu F-16, nhưng để đối phó với lực lượng không quân mạnh hơn của Nga, Ukraine cần thay đổi hình thức tác chiến.
Máy bay chiến đấu F-16 của Không lực Mỹ cất cánh tại căn cứ không quân Spangdahlem, Đức ngày 11/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bình luận với tờ Business Insider (Mỹ) mới đây, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, để phát huy tối đa tiềm năng của những chiếc máy bay F-16 mới, Ukraine sẽ cần thực hiện những thay đổi mạnh mẽ. Các sĩ quan cấp cao của Ukraine, xuất thân từ quân đội Liên Xô, đã được đào tạo và thấm nhuần tư tưởng chiến tranh của Liên Xô. Trước sự đối đầu với lực lượng lớn hơn của Nga, quân đội Ukraine buộc phải áp dụng hình thức tác chiến phối hợp.
Cuối năm nay, Ukraine sẽ nhận được máy bay chiến đấu F-16. Việc cần làm tiếp theo là lập kế hoạch sử dụng hiệu quả chúng trong cuộc đối đầu đang diễn ra với Nga, quốc gia có lực lượng không quân mạnh hơn, máy bay hiện đại hơn và nhiều tên lửa phòng không. Theo hai chuyên gia người Mỹ, những máy bay F-16 có thể giúp Ukraine xoay chuyển tình thế, nhưng chỉ khi không quân Ukraine sẵn sàng thay đổi cách chiến đấu.
"Các chỉ huy cấp cao của lực lượng vũ trang Ukraine phải từ bỏ học thuyết, chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của Liên Xô/Nga mà họ đã được đào tạo", David Deptula và Christopher Bowie viết trong một báo cáo cho Viện Mitchell. Theo hai chuyên gia quân sự này, họ cần chấp nhận các khái niệm và đào tạo mới, đồng thời sẵn sàng "viết lại học thuyết" về hoạt động quân sự. Các chỉ huy của không quân Ukraine cũng cần phối hợp với Bộ Tổng tham mưu Ukraine để thúc đẩy các khái niệm và kế hoạch tích hợp.
"Điều này sẽ không dễ dàng. Sẽ mất nhiều năm để văn hóa quân sự của Ukraine chuyển từ mô hình Liên Xô sang học thuyết quân sự phương Tây", Deptula, Trung tướng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu, nói với Business Insider.
Ukraine đang đối mặt với thách thức lớn vì nhiều sĩ quan cấp cao bắt đầu sự nghiệp trong quân đội Liên Xô và có xu hướng quay lại tư duy cũ khi đối mặt với lời khuyên từ quân đội phương Tây. Điều này đang dần thay đổi với sự xuất hiện của các sĩ quan trẻ, nhưng việc thay đổi tư duy quân sự trong thời chiến là vô cùng khó khăn.
Quân đội Mỹ cũng từng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Đạo luật Goldwater-Nichols năm 1986 được ban hành để loại bỏ sự cạnh tranh giữa các lực lượng và thúc đẩy sự hợp tác. Mặc dù đã gần 40 năm trôi qua, sự cạnh tranh vẫn tồn tại trong quân đội Mỹ, nhưng ít nhất họ đã quen với tác chiến liên hợp.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ trên, Ukraine cần phải học cách khai thác tối đa sức mạnh trong lực lượng của mình trước sức mạnh vượt trội của Nga. Điều này đòi hỏi một phong cách chiến tranh linh hoạt và phối hợp, như việc pháo binh và tên lửa mặt đất phá hủy hệ thống phòng không của Nga để không quân Ukraine có thể hoạt động hiệu quả hơn và cung cấp hỗ trợ trên không cho bộ binh.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ lưu ý rằng F-16 có thể dễ bị tấ.n côn.g trong không phận Ukraine, và Ukraine có thể không có nhiều máy bay bổ sung nếu bị tổn thất. Trong khi đó, những cải cách cần thiết sẽ không dễ dàng và đòi hỏi thời gian, nhưng Ukraine phải thực hiện nếu muốn đạt được lợi thế trước Nga.
Nga tuyên bố bắ.n rơi máy bay MiG-29 của Ukraine Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngoài một chiếc máy bay MiG-29 b.ị bắ.n hạ, Ukraine cũng thiệt hại thêm 2 xe tăng Leopard do Đức chế tạo. Một máy bay chiến đấu MiG-29 của không quân Ukraine (Ảnh: RT). Bộ Quốc phòng Nga ngày 5/1 phát đi thông báo cho biết, các lực lượng quân sự của nước này đã bắ.n rơi một...