Ukraine đang ở thế phòng thủ cả về quân sự, kinh tế và ngoại giao?
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu trên chiến trường và duy trì niềm tin chiến thắng, Ukraine vẫn bị đẩy vào thế phòng thủ do các thách thức nội tại và sức ép không ngừng từ Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo ở Kiev ngày 24/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ The Economist (Anh) mới đây, trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga, Ukraine hiện đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về quân sự, kinh tế và ngoại giao. Mặc dù vẫn giữ vững niềm tin vào chiến thắng, nước này đang ngày càng bị dồn vào thế phòng thủ. Các chiến lược quân sự và hy vọng vào sự hỗ trợ từ phương Tây đang dần trở nên bấp bênh khi Ukraine phải đối mặt với các vấn đề nội bộ và sức ép từ Nga.
Trên mặt trận quân sự, Ukraine đã có những bước tiến đáng kể trong việc cản trở đà tiến công của Nga. Phó Tham mưu trưởng quân đội Ukraine Volodymyr Horbatyuk tuyên bố rằng Nga đã phải trả một cái giá đắt cho những bước tiến của mình. Tốc độ tiến công của Nga, vốn đã chậm, lại càng chậm hơn trong những tháng gần đây, cho thấy Ukraine đã thành công trong việc kìm chân đối phương.
Tuy nhiên, Ukraine cũng đối mặt với thách thức lớn trong việc thay thế và bổ sung lực lượng đã tổn thất. Dù thương vong thấp hơn so với Nga (theo Tướng Volodymyr Horbatyuk), các sĩ quan Ukraine thừa nhận rằng việc huy động thêm tân binh đang gặp khó khăn. Nhiều người được tuyển vào quân đội quá tuổi, ốm yếu hoặc không phù hợp cho chiến đấu. Hơn nữa, không có con đường rõ ràng để giải ngũ, khiến việc huy động trở thành một gánh nặng tâm lý cho những người lính.
Ukraine cũng yêu cầu được phép sử dụng các loại tên lửa tầm xa hơn và mạnh hơn của phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga nhằm gây sức ép lên Moskva. Tuy nhiên, lo ngại về sự leo thang từ Nga đối với các quốc gia phương Tây đã khiến yêu cầu này bị từ chối. Điều này khiến khả năng của Ukraine trong việc tạo ra sự thay đổi lớn trên mặt trận quân sự trở nên hạn chế, đặt Kiev vào tình thế phải tiếp tục dựa vào các chiến lược phòng thủ và sự trợ giúp từ bên ngoài.
Video đang HOT
Trên mặt trận kinh tế, Ukraine cũng gặp phải nhiều khó khăn nghiêm trọng. Các cuộc tấn công của Nga đã nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, phá hủy gần 80% sản lượng điện từ than và khí đốt. Khi mùa Đông đến gần, tình trạng thiếu điện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Có lo ngại rằng mất điện luân phiên có thể kéo dài đến 12 giờ mỗi ngày, khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp xấu nhất, các đường ống dẫn có thể đóng băng và vỡ, khiến hệ thống sưởi ấm bị vô hiệu hóa ngay cả sau khi nguồn điện được khôi phục.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Ukraine đang chịu áp lực lớn từ cuộc xung đột. Khoảng 6,5 triệu người đã rời khỏi đất nước, chiếm gần 1/5 dân số. Hơn 60% người dân còn lại cho biết thu nhập của họ đã giảm đáng kể, khiến họ phải vật lộn để trang trải cuộc sống hàng ngày. Chính phủ Ukraine dự kiến chỉ đủ khả năng trang trải một nửa chi tiêu trong năm 2025 và cần đến khoảng 38 tỷ đô la Mỹ tài trợ từ các nước đối tác để bù đắp thâm hụt. Dù các đối tác quốc tế đã cam kết giúp đỡ, quá trình này lại đầy phức tạp và phụ thuộc vào ý chí của các nhà bảo trợ nước ngoài.
Về ngoại giao, Ukraine vẫn nỗ lực duy trì sự ủng hộ từ các đồng minh phương Tây. Tuy nhiên, tương lai của sự ủng hộ này không chắc chắn. Nếu bà Kamala Harris đắc cử tổng thống Mỹ, Ukraine có thể mong đợi một chính sách hỗ trợ tương tự như chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện tại.
Tuy nhiên, nếu ông Donald Trump thắng cử, chính sách đối với Ukraine có thể thay đổi khó lường, đẩy Ukraine vào thế phải tự lập hoặc tự xoay sở nhiều hơn.
Tại phiên họp gần đây của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhấn mạnh sự bất công “nếu ép Kiev phải chấp nhận một nền hòa bình không công bằng”. Tuy nhiên, ông chưa nêu rõ kết cục nào Ukraine có thể chấp nhận được cho cuộc chiến này, ngoài việc theo đuổi chiến thắng hoàn toàn. Trong bối cảnh hiện tại, mục tiêu này có vẻ xa vời và không thực tế.
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định lại cam kết hỗ trợ của Washington dành cho Kiev sau khi nghe trình bày của người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky về "kế hoạch chiến thắng".
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Nhà Trắng cho biết, hôm 26/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc hội đàm để thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Trong cuộc gặp này, Tổng thống Biden nhấn mạnh lại cam kết tăng cường hỗ trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine, trong khi Tổng thống Zelensky trình bày "kế hoạch giành chiến thắng trước Nga".
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các khía cạnh ngoại giao, kinh tế và quân sự trong kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky và giao nhiệm vụ cho đội ngũ 2 bên tham gia tham vấn chuyên sâu về các bước tiếp theo.
"Ngay bây giờ, chúng ta phải củng cố vị thế của Ukraine trên chiến trường. Và đó là lý do tại sao hôm nay tôi tự hào công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,4 tỷ USD... Thứ hai, chúng tôi mong muốn giúp Ukraine thành công về lâu dài", Tổng thống Biden cho biết.
Chủ nhân Nhà Trắng cũng lưu ý, Ukraine cần được hỗ trợ trên con đường trở thành thành viên EU và NATO, đồng thời tiếp tục cải cách để chống tham nhũng và củng cố nền dân chủ.
"Chúng ta phải đảm bảo rằng Ukraine có đủ khả năng để tự vệ trước Nga trong tương lai, vì vậy tôi tự hào về các bước chúng ta đã thực hiện trong quan hệ đối tác trên các mặt trận này", ông Biden nói và đề cập đến việc ký kết các thỏa thuận an ninh với hơn 20 quốc gia.
Ông khẳng định thêm: "Vì vậy, với cả 2 hành động này, chúng tôi đang thể hiện rõ rằng chúng tôi sát cánh cùng Ukraine trong hiện tại và tương lai, đồng thời chúng tôi có rất nhiều điều để thảo luận. Hai yếu tố này rất quan trọng đối với việc cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào. Hãy để tôi nói rõ: không phải Nga mà Ukraine sẽ chiếm ưu thế, chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh bên các bạn trên mọi chặng đường".
Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Biden, ông Zelensky cũng có cuộc gặp riêng với Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Trong cuộc gặp này, bà Harris đã bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch chiến thắng của Ukraine. Bà cũng ngầm chỉ trích ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump với quan điểm Ukraine có thể phải nhượng lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.
"Mọi quyết định liên quan đến cuộc chiến này phụ thuộc vào Ukraine. Tuy nhiên có một số người ở đất nước tôi lại muốn buộc Ukraine từ bỏ một phần lãnh thổ, đề nghị họ chấp nhận trung lập, không liên kết an ninh với các quốc gia khác. Đó không phải những đề xuất hòa bình, mà là đề xuất đầu hàng", bà Harris nói.
Ứng viên đảng Dân chủ nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Mặt khác, bà nhấn mạnh, Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine bằng việc rút hết quân.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã đưa ra "kế hoạch chiến thắng", trong đó có chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Nga, củng cố vị thế của Ukraine trên trường quốc tế và gia nhập NATO.
Bất chấp xung đột, Ukraine muốn tăng gấp đôi số lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất Động thái này nhằm đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng, đặc biệt là trong mùa Đông được dự đoán là khắc nghiệt nhất trong lịch sử. Mặc dù đang chìm trong xung đột với Nga, Ukraine vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch mở rộng số lượng lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất....