Ukraine: Đàm phán với Nga sẽ không có lợi cho Ukraine và châu Âu
Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak cho rằng việc đàm phán với Nga sẽ không có lợi cho Ukraine và châu Âu bởi Moscow sẽ nối lại các cuộc tấn công trong tương lai.
Quá trình đàm phán với Nga nhằm chấm dứt chiến tranh sẽ không có lợi cho cả Ukraine và châu Âu bởi bất kỳ hiệp định đình chiến nào đều đồng nghĩa với việc các hành vi gây hấn của Nga sẽ tiếp tục trong tương lai, ông Mykhailo Podolyak – Cố vấn của Tổng thống Ukraine nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Bild của Đức.
Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak. Ảnh: The Odessa Journal
“Quá trình đàm phán hiện nay sẽ đánh dấu một lệnh ngừng bắn tạm thời trong cuộc chiến không hồi kết. Do đó, Nga sẽ coi đây là một chiến thắng và tiếp tục thực hiện chính sách bành trường của mình. Một hiệp định đình chiến hiện nay chỉ là giai đoạn tiếp theo của chiến tranh sau một thời gian nhất định”, ông Podolyak bình luận. Ông cũng chỉ ra rằng không nhiều người mạo hiểm quay lại Ukraine trước một nền hòa bình dễ lung lay như vậy và các khoản đầu tư cũng sẽ không đổ vào nước này.
Video đang HOT
Cố vấn của Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán trên sẽ không có lợi cho Đức và các nước EU, bởi điều đó sẽ khiến Nga tiến hành nhiều hành vi táo bạo hơn về kinh tế, chính trị và ngoại giao.
“Sẽ có một vùng xám ngày càng lớn gây sức ép liên tục lên châu Âu. Châu Âu sẽ buộc phải đầu tư nhiều tiền hơn vào đây để duy trì nhà nước này tồn tại. Điều đó không có lợi cho châu Âu về trung và dài hạn”, ông Podolyak nhận định.
Cũng theo ông Podolyak, cuộc xung đột hiện nay đã làm giảm đáng kể chất lượng sống ở Ukraine và chất lượng sống cũng sẽ giảm ở châu Âu.
“Đây là cái giá của của một cuộc chiến căng thẳng, điều chưa từng xảy ra kể từ Thế chiến II. Cuộc chiến này cần kết thúc đúng cách nếu các bạn không muốn phải trả giá trong suốt thời gian đó”.
Cố vấn của Tổng thống Ukraine cũng cho rằng việc nối lại đàm phán với Nga chỉ xảy ra khi Moscow nhận ra rằng nước này không thể tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine nữa. Trong khi đó, ông Leonid Slutsky, thành viên của đoàn đàm phán Nga, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga cho biết, Nga sẵn sàng thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán nếu Ukraine tuyên bố họ sẵn sàng cho điều đó. Nga và Ukraine đã trải qua một số vòng đàm phán song cho đến nay vẫn chưa thu về kết quả như mong đợi./.
Đan Mạch cân nhắc cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ
Đan Mạch tuyên bố sẽ khởi động đàm phán thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ trong đó có thể bao gồm điều khoản cho phép quân đội và vũ khí Mỹ đồn trú trên lãnh thổ nước này.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (giữa) cùng Ngoại trưởng Jeppe Kofod (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Morten Boedskov trong cuộc họp báo về hợp tác giữa nước này và Mỹ ngày 20/1. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 10/2 nhấn mạnh rằng động thái này không bắt nguồn từ căng thẳng hiện nay liên quan đến Nga và Ukraine. Bà Mette Frederiksen khẳng định đàm phán tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Copenhagen cùng Washington đã được triển khai trong một thời gian dài.
Thủ tướng Mette Frederiksen cũng chia sẻ với truyền thông rằng thỏa thuận hợp tác quốc phòng tiềm năng mới giữa Đan Mạch và Mỹ "là đột phá sau nhiều thập niên" nước này duy trì chính sách không cho phép quân đội nước ngoài được đồn trú trên lãnh thổ.
Bà Frederiksen bổ sung: "Cam kết được tăng cường của Mỹ tại Đan Mạch sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận của Washington với châu Âu".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Boedskov tuyên bố trước truyền thông rằng sẽ không có căn cứ quân sự nào của Mỹ được thiết lập tại quốc gia Bắc Âu này.
Kênh TV2 (Đan Mạch) nhận định rằng chính phủ nước này đang tìm cách đạt được thỏa thuận quốc phòng với Washington tương tự thỏa thuận Na Uy đã đạt được trong tháng 5/2021.
Theo đó, Na Uy cho phép quân đội Mỹ di chuyển tự do ra vào lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, quân đội Mỹ phải tôn trọng luật pháp Na Uy, đồng nghĩa với việc Mỹ không thể điều vũ khí hạt nhân, mìn hoặc bom chùm tới lãnh thổ Na Uy.
Tên lửa Soyuz của Nga đưa 34 vệ tinh mới của Anh vào không gian Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga cho biết một tên lửa Soyuz của nước này đã đưa 34 vệ tinh vào không gian trong ngày 10/2, phục vụ công ty truyền thông toàn cầu OneWeb của Anh cung cấp Internet băng thông rộng khắp nơi trên thế giới. Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo 36 vệ tinh viễn thông và Internet của...