Ukraine đã dùng vũ khí Mỹ viện trợ tấn công cơ sở quân sự ở Nga
Một nghị sĩ cấp cao Ukraine ngày 4.6 khẳng định lực lượng nước này đã tấn công một cơ sở quân sự ở Nga bằng hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất.
Ông Yehor Chernev, Phó chủ tịch ủy ban thuộc Quốc hội Ukraine về an ninh quốc gia, quốc phòng và tình báo, nói rằng lực lượng Ukraine đã phá hủy bệ phóng tên lửa của Nga bằng một cuộc tấn công ở tỉnh Belgorod, vào đất Nga khoảng 32 km. Ông cho biết lực lượng Ukraine đã sử dụng Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp trong cuộc tấn công đó, theo tờ The New York Times.
Đây là lần đầu tiên phía Ukraine công khai thừa nhận Kyiv đã sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công vào Nga kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm tấn công như thế, theo The New York Times. Trong nhiều tháng, lệnh cấm này đã được xem là lằn ranh đỏ mà chính quyền Tổng thống Biden sẽ không vượt qua vì lo ngại về việc gia tăng căng thẳng với Nga.
Khi dỡ bỏ lệnh cấm nói trên trong tuần trước, Mỹ đã áp đặt các giới hạn, nói rằng vũ khí chỉ có thể được sử dụng trên lãnh thổ Nga gần đông bắc Ukraine và cho mục đích phòng thủ.
Video đang HOT
HIMARS được khai hỏa theo hướng Bakhmut vào ngày 18.5.2023 tại tỉnh Donetsk (Ukraine). Ảnh CHỤP MÀN HÌNH BUSINESS INSIDER
Ông Chernev khẳng định Ukraine đã phá hủy hệ thống tên lửa S-300 và S-400 mà không nêu rõ số lượng. Nga đã sử dụng những hệ thống này nhằm bắn phá thành phố Kharkiv ở phía đông bắc Ukraine, cách Belgorod hơn 72 km.
Sự khẳng định của ông Chernev về cuộc tấn công nói trên không thể được xác nhận một cách độc lập. Nhưng các video về hậu quả của cuộc tấn công vào hệ thống S-300 và S-400 đã xuất hiện vào ngày 3.6. Hình ảnh được chụp từ vệ tinh và các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy đã có nhiều cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga vào cuối tuần qua, theo The New York Times.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như quân đội Ukraine đối với phát ngôn trên của ông Yehor Chernev.
Thêm nước NATO "bật đèn xanh" để Ukraine dùng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, tuyên bố không áp đặt bất cứ hạn chế nào với vũ khí mà Warsaw đã viện trợ Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Zet của Ba Lan được phát sóng ngày 29/5, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk tuyên bố, Warsaw "không áp dụng bất cứ hạn chế nào đối với việc người Ukraine sử dụng vũ khí Ba Lan" trong cuộc xung đột hiện nay của Ukraine với Nga.
Binh sĩ Ukraine vận hành một pháo tự hành do Ba Lan sản xuất trên chiến trường. Ảnh: GettyImages
Khi được hỏi về việc liệu vũ khí mà Ba Lan viện trợ Ukraine có thể được sử dụng trên lãnh thổ Nga hay không, ông Tomczyk đáp rằng, người Ukraine "có thể chiến đấu theo ý muốn", PravdaUkraine dẫn lời.
Theo quan chức Ba Lan, các nước phương Tây cũng nên dừng hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí mà họ viện trợ để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. "Ukraine có quyền tự vệ nếu thấy cần thiết", Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói.
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, là một trong những nước ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông Tomczyk tiết lộ, Warsaw đã bàn giao 44 lô hàng viện trợ cho Kiev và đang chuẩn bị gói thứ 45.
Tuyên bố của ông Tomczyk được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực vận động đồng minh dỡ bỏ hạn chế việc sử dụng vũ khí phương Tây sản xuất để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Tại cuộc họp báo chung ngày 28/5 với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở thủ đô Berlin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, phương Tây nên cho phép Ukraine "vô hiệu hóa" căn cứ quân sự mà Nga sử dụng làm nơi tấn công mục tiêu ở Ukraine, song nhấn mạnh Kiev không được tấn công mục tiêu dân sự và các căn cứ quân sự khác.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Scholz khẳng định, có các quy định về sử dụng khí tài viện trợ cho Ukraine và điều này "phải nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế". Ông Scholz cũng lưu ý Đức và Pháp đã "cung cấp những loại vũ khí khác nhau".
Mỹ, quốc gia viện trợ Ukraine nhiều vũ khí nhất, hiện chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tập kích mục tiêu ở Nga; nhưng Anh và một số nước khác đã "bật đèn xanh" cho hoạt động này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/5 cảnh báo sẽ có "hậu quả nghiêm trọng" nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công Nga. "Sự leo thang liên tục này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước nhỏ, họ nên nhận thức được họ đang chơi đùa với điều gì", ông Putin nêu.
Bom chính xác Mỹ chuyển cho Ukraine luôn chệch mục tiêu vì tác chiến điện tử của Nga Mỹ đã viện trợ bom lượn cho Ukraine, nhưng chúng liên tục tấn công không trúng mục tiêu vì Nga gây nhiễu quá tốt. Các chuyên gia quốc phòng cho rằng khả năng của Nga trong lĩnh vực ngày càng quan trọng này hiện vượt xa khả năng của Mỹ. Nội dung chính trong chuyến thăm Đông Âu mới nhất của Ngoại trưởng...