UEH nằm trong top 15 trường ĐH có công bố quốc tế nhiều nhất tại Việt Nam
Trường đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) nằm trong top 15 trường đại học (ĐH) công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam theo tổng hợp vừa công bố của Bộ Giáo dục Đào tạo (Bộ GD-ĐT).
UEH liên tục tổ chức nhiều hội thảo quốc tế có uy tín nhằm hình thành mạng lưới chia sẻ học thuật giữa UEH và các trường ĐH nghiên cứu trên thế giới
Công bố quốc tế – Con đường tất yếu của quốc tế hóa giáo dục ĐH
Phát biểu trên tạp chí Forbes Việt Nam, GS-TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng UEH cho rằng: “Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu với kinh tế khu vực và toàn cầu dẫn tới dù muốn hay không, đổi mới giáo dục ĐH phải theo hướng quốc tế hóa, bao gồm quốc tế hóa đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị”.
Với tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo nhà trường, nhằm tiến tới hội nhập giáo dục ĐH toàn cầu, đồng thời nâng cao vị thế của UEH trong khu vực và thế giới, con đường tất yếu là đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công bố quốc tế. Không chỉ là thước đo năng lực nghiên cứu, khả năng hội nhập của nhà khoa học, giảng viên; công bố quốc tế còn là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trên các Bảng xếp hạng ĐH uy tín thế giới như QS, Times Higher Education, Webometrics…
UEH “nỗ lực khuyến khích” nghiên cứu hàn lâm và công bố quốc tế
Từ năm 2014, UEH xác định một trong sáu chiến lược khác biệt là Công bố quốc tế đóng góp tri thức toàn cầu. Trường có nhiều chính sách thúc đẩy các nghiên cứu hàn lâm nhằm nỗ lực công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học uy tín và có thứ hạng cao với IF> 2 trên thế giới.
UEH chú trọng việc thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh theo chủ đề nghiên cứu tiếp cận đa lĩnh vực và liên ngành, gắn kết giữa nội lực đội ngũ học thuật UEH và các học giả từ các trường ĐH danh tiếng trên thế giới. Trường đã hỗ trợ kinh phí và tư vấn kế hoạch nghiên cứu cho các nhóm nghiên cứu với nhiều hoạt động đa dạng, hướng đến công bố quốc tế. Ngoài ra, UEH ưu tiên đầu tư cơ sở dữ liệu toàn cầu phục vụ cho nghiên cứu hàn lâm, bố trí nơi làm việc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhóm nghiên cứu mạnh, đảm bảo tính tương tác sáng tạo cho việc triển khai ý tưởng từ các giảng viên UEH và học giả quốc tế thành các kết quả nghiên cứu hướng đến công bố quốc tế.
Video đang HOT
Từ việc học hỏi các thông lệ tốt từ các trường ĐH nghiên cứu trên thế giới, UEH tham gia mạnh mẽ vào cộng đồng khoa học toàn cầu bằng các hoạt động học thuật: thường xuyên kết nối và mở rộng mạng lưới các nhà khoa học trong và ngoài nước; tạo điều kiện hỗ trợ đội ngũ nghiên cứu của trường được tiếp cận với các tổ chức, các chuyên gia hàng đầu thế giới, thông qua nhiều hoạt động uy tín và đa dạng tại UEH.
Phòng làm việc dành cho các nhóm nghiên cứu của UEH
Bên cạnh đó, UEH cũng tạo điều kiện cho các “nhà nghiên cứu trẻ” gồm giảng viên trẻ và nghiên cứu sinh (NCS) công bố kết quả nghiên cứu từ luận án tiến sĩ bằng việc tài trợ, khen thưởng cho các NCS có bài công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus, hội thảo quốc tế.
Công bố quốc tế được Bộ GD-ĐT khen thưởng
Từ chiến lược khác biệt hóa, từ các chính sách hỗ trợ phù hợp với bối cảnh Việt Nam, và từ việc không ngừng học hỏi các thông lệ tốt từ các ĐH uy tín trên thế giới, hoạt động nghiên cứu khoa học của UEH từng bước tiệm cận chuẩn mực quốc tế và có nhiều kết quả tích cực. Giai đoạn 2013 – 2018, bên cạnh 933 bài báo đăng trên tạp chí trong nước, trường đã công bố 245 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế (trong đó có 148 bài được đăng tải trên các tạp chí ISIvà Scopus). Số bài báo quốc tế tăng dần qua từng năm, từ 20 bài năm 2013 lên đến 79 bài năm 2017.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có quyết định khen thưởng 24 bài báo của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE trong năm 2017. Theo quyết định này, danh sách top 15 các trường ĐH/Viện toàn quốc được Bộ GD-ĐT khen thưởng, đa số là các trường ĐH đa ngành và các trường ĐH khối ngành kỹ thuật, sư phạm; chỉ riêng UEH là trường ĐH đa ngành thuộc lĩnh vực kinh tế.
Kết quả công bố quốc tế trên cho thấy chính sách đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm của UEH là đúng hướng theo xu thế quốc tế hóa giáo dục ĐH, đồng thời thể hiện sự nỗ lực từ lãnh đạo, đội ngũ nghiên cứu, viên chức, giảng viên của UEH, trong điều kiện công bố từ lĩnh vực khoa học kinh tế, xã hội nhân văn trên các tạp chí quốc tế là một thách thức lớn và cạnh tranh cao khi Việt Nam từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Theo thanhnien
Xếp hạng đại học tại VN: Cần rạch ròi và cạnh tranh lành mạnh
Gần đây, việc đưa ra đánh giá xếp hạng các trường ĐH dựa trên số lượng công bố quốc tế trong danh sách ISI đã có nhiều tác động. Trong đó một vài trường ĐH tương đối non trẻ vượt lên những đơn vị có truyền thống và được coi là rất mạnh.
Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH xếp thứ hai trong tốp 10 cơ sở giáo dục ĐH, các tổ chức nghiên cứu của VN - BÙI TUẤN
Chưa thể nói các đánh giá đó là hoàn thiện, nhưng không thể phủ nhận những ảnh hưởng của nó đến sự quan tâm của lãnh đạo các trường ĐH tới hoạt động nghiên cứu của giảng viên trong đơn vị mình.
Hiện tượng "mua bán" công trình
Nhiều biện pháp đã được đưa ra để khuyến khích, thúc đẩy giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Mặt khác, các đánh giá xếp hạng dựa trên số lượng công bố quốc tế cũng làm nảy sinh những tình hình mới. Đó là việc một vài ĐH tương đối non trẻ vượt lên những đơn vị có truyền thống và được coi là rất mạnh như hai ĐH Quốc gia, thậm chí ngang ngửa với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, một đơn vị vốn được thành lập với chức năng nghiên cứu.
Mọi việc đều có ngọn nguồn của nó. Đó là thực trạng một vài trường ĐH từ nhiều năm nay đã thực hiện việc "thưởng/tài trợ công trình" đối với các công bố quốc tế có ghi địa chỉ nhà trường, bất kể các tác giả của nó đang làm việc ở đâu. Số tiền thưởng cho một công trình khá lớn, có thể từ hàng chục tới hàng trăm triệu, tùy thuộc vào chỉ số trích dẫn của các tạp chí công bố công trình đó. Mặc dù hiện tượng này xảy ra khá lâu nhưng giới khoa học ít đả động tới có lẽ do tâm lý ngại va chạm cố hữu của cộng đồng này. Mặc dù, với nhau, họ vẫn thường nói tới việc này như hiện tượng "mua bán" công trình.
Nhìn từ góc độ tích cực, đối với các nhà khoa học, các giảng viên ĐH, việc được nhận tiền thưởng/tài trợ cho một công bố với số tiền có thể cao hơn tổng thu nhập của họ trong một năm là một cách hiệu quả giúp họ tiếp tục thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, từ một góc độ khác, việc ghi địa chỉ, đồng nghĩa với việc ghi nhận thành tích khoa học cho một cơ quan mà mình hoàn toàn không tham gia làm việc liệu có vượt qua giới hạn của tiêu chí trung thực đối với một nhà khoa học? Đối với đơn vị thưởng/tài trợ cho công bố với số tiền lớn như vậy, câu hỏi đặt ra là tính mục tiêu. Liệu họ tài trợ khoa học thuần túy vì mục tiêu cao cả "hỗ trợ nghiên cứu cho các hàn sĩ"? Hay họ thực hiện mục tiêu nâng cao uy tín khoa học của trường thông qua tăng số lượng công bố khoa học?
Sinh viên hưởng lợi gì ?
Vấn đề đặt ra là nâng cao uy tín để làm gì trong trường hợp này? Ngân sách lấy từ đâu?
Ngân sách nhiều khả năng lấy từ học phí của sinh viên. Nếu như vậy sinh viên thụ hưởng gì từ nguồn kinh phí được chi tiêu cho việc thưởng/tài trợ công trình khi mà những nhà khoa học thực hiện các công trình đó, chưa một lần có mặt tại trường ĐH của họ, chưa nói đến việc tham gia giảng dạy.
Ở đây không đặt ra vấn đề đánh giá đạo đức của các nhà khoa học và các cơ sở đào tạo tham gia hoạt động "thưởng/tài trợ" công trình. Vì đạo đức nói cho cùng là một hệ thống những quy tắc được xã hội đương thời chấp nhận, có những hành động ngày hôm qua bị coi là vi phạm đạo đức, nhưng ngày hôm nay lại được coi là phù hợp, thậm chí được ca ngợi. Trong quá trình phát triển của xã hội VN mấy chục năm qua thì các hoạt động thương nghiệp cho nhiều ví dụ sinh động nhất. Ngày hôm nay ta chê các hoạt động này là "mua bán công trình", biết đâu ngày mai, chính những hoạt động thương nghiệp đó lại giúp chúng ta có nhiều công bố với Nature Index hơn?
Tuy nhiên, thiết nghĩ, khi chúng ta sử dụng số lượng công bố như một chỉ tiêu đánh giá năng lực khoa học, để xếp hạng các trường thì cũng cần rạch ròi đâu là công bố khoa học được thực hiện toàn thời gian tại cơ sở đào tạo A bởi các giảng viên có tham gia công tác giảng dạy và đào tạo sinh viên của trường A; Đâu là công bố khoa học của giảng viên, cán bộ nghiên cứu của đơn vị B, được trường A mua lại. Có như thế thì việc so sánh trường A với các đơn vị B, C, D... mới công bằng hơn.
Tốp 10 cơ sở giáo dục ĐH, các tổ chức nghiên cứu của VN
Tổ chức Nature Research đã công bố bảng xếp hạng Nature Index 2018. Theo đó, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN tiếp tục là đơn vị dẫn đầu các cơ sở giáo dục ĐH, các tổ chức nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học với tổng số 32 bài báo và số điểm là 2,6. Ở lần công bố đầu tiên (năm 2017), đơn vị này cũng đã từng ở vị trí dẫn đầu.
Các đơn vị có tên trong tốp 10 cơ sở giáo dục ĐH, các tổ chức nghiên cứu của VN lần lượt (xếp theo tổng số bài báo và điểm) là Trường ĐH khoa học tự nhiên (Hà Nội); Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (một dự án hợp tác của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới quốc gia); Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM); Viện Truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới quốc gia; Trường ĐH Khoa học - Công nghệ Hà Nội (tức Trường ĐH Việt Pháp); ĐH Quốc gia TP.HCM; Trường ĐH Tôn Đức Thắng; Trường ĐH Duy Tân.
Quý Hiên
Theo thanhnien
Hóa ra hotgirl ảnh thẻ mới nổi từng lọt chung kết Miss teen 2017 và sở hữu bảng thành tích học tập 'khủng' như thế này đây Minh Tuyền là gương mặt nổi bật của mùa Miss Teen 2017 vì không chỉ hát hay, nhảy giỏi mà còn xinh đẹp. Sau 1 năm, 9x lại khiến cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ với ảnh thẻ xinh đẹp vạn người mê. Khi bức ảnh thẻ vô tình được chia sẻ, Nguyễn Thị Minh Tuyền (năm 2, khoa Thẩm định giá,...