Úc: Phát hiện quái điểu “ác quỷ ngày tận thế”, nặng 230 kg
Quái điểu Genyornis newtoni được mô tả như một “con vịt ác quỷ” này đã lang thang ở châu Đại Dương 45.000 năm trước.
Theo Science Alert, các nhà khoa học vừa tìm thấy hộp sọ của một loài chim còn nhiều bí ẩn, đại diện cho nước Úc thời cổ đại đầy những quái điểu khổng lồ.
Nó là Genyornis newtoni, được nhóm nghiên cứu mô tả là “con vịt ác quỷ của ngày tận thế”.
Chân dung loài quái điểu được tái hiện dựa trên hộp sọ hóa thạch – Ảnh: ĐẠI HỌC FLINDERS
Đây là hộp sọ thứ hai của loài Genyornis newtoni được ghi nhận, nguyên vẹn, thậm chí có các khớp nối.
Hộp sọ đầu tiên giúp loài này được đặt tên trong hồ sơ cổ sinh vật học được khai quật từ năm 1913 nhưng bị tàn phá nghiêm trọng nên không giúp mô tả đầy đủ chân dung con quái điểu.
Nghiên cứu mới tiết lộ Genyornis newtoni là một loài chim rất oai phong, với chiều cao lên tới 2,25 m và nặng khoảng 230 kg, dù phần đầu – cổ thì trông giống phiên bản ác quỷ của một con vịt hay ngỗng béo mập.
Video đang HOT
Hóa thạch cho thấy nó có một hộp sọ khổng lồ, hàm lớn và một đỉnh xương hình tam giác được gọi là casque trên hộp sọ, rất khác biệt so với các họ hàng gần.
“Genyornis newtoni có hàm trên cao và di động giống như loài vẹt nhưng có hình dáng giống con ngỗng, há miệng rộng, lực cắn mạnh và khả năng nghiền nát các loại cây và trái cây mềm trên vòm miệng” – đồng tác giả Phoebe McInerney từ Đại học Flinders (Úc) mô tả.
Việc quét 3D để tái tạo chân dung loài quái điểu đồng thời cũng tiết lộ cách mà nó đã tiến hóa để thích nghi với môi trường sống trong khu vực.
Cấu trúc tai của nó phát triển theo cách tự bảo vệ khỏi nước mỗi khi chúi đầu chìm xuống nước. Cấu trúc mỏ mang lại sự bảo vệ tương tự cho cổ họng, trong khi hình dạng mỏ thì phù hợp cho việc nắm giữ và xé đứt thực vật thủy sinh.
Nếu đúng như vậy, các đặc điểm trên có thể giúp giải thích tại sao quái điểu này bị tuyệt chủng: Vào mốc 45.000 năm trước, môi trường nước ngọt đã trở nên mặn, hệ sinh thái đáng kể và sinh vật mất đi nguồn thức ăn thuận lợi.
Các nhà khoa học hy vọng có thể tìm kiếm thêm nhiều hóa thạch của Genyornis newtoni để hiểu hơn về nó.
Phát hiện hộp sọ của 'chim sấm' khổng lồ đã tuyệt chủng ở Úc
Việc phát hiện hóa thạch của chim sấm Genyornis newtoni (G. newtoni) không chỉ làm sáng tỏ về chính nó mà còn về toàn bộ nhóm Dromornithidae, một nhánh các loài chim Úc lớn hiện đã tuyệt chủng.
Suốt hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã săn lùng hóa thạch hộp sọ của loài chim sấm G. newtoni, còn được gọi là mihirung, nhưng không thành công. Khoảng 50.000 năm trước, những loài chim người khổng lồ này đã đi bộ qua các khu rừng và đồng cỏ ở Úc trên đôi chân cơ bắp. Chúng cao hơn con người và nặng hàng trăm kg.
Ảnh mô phỏng về loài chim sấm khổng lồ. Ảnh: CNN
Loài mihirung cuối cùng đã tuyệt chủng khoảng 45.000 năm trước. Hộp sọ đầu tiên được tìm thấy vào năm 1913, không hoàn thiện và bị hư hỏng nặng, đặt ra câu hỏi về khuôn mặt, thói quen và tổ tiên của loài chim khổng lồ này.
Ngày 3/6, trên tạp chí Historical Biology, các nhà khoa học cho biết việc phát hiện ra hộp sọ G. newtoni hoàn chỉnh đã giải quyết được bí ẩn lâu đời này, mang lại cái nhìn trực tiếp đầu tiên với loài mihirung khổng lồ.
Hộp sọ của G. newtoni, thứ đang giúp giải đáp bí ẩn lâu đời về khuôn mặt của loài chim khổng lồ. Ảnh: Đại học Flinders
Việc phát hiện ra hộp sọ hoàn chỉnh không chỉ làm sáng tỏ về G. newtoni mà còn về toàn bộ nhóm Dromornithidae, từ đó kết nối với các loài chim nước hiện đại như vịt, thiên nga và ngỗng.
Giáo sư giải phẫu và cổ sinh vật học Larry Witmer tại Đại học Ohio cho biết mặc dù các nhà khoa học đã biết về G. newtoni trong hơn một thế kỷ, nhưng những hóa thạch mới và công trình tái tạo hộp sọ cung cấp những chi tiết quan trọng mà trước đây chưa từng biết đến.
G. newtoni cao khoảng 2 mét và nặng tới 240 kg. Nó thuộc họ Dromornithidae, một nhóm chim không biết bay được biết đến từ các hóa thạch được tìm thấy ở Úc.
"Hộp sọ là nơi đặt não và các cơ quan cảm giác, là nơi đặt bộ máy kiếm ăn và thường là nơi đặt các cơ quan trưng bày (sừng, mào...). Thêm vào đó, các hộp sọ có xu hướng chứa đựng các đặc điểm cấu trúc giúp chúng ta có manh mối về phả hệ của chúng", ông Witmer nói.
Trong nghiên cứu mới, "các tác giả đã khai thác những hóa thạch mới này bằng tất cả những gì họ có", Witmer cho biết. Các nhà nghiên cứu không chỉ mô hình hóa xương trong hộp sọ; họ cũng phân tích vị trí của cơ hàm, dây chằng và các mô mềm khác gợi ý về đặc điểm sinh học của loài chim.
Nhà cổ sinh vật học có xương sống Phoebe McInerney tại Đại học Flinders, tác giả chính của nghiên cứu, mô tả G. newtoni có một cái mỏ rất khác thường, có hình dạng rất giống ngỗng. So với hộp sọ của hầu hết các loài chim khác, hộp sọ của nó khá ngắn, nhưng hàm rất đồ sộ, được hỗ trợ bởi cơ bắp khỏe mạnh.
Hai trong số các đồng tác giả của nghiên cứu, Phoebe McInerney và Jacob Blokland, chụp ảnh bên hộp sọ của Genyornis newtoni. Ảnh: Đại học Flinders
Hộp sọ cho thấy chế độ ăn của G. newtoni. Vùng kẹp phẳng ở mỏ thích hợp để xé những quả mềm, chồi và lá mềm, đồng thời vòm miệng dẹt ở mặt dưới của mỏ trên có thể được sử dụng để nghiền trái cây mềm.
"Hộp sọ cũng là bằng chứng cho thấy sự thích nghi với việc kiếm ăn trong nước, có thể là trên cây nước ngọt", McInerney nói. Trong khi đó, Witmer cho biết giả định kiếm ăn dưới nước của loài chim thật bất ngờ vì kích thước khổng lồ của nó.
Các tác giả nghiên cứu đặt chúng vào bộ chim nước Anseriformes. Dựa trên cấu trúc xương và các cơ liên quan, Dromornithidae có thể là họ hàng gần với tổ tiên của loài chim hét Nam Mỹ hiện đại, loài chim giống vịt sống ở vùng đất ngập nước ở miền nam Nam Mỹ.
Mặc dù cái nhìn mới về G. newtoni là chính xác nhất cho đến nay, nhưng nếu phát hiện thêm các hóa thạch bổ sung, bức chân dung của loài ngỗng khổng lồ khác thường sẽ được khắc họa rõ nét hơn, cũng như môi trường sống đã biến mất của nó, theo đồng tác giả nghiên cứu và nhà cổ sinh vật học gia cầm Jacob Blokland cho biết.
Ông nói: "Một loài chim khổng lồ và độc đáo như vậy chắc chắn đã ảnh hưởng đến môi trường và các động vật khác mà nó tương tác, dù lớn hay nhỏ. Chỉ thông qua nghiên cứu, chúng ta mới có thể xây dựng được một bức tranh lớn hơn và khám phá những gì chúng ta đang thiếu".
Trái Đất xuất hiện thêm một "siêu đại dương tử thần"? Các nhà khoa học có thể đã tìm ra nơi siêu đại dương đầu tiên của Trái Đất đang lẩn trốn. Sâu trong lòng Trái Đất 3.000 km dưới chân chúng ta, có một dải vật chất bí ẩn gọi là "lớp D", từ lâu đã mê hoặc các nhà khoa học. Lớp D không đồng đều, với các mảng mỏng và dày...