Úc cấp 19 học bổng ngành nông nghiệp cho các nhà khoa học Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) – cơ quan chuyên trách về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển của Chính phủ Úc – vừa công bố danh sách 19 học viên trúng tuyển học bổng John Dillon (JDF) 2021.
Các cựu sinh viên trong chương trình học bổng John Dillon (JDF) và học bổng John Allwright – Ảnh: ACIAR
Bắt đầu từ năm 2002, JDF là một trong những học bổng uy tín nhất của Chính phủ Úc trong lĩnh vực nông nghiệp. Học bổng được thiết kế để phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế, phục vụ phát triển tại các quốc gia đối tác của ACIAR.
Năm 2021, JDF quy tụ được số học viên người Việt Nam đông và đa dạng nhất từ trước đến nay. 19 cá nhân đạt học bổng trong năm 2021 là các chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu nông nghiệp, khoa học môi trường trên cả nước.
Năm nay, các học viên sẽ tham gia thiết kế và thực hiện các dự án hợp tác theo nhóm, giải quyết các thách thức thực tiễn trong các lĩnh vực nghiên cứu, khuyến nông, chính sách hoặc quản lý. Các học viên cũng sẽ có cơ hội tương tác với các chuyên gia đầu ngành để mở rộng mạng lưới trong giới nhà khoa học.
Ông Lê Quốc Doanh – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chia sẻ việc tăng cường năng lực cho các nhà nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam luôn là một nội dung quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa ACIAR và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong suốt 28 năm qua.
“Nhiều nhà khoa học của Việt Nam đã được nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng quan hệ mạng lưới sau khi tham gia học bổng JDF và trở thành những nhà lãnh đạo mới, là nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ ở nơi công tác”, ông Doanh nói.
Trong khi đó, bà Robyn Mudie, đại sứ Úc tại Việt Nam, cho biết: “Nông nghiệp là một phần quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Úc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Chương trình của ACIAR luôn đề cao việc xây dựng năng lực cho các cá nhân và tổ chức nhằm thực hiện nghiên cứu nông nghiệp hiệu quả hơn, là trọng tâm của chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp song phương”.
Ngành học siêu lạ lần đầu có tại ĐH Quốc gia Hà Nội, chuyên đào tạo tinh hoa "văn võ song toàn": Tuyển chọn cực gắt gao, nhưng học phí 4 năm chỉ khoảng nửa tỷ VNĐ
Không chỉ được đào tạo kiến thức về kinh doanh và công nghệ, sinh viên ngành Quản trị và An ninh sẽ có cơ hội học hỏi không ít kỹ năng mềm như võ thuật, bắn súng, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng lãnh đạo...
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước. Ngôi trường này đã nhiều năm liền lọt vào top 1000 Times Higher Education. Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo các nhóm ngành đào tạo thuộc 11 lĩnh vực, đánh giá 1000 - 1800 đại học tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Video đang HOT
Năm nay, khoa Quản trị và Kinh doanh thuộc ĐHQGHN sẽ tuyển sinh một ngành hoàn toàn mới: Quản trị và An ninh (MAS). Được thành lập năm 1995, khoa là thương hiệu uy tín với hơn 13.000 cựu học viên đã tốt nghiệp và thành danh trong công việc.
Sinh viên ngành Quản trị và An ninh học gì?
Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ tập trung hoàn thành các môn chung. Đến năm thứ ba, sinh viên sẽ chọn chuyên ngành phù hợp để được đào tạo chuyên sâu bằng tiếng Anh, bao gồm: công nghệ số và an ninh mạng; công nghệ tài chính và an ninh tài chính; khoa học dữ liệu và kinh doanh số.
Điểm độc đáo của ngành học này là sinh viên sẽ được đào tạo theo một chương trình đặc biệt, kết hợp giữa nội dung học thuật của các trường dân sự và đường lối kỷ luật giống các trường công an, quân đội.
Một ngày học của sinh viên ngành Quản trị và An ninh sẽ diễn ra từ 7h sáng đến 5h chiều. Buổi sáng, sinh viên sẽ học các kiến thức chuyên ngành và tiếng Anh. Buổi chiều, các em sẽ được học tiếng Trung và rèn luyện võ thuật - thể thao. Thời gian nghỉ trưa tương đối ngắn, chỉ đủ để sinh viên ăn uống và thư giãn tại chỗ.
Sinh viên ngành Quản trị và An ninh tại ĐHQGHN sẽ được chú trọng đào tạo về tấn công - phòng thủ trên không gian mạng, thay vì kiến thức an ninh mạng chung chung như ở các ngành tương tự thuộc trường dân sự.
Các học phần trong chương trình đào tạo cũng khá cập nhật và đáp ứng xu hướng phát triển hiện tại của thế giới, chẳng hạn như quản trị khủng hoảng và tình huống khẩn cấp, thanh toán điện tử và tiền kỹ thuật số, đầu tư và phân tích danh mục, số cái phân tán và blockchain,...
Ngoài ra, sinh viên sẽ phải học một số kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng chiến đấu, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng lãnh đạo và chỉ huy, bắn súng, chụp ảnh và sử dụng phần mềm chuyên ngành...
Sinh viên trúng tuyển sẽ được trải nghiệm môi trường học tập và sinh hoạt nghiêm khắc và quy củ tương đương các trường công an, quân đội. Để đảm bảo điều này, khoa Quản trị và Kinh doanh đã mời nhiều giáo viên hàng đầu từng làm việc tại các khối trường công an, quân đội về giảng dạy.
(Ảnh minh họa)
Sinh viên ngành Quản trị và An ninh có cơ hội thế nào sau khi tốt nghiệp?
Theo PGS. Hoàng Đình Phi - Chủ nhiệm khoa Quản trị và Kinh doanh, mô hình đào tạo này tuy mới ở Việt Nam nhưng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những hình mẫu được nhiều người biết đến chính là Học viện Quân sự Hoa Kỳ (West Point) tại Mỹ.
Học viện Quân sự Hoa Kỳ (West Point) là một trong những cơ sở giáo dục lâu đời và uy tín hàng đầu xứ sở cờ hoa. Ngôi trường này là nơi đào tạo ra những công dân hoàn hảo nhất nước Mỹ, với quy trình tuyển sinh vô cùng khắc nghiệt và chọn lọc.
Một số vĩ nhân đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoa Kỳ có thể kể đến là Dwight D. Eisenhower - Tổng thống đời thứ 34, Alex Gorsky - CEO của Johnson & Johnson, Mike Pompeo - cựu Giám đốc CIA, cựu Ngoại trưởng Mỹ,...
Học viện Quân sự Hoa Kỳ (West Point) là nơi đào tạo các vĩ nhân ở nước Mỹ
"Kỳ vọng của chúng tôi là đào tạo được những cử nhân quản trị và an ninh 'văn võ song toàn'. Hy vọng sau một quá trình đào tạo, Khoa Quản trị và kinh doanh sẽ trở thành 'West Point của Việt Nam', ông cho biết.
So với các khối trường công an và quân đội, cử nhân ngành Quản trị và An ninh sẽ được tự do lựa chọn nơi mình làm việc sau khi tốt nghiệp. Các em có cơ hội để làm việc cho tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo các nhóm công việc như:
- Nhóm 1: Làm việc cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn thuộc các Bộ (Công an; Quốc phòng; Thông tin truyền thông; Ngoại giao...) hay các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương...
- Nhóm 2: Chuyên viên phát triển công nghệ số, chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên công nghệ tài chính, chuyên viên an ninh tài chính, chuyên viên khai thác dữ liệu, chuyên viên phát triển kinh doanh số...
- Nhóm 3: Trợ lý hoặc chuyên viên cho các cơ quan hành chính, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ.
- Nhóm 4: Khởi nghiệp theo định hướng của cá nhân và gia đình.
"Mục tiêu hướng tới của chúng tôi là đào tạo tinh hoa. Người học không chỉ học tốt mà còn phải sống có ý chí, có lý tưởng, biết quý trọng bản thân - gia đình, yêu quê hương - đất nước", GS. Nghiêm Xuân Yêm - Giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học và quản trị An ninh phi truyền thống, Khoa Quản trị và Kinh doanh (ĐHQGHN) - chia sẻ.
(Ảnh minh họa)
Làm thế nào để trở thành sinh viên ngành Quản trị và An ninh?
Năm nay, ngành Quản trị và An ninh tuyển sinh 90 chỉ tiêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội để trở thành sinh viên của ngành.
Để đăng ký xét tuyển vào chương trình cử nhân Quản trị và An ninh, thí sinh phải đạt chiều cao tối thiểu 1,58 m (nữ) và 1,65 m (nam). Hồ sơ được gửi trực tuyến tại Cổng thông tin của Khoa Quản trị và Kinh doanh. Hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá hồ sơ, thông báo kết quả và lịch phỏng vấn. Sau đó, thí sinh sẽ được đánh giá chỉ số EQ (thông minh cảm xúc) và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản.
Trên cơ sở những em đã đạt yêu cầu qua vòng phỏng vấn, đồng thời đạt điểm sàn (điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội), do khoa Quản trị kinh doanh quy định, hội đồng tuyển sinh sẽ xét từ trên xuống đến đủ chỉ tiêu.
Với những thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, chương trình xét tuyển các tổ hợp A01 (toán, lý, tiếng Anh), D01 (toán, văn, tiếng Anh), D07 (toán, hóa, tiếng Anh), D08 (toán, sinh, tiếng Anh).
Dù là ngành đào tạo những tinh hoa "văn võ song toàn", học phí toàn khóa (4 năm học) lại không quá đắt đỏ nếu so với các trường đại học quốc tế, chỉ khoảng 550 triệu VNĐ. Trong đó, phần đào tạo buổi sáng được ước tính 300 triệu đồng, phần đào tạo buổi chiều 250 triệu VNĐ.
Cơ hội săn học bổng sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á năm 2021 Đối tượng tuyển là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, đang là sinh viên các trường đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục đại học. (Ảnh minh họa: PM/Vietnamplus) Hôm nay, 12/5, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam thông báo tìm kiếm ứng viên cho Chương...