‘Uber thách thức taxi, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống’
‘Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không? Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có nhiều giá trị’, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
“Thông minh hơn và tiếp tục thông minh hơn”
Phát biểu tại Diễn đàn CEO 2019 chủ đề “Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo: Bứt phá từ tư duy đến hành động” diễn ra ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp có thể hiểu theo nghĩa sử dụng công nghệ mà chủ yếu là công nghệ số để tự động hóa, thông minh hóa toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ quản trị đến sản xuất, bán hàng.
“Với cách tiếp cận này, thì từ khóa quan trọng nhất là thông minh hơn và tiếp tục thông minh hơn trong mọi hoạt động. Và công cụ quan trọng nhất giúp cho quá trình này là công nghệ, nhất là công nghệ số, công nghệ 4.0″, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Theo ông, một cuộc cách mạng xảy ra mà tương lai sẽ không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Đổi mới sáng tạo xảy ra là vào đúng lúc này, cho nên hạ tầng cũ, cách làm cũ, tri thức cũ, sản phẩm cũ, mô hình kinh doanh cũ không còn phù hợp.
“Chúng ta cần hạ tầng mới, cách làm mới, tri thức mới, sáng tạo mới, mô hình kinh doanh mới. Rất nhiều thứ chỉ đơn giản là làm ngược lại. Trước đây, tìm mọi cách để tránh sai lầm thì nay là sai nhanh hơn với chi phí rẻ hơn. Trước đây học trước làm sau thì nay làm trước học sau. Vì cái mới chưa có nên không thể học mà chỉ có thể thử”, ông Hùng nói.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng, với cách tiếp cận như vậy, quan trọng nhất đối với các CEO là tìm cách tiếp cận mới trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Sự đổi mới sáng tạo thường tạo ra cơ hội cho các công ty mới, với công nghệ mới mang tính đột phá, công nghệ mới mang tính phá hủy.
Với góc nhìn này, các công ty lớn và thành công có những “khuyết tật” chết người và tạo ra cơ hội cho các công ty mới, công ty nhỏ, cơ hội vươn lên trở thành số 1 nhưng phải dựa vào công nghệ mới đột phá, đi từ các thị trường mới quay lại “lật đổ” các thị trường truyền thống hiện tại.
Video đang HOT
“Vậy có cách nào các công ty lớn đang thành công có thể xử lý được tình huống này hay không? Về cơ bản thì có 3 cách tiếp cận”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo đó, cách tiếp cận thứ nhất được chỉ ra là, thúc đẩy các công nghệ và thị trường mới để nó trở thành đủ lớn. Thứ hai, chờ cho thị trường mới, công nghệ mới ngày càng rõ nét, và gia nhập thị trường khi đã đủ lớn và ngày càng hấp dẫn. Thứ ba, giao trách nhiệm thương mại hóa công nghệ, đột phá cho các bộ phận mới, đủ nhỏ để hiệu suất kinh doanh chỉ phụ thuộc vào công nghệ mới. Nhưng bộ phận mới này phải hoạt động theo các quy trình mới và hệ giá trị mới.
“Các nghiên cứu cho thấy cách tiếp cận thứ ba có nhiều hứa hẹn hơn. Cách thứ nhất khó thành công vì công nghệ mới, thị trường mới không tạo ra sự bùng nổ trong thời gian ngắn. Cách thứ hai thì lại quá muộn. Dưới góc nhìn này thì các công ty lớn đang thành công vẫn có cơ hội tiếp tục tồn tại và phát triển nhưng phải phân mình từ một tổ chức thành hai tổ chức độc lập, với hai cách vận hành khác nhau, hai văn khóa khác nhau. Và đây là một việc không dễ”, ông nói.
“Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới?”
Một vấn đề khác cũng được Bộ trưởng đề cập đến là đổi mới sáng tạo dưới góc nhìn của kinh tế số. Theo đó, kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số, sử dụng mạng internet, mạng thông tin, tức là viễn thông và công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động. Nếu nói đơn giản, là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số.
Kinh tế số là một quá trình tiến hóa lâu dài, là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia. Mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân và Chính phủ đều có thể sử dụng công nghệ số đột phá để thay đổi về chất công việc của mình.
Theo ông Hùng, cách nhanh nhất để đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất và làm việc. Dùng camera để giảm người bảo vệ, đó là kinh tế số. Tự động tưới cây khi đất khô, đó cũng chính là kinh tế số. Và các doanh nghiệp công nghệ số sẽ làm việc này.
“Phải khởi nghiệp công nghệ số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Dùng công nghệ số để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam. Và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp này sẽ đi ra toàn cầu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông cho rằng, công nghệ sinh ra là để giải quyết vấn đề. Ở đâu có vấn đề thì ở đó có công nghệ, có giải pháp. Vấn đề đang có ở mọi nơi, và mỗi người có thể khởi nghiệp công nghệ để giải quyết bài toán của mình. Khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh.
Công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới, hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lấy ví dụ Uber đang thách thức taxi, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống, MobiMoney thanh toán mua hàng hóa giá trị nhỏ sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân nhưng lại thách thức ngân hàng.
“Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không? Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có nhiều giá trị. Bởi vậy, nói số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là cách mạng về công nghệ.
Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, thường là sự sáng tạo mang tính phá hủy. Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được, nhưng phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác”, Bộ trưởng nói.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng, đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội để thay đổi thứ hạng của Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới có thể mất một số thứ nhưng không có quá nhiều thứ để mất và đó là cơ hội.
Như vậy, dưới góc nhìn của kinh tế số, thì đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp tập trung vào chuyển đổi số để trở thành doanh nghiệp số. Chính phủ tập trung vào tạo môi trường pháp lý, cho phép các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ mới đột phá.
“Những thách thức của đổi mới sáng tạo luôn là rất lớn nhưng cơ hội của những nước đang phát triển như chúng ta lại là lớn hơn. Và đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng trở thành nước phát triển vào năm 2045. Mỗi doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng của mình về đổi mới sáng tạo để phát triển doanh nghiệp của mình, tái tạo chính mình và đóng góp cho sự phát triển đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kết luận.
Theo BizLive
Mobile Money sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt?
Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu lớn đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng từ cách đây 12 năm, kỳ vọng sẽ tạo nhiều thay đổi cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, cho tới nay tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính của người dân. Chủ trương cho phép các nhà mạng viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán qua di động liệu có tạo được sự bứt phá, hiện thực hóa mục tiêu này?
Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020", đặt mục tiêu đến cuối năm 2010 phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn... lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ, đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đạt không quá 18%, đến năm 2020 còn khoảng 15%. Cùng với những chủ trương khuyến khích, thúc đẩy, số lượng người có thẻ ngân hàng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng và hình thức thanh toán bằng thẻ bắt đầu xuất hiện.
Tiếp đó, vào khoảng những năm 2008, thị trường lại xuất hiện hàng loạt công ty công nghệ tài chính (fintech) tham gia TTKDTM dưới hình thức dịch vụ trung gian thanh toán hay còn gọi là các Ví điện tử. Hơn 7 năm sau đó, ngân hàng nhà nước mới chính thức cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Tiếp đó là sự ra đời của các hình thức TTKDTM khác như sử dụng QR code, mPOS...
Cho tới nay, khái niệm về thanh toán thẻ, ví điện tử, thanh toán bằng QR code đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng TTKDTM đang trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Theo một phóng sự ngắn được đài truyền hình Việt Nam thực hiện mới đây về tình hình sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử của người dân. Mặc dù được thực hiện tại Hà Nội - một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi nhiều người dân có thẻ ngân hàng, nhiều cửa hàng hỗ trợ thanh toán điện tử song phần lớn những thanh toán trong ngày vẫn chỉ thực hiện được bằng tiền mặt.
Từ đó có thể thấy rằng, tại những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa hay thậm chí tại nhiều tỉnh thành khác, đại đa số các thanh toán đều sử dụng tiền mặt sau hơn 12 năm "Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020" được phê duyệt.
Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố vào năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực với mức 4,9%, trong khi đó tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7% và Malaysia đến 89%. Theo một thống kê khác của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, 40% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng 90% chi tiêu hàng ngày sử dụng tiền mặt.
Mobile Money liệu có làm thay đổi thói quen của người Việt?
Với nhiều ưu điểm, thanh toán điện tử đã trở thành phương tiện thanh toán chính ở nhiều quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, trong bối cảnh Chính phủ đang ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy hình thành một nền kinh tế số thì việc hình thành và phổ biến các phương tiện thanh toán số không còn là "khuyến khích" nữa mà đã trở thành "bắt buộc" nếu muốn nắm bắt những cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại.
Như đã nói, các hình thức thanh toán số như thẻ ngân hàng, ví điện tử, QR code chúng ta đều đã có từ cách đây vài năm nhưng tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt vẫn còn vô cùng khiêm tốn (chưa tới 5% tổng phương tiện thanh toán cả nước). Một lý do dễ thấy chính là hiện nay tại Việt Nam các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ví dụ như như hàng ăn, hiệu tạp hóa, quầy hàng trong chợ truyền thống .... vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Và việc trang bị các phương tiện thanh toán điện tử cho tất cả các hộ này là khó khả thi.
Mobile Money - hình thức sử dụng tài khoản di động để thanh toán thì lại khả thi trong trường hợp này bởi hiện hầu như tất cả người dân đều sở hữu điện thoại di động. Vì vậy, phát triển thanh toán qua di động có thể sẽ là một cú huých cho sự phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Các nhà mạng viễn thông lớn trong nước đều cho biết đã sẵn sàng để triển khai dịch vụ này. VNPT - doanh nghiệp đang quản lý mạng di động VinaPhone cho biết với hơn 70.000 trạm thu phát sóng, kênh bán hàng rộng khắp trên cả nước, VinaPhone đảm bảo phủ sóng 100% dân số cả nước và có thể hỗ trợ thanh toán qua tài khoản di động ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, đã VNPT cũng đã sẵn sàng cả về tài chính và công nghệ để có thể triển khai ngay dịch vụ này khi được phép. VNPT cũng đã đưa ra một số đề xuất với cơ quan nhà nước để đưa phí dịch vụ xuống mức phù hợp, cung cấp một hình thức thanh toán tiện lợi, chi phí thấp cho người dân.
VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào thị trường fintech với việc góp vốn phát triển Ví điện tử VNPT EPAY từ những năm 2008. Mới đây nhất, VNPT đã cho ra mắt ứng dụng VNPT Pay để cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
VNPT Pay là một nền tảng thanh toán tập trung giúp khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau, từ thanh toán cước dịch vụ viễn thông (cước di động, cước truyền hình cáp...), đóng phí giao thông (mua vé máy máy, vé xe) tới thanh toán bảo hiểm, tiền điện nước, vé xem phim... Ứng dụng hiện đã kết nối với 13 ngân hàng lớn trong đó có 4 ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp các tỉnh thành phố trên cả nước.
Theo XHTT
QR Code tại Việt Nam: Ngân hàng, công ty fintech và cả cơ quan nhà nước nhảy vào Phương thức thanh toán QR Code đang được các công ty fintech, ngân hàng, một số cơ quan nhà nước triển khai. Thị trường rộng lớn nhưng vẫn cần những nỗ lực nữa từ nhiều phía để hình thức thanh toán này phổ dụng. QR Code trên đà phổ biến TP.HCM hôm qua 8/3 chính thức thử nghiệm thanh toán tự động trên...