Uber bị buộc phải trả lương tối thiểu cho các tài xế công nghệ ở Anh
Hôm 17-3, Reuters đưa tin các tài xế của hãng công nghệ Uber ở Anh sẽ nhận được mức lương tối thiểu tính từ khi họ đăng nhập cho đến khi họ đăng xuất khỏi ứng dụng nhận cuốc chạy xe.
Sau thất bại tại Tòa án Tối cao Anh vào tháng trước, công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon (Mỹ) đã phải phân loại lại hơn 70.000 tài xế ở Anh, xem họ là công nhân, từ nay được đảm bảo các quyền lợi như hưởng lương và nghỉ lễ.
Về mức lương tối thiểu, Uber sẽ trả ở mức 8,72 bảng Anh (12,13 USD) mỗi giờ cho những tài xế từ 25 tuổi trở lên. Uber cho biết họ sẽ áp dụng quy định này “sau khi các tài xế chấp nhận yêu cầu chuyến đi (đặt cuốc xe từ khách hàng) và sau khi trừ đi chi phí khấu hao”.
Theo một số nghiên cứu của Mỹ, các tài xế công nghệ sẽ không nhận được lương trong thời gian họ chờ hành khách, điều này có thể chiếm tới một phần ba thời gian người lái xe ngồi sau tay lái khi ứng dụng được bật, theo một số nghiên cứu.
Video đang HOT
Uber phải trả lương tối thiểu cho tài xế ở Anh – Ảnh: Reuters
Uber cho biết họ đã tham khảo ý kiến của hàng nghìn tài xế trong vài tuần qua, những người không muốn mất đi sự linh hoạt mà họ được hưởng.
Năm ngoái, Uber ở California (Mỹ) đã thúc đẩy và giành được một thỏa hiệp tương tự về tình trạng của tài xế.
Thông báo này có thể gây áp lực lên các công ty khác hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ, nơi hàng triệu người có xu hướng làm việc cho một hoặc nhiều công ty.
Bộ trưởng Kinh doanh Anh – Kwasi Kwarteng nói với Sky News: “Giai đoạn mới của nền kinh tế của chúng ta phải là bảo vệ quyền của người lao động, thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn, thúc đẩy công nghệ mới”.
Uber thua trong cuộc chiến pháp lý tại Anh
Theo phán quyết của Tòa án Tối cao Anh, một nhóm lái xe của hãng xe công nghệ Uber được hưởng các quyền của người lao động, chứ không phải là cộng tác viên theo hợp đồng.
Biểu tượng Uber tại trụ sở ở San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Các lái xe của Uber hiện được coi là lao động tự do, tức là theo luật họ chỉ được bảo vệ ở mức tối thiểu. Trong nhiều năm qua, công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon đã tìm cách duy trì quy chế này qua các tiến trình pháp lý.
Ngày 19/2, Thẩm phán George Leggatt nêu rõ Tòa án Tối cao Anh bác bỏ kháng cáo của Uber, đồng thời nhấn mạnh phán quyết nhằm bảo vệ "những cá nhân dễ bị tổn thương có ít hoặc không có tiếng nói về lương và các điều kiện làm việc của họ". Theo đó, tòa đã giữ nguyên phán quyết mà các tòa án cấp dưới lần lượt đưa ra vào các năm 2016, 2017 và 2018. Phán quyết này ủng hộ nhóm 20 lái xe Uber khẳng định họ được hưởng quyền lợi của nhân viên như nghỉ có hưởng lương, được nghỉ giải lao....
Trong phản ứng của mình, đại diện Uber khẳng định: "Chúng tôi tôn trọng phán quyết của tòa vốn tập trung vào một số ít lái xe từng sử dụng ứng dụng Uber vào năm 2016. Chúng tôi cam kết nỗ lực hơn nữa và sẽ tham khảo ý kiến các lái xe đang hoạt động tại Anh để hiểu được những mong muốn thay đổi của họ".
Uber lưu ý phán quyết của tòa không áp dụng đối với toàn bộ 60.000 lái xe tại Anh, trong đó có 45.000 người tại London. Với số nhân lực này, London trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của Uber trên phạm vi toàn cầu.
Trong nền kinh tế gig (nền kinh tế của những công việc tạm thời, ngắn hạn), các lao động có xu hướng làm việc ngắn hạn cho nhiều công ty cùng lúc mà không có hợp đồng chính thức hoặc không đảm bảo giờ giấc. Các nghiệp đoàn chỉ trích nền kinh tế này mang tính bóc lột, trong khi các doanh nghiệp nói rằng nhiều lao động trong nền kinh tế này có thời gian linh hoạt. Phán quyết trên có thể ảnh hưởng đến nhiều nền tảng trực tuyến khác đang tham gia nền kinh tế gig tại Anh.
Tỷ phú xây 'cỗ máy in tiền' chống Trump Reid Hoffman, tỷ phú của Thung lũng Silicon nổi tiếng, là người gây quỹ hàng đầu cho phe Dân chủ, nhưng mục đích duy nhất là đánh bại Trump. Cứ vài tháng, nhà sáng lập LinkedIn Reid Hoffman lại gửi thư mời tới một số tỷ phú trong nhóm "cỗ máy in tiền" của đảng Dân chủ. Rất nhanh sau đó, cố vấn...