UAV hạ cánh trên xe đang chạy
Ngày 21.1, chuyên trang công nghệ CNET đưa tin Cơ quan Hàng không vũ trụ Đức vừa thử nghiệm thành công việc đưa máy bay không người lái ( UAV) đáp xuống trần xe hơi đang chạy ở vận tốc lên đến 75 km/giờ (ảnh).
Ảnh chụp màn hình Daily Mail
Đây là chiếc UAV hoạt động bằng năng lượng mặt trời, nặng 20 kg, được sử dụng trong nhiều hoạt động nghiên cứu.
Theo tờ Daily Mail, cuộc thử nghiệm được thực hiện trên một chiếc Audi gắn hệ thống bãi đáp trên trần xe có tích hợp các thiết bị đặc biệt để UAV có thể nhận diện và đáp chính xác thông qua phần mềm định vị có sẵn.
Với kết quả nghiên cứu này, hoạt động của UAV có thể được mở rộng hơn nữa, nhất là những dự án giao hàng bằng UAV mà nhiều hãng đang theo đuổi.
Video đang HOT
Phát Tiến
Theo Thanhnien
Italy chế tạo lá chắn chim ưng diệt UAV
Để ngăn chặn nguy cơ đến từ các vật thể bay cỡ nhỏ và khó bị phát hiện, Italy vừa trình làng hệ thống chống UAV mang tên gọi Falcon Shield.
Hệ thống Falcon Shield - tức Lá chắn chim ưng là sản phẩm của hãng sản xuất không gian Selex của Italy. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Falcon Shield là sự kết hợp radar, camera và microphone... vì vậy hệ thống này có thể phát hiện, xác định, theo dõi và bắn hạ những máy bay không người lái nhỏ.
Hệ thống Falcon Shield có thể sử dụng đặc điểm bay cao của Selex ES, cảm biến giám sát điện tử và quang điện thụ động, kết hợp với radar riêng cho từng trường hợp", hãng sản xuất Selex chyo biết đồng thời tiết lộ thêm:
"Sự kết hợp trong hệ thống Falcon Shield là khả năng tấn công điện tử độc đáo của Selex ES, giúp người sử dụng có khả năng phá vỡ hoặc kiểm soát mối đe dọa bởi Falcon Shield vốn linh hoạt, khả năng tấn công điện tử của nó có thể được bổ sung bằng việc tích hợp thêm, các cơ quan phản ứng động lực học tùy chọn".
Mô phỏng hoạt động của hệ thống Falcon Shield.
Theo kế hoạch, Selex sẽ chính thức trình làng sản phẩm này tại cuộc tập trận chung Mỹ - Anh vào tháng 4/2016. Và theo sản xuất, hệ thống Falcon Shield ra đời để đối phó với tình trạng các máy bay không người lái (UAV) trở nên phổ biến hơn, và các quan chức an ninh ngày càng quan ngại về những nguy hiểm do thiết bị nhỏ bé, khó phát hiện này gây ra.
Hồi tháng 10/2015, chính phủ Mỹ ước tính có hơn 1 triệu chiếc UAV ở mọi kích thước, hình dạng được bán ra trong mùa Giáng sinh vừa qua. Mặc dù chúng có mặt ở khắp nơi nhưng Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã thất bại trong việc phát triển những quy định chặt chẽ cho phép những UAV có thể bay khi nào, ở đâu và đưa ra một số vụ tai nạn nổi tiếng.
Và để làm giảm bớt những lo lắng này, công ty hàng không Selex đến từ Ý đã phát triển hệ thống phòng không có tên gọi "Lá chắn chim ưng".
Trước khi công ty Selex công khai hệ thống ngăn chặn UAV này, hãng sản xuất Battelle có trụ sở tại bang Ohio, Mỹ cũng đã thử nghiệm hệ thống chống UAV đặc biệt mang tên Drone Defender.
Theo những hình ảnh được công khai cho thấy, bên ngoài của Drone Defender giống như một khẩu súng trường bộ binh, trước mũi súng lắp một dàn ăng-ten mầu trắng. Được biết, thiết bị Drone Defender có nhiều tính năng đột phá như cơ động, chính xác, dễ thao tác và có khả năng chống lại các máy bay không người lái tiếp cận tầm gần.
Nguyên lý sử dụng Drone Defender khá đơn giản, người sử dụng chỉ cần đưa thiết bị hướng đến máy bay không người lái, bóp cò là có thể "bắn hạ" mục tiêu. Theo giới thiệu, Drone Defender hoạt động hiệu quả trong vòng bán kính 400 m.
Cụ thể, các máy bay không người lái thường được điều khiển bằng hệ thống điều khiển từ xa hay vệ tinh GPS, thiết bị này sử dụng công nghệ vô tuyến làm gián đoạn tần số điều khiển của máy bay không người lái.
Sau khi UAV bị gián đoạn tần số điều khiến, người dùng Drone Defender có thể khiến máy bay không người lái rơi có chủ đích. Với phương thức tiến công như trên giúp vừa "hạ gục" được máy bay không người lái nhưng đảm bảo an toàn cho những vật thể dưới mặt đất.
Hòa Sơn (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ hé lộ kế hoạch trang bị cho UAV vũ khí laser diệt tên lửa Lầu Năm Góc vừa hé lộ kế hoạch trang bị cho các máy bay không người lái vũ khí (UAV) vũ khí laser có thể bắn hạ tên lửa mới rời khỏi bệ phóng. Minh hoạ máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ phóng tia laser - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ Các quan chức Mỹ cho biết sử dụng UAV...