U xơ tử cung có nguy hiểm không?
U xơ tử cung thường xuất hiện trong những năm phụ nữ sinh con. Bệnh không liên quan tới tăng nguy cơ ung thư tử cung và hầu như không bao giờ phát triển thành ung thư.
Nhưng bệnh có thể gây những biến chứng.
Các triệu chứng của u xơ tử cung
Trên thực tế, có đến 3 trong 4 phụ nữ có u xơ tử cung. Nhưng hầu hết không được phát hiện do bệnh thường không gây triệu chứng. Bệnh có thể được tình cờ phát hiện khi khám phụ khoa hay siêu âm.
Các triệu chứng phổ biến nhất của u xơ tử cung (nếu có) bao gồm:
Chảy máu kinh nguyệt nặng, kéo dài thời kỳ kinh nguyệt (bảy ngày hoặc nhiều hơn).
Áp lực hoặc đau vùng chậu.
Thường xuyên đi tiểu.
Táo bón.
Có vấn đề bàng quang.
Đau lưng hay đau chân.
Hiếm khi u xơ tử cung có thể gây ra cơn đau cấp tính. Cơn đau chỉ xuất hiện u xơ bị thiếu nguồn cung cấp máu.
Chỉ khi tế bào u xơ bị thoái hóa, có thể ngấm vào các mô xung quanh, gây đau và sốt. Hoặc u xơ có cuống bên trong hoặc bên ngoài tử cung, có thể gây đau khi xoắn, dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp máu.
Hiếm khi u xơ tử cung có thể gây ra cơn đau cấp tính.
Ngoài ra, vị trí u xơ ảnh hưởng đến các dấu hiệu và triệu chứng. Cụ thể:
Video đang HOT
U xơ dưới niêm mạc
U xơ phát triển thành các khoang bên trong tử cung (u xơ submucosal) gây chảy máu kinh nhiều, kéo dài và làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở phụ nữ.
U xơ dưới thanh mạc
U xơ bên ngoài tử cung (subserosal) đôi khi có thể bấm vào bàng quang, gây ra các triệu chứng ở đường tiết niệu. Nếu u xơ lồi ra từ phía sau của tử cung, có thể chèn ép trên trực tràng gây táo bón, hoặc trên các dây thần kinh cột sống, gây ra đau lưng.
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì cần đi khám bác sĩ:
Đau vùng chậu không hết.
Đau nhiều hoặc đau khi kinh nguyệt.
Chảy máu quá nhiều, thời gian dài trong chu kỳ kinh nguyêt hoặc chảy máu giữa chu kỳ.
Đau khi giao hợp.
Vấn đề bàng quang: đi tiểu khó, tiểu nhiều lắt nhắt, nước tiểu có màu khác biệt
Nguyên nhân nào dẫn đến u xơ tử cung?
U xơ tử cung phát triển từ các tế bào cơ trơn của tử cung (lớp cơ). Một tế bào sinh sản nhiều lần, cuối cùng tạo ra u, khối lượng thay đổi khác biệt với các mô lân cận.
Khi u xơ kích thước nhỏ, không phát hiện được bởi mắt thường. Trong trường hợp u xơ phát triển lớn, thì tử cung mở rộng rất nhiều.
Các nghiên cứu và kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, nguyên nhân dẫn đến u xơ tử cung có một số yếu tố:
Di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái có u xơ, thì có nguy cơ gia tăng phát triển ở những phụ nữ khác trong gia đình.
Nội tiết tố: Estrogen và progesterone là hai hormone kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai. Nhưng sự xuất hiện mạnh mẽ của hai nội tiết tố này cũng thúc đẩy sự phát triển của u xơ. Trong thực tế lâm sàng, u xơ tử cung có chứa estrogen và thụ thể estrogen nhiều hơn so với các tế bào cơ tử cung bình thường.
Bệnh béo phì: Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ béo phì có nguy cơ cao u xơ tử cung
Biến chứng nào có thể gặp?
Mặc dù u xơ tử cung thường không nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây khó chịu và dẫn đến biến chứng như thiếu máu do mất máu nặng.
Trong những trường hợp hiếm gặp, khối u xơ có cuống có thể phát triển trong tử cung. Nếu cuống bị xoắn, có thể gây đau nặng ở bụng dưới. Cần khám ngay, bởi tình trạng này có thể phải mổ cấp cứu.
Trong những trường hợp hiếm gặp, khối u xơ có cuống có thể phát triển trong tử cung.
Nếu u xơ phát triển trong độ tuổi sinh đẻ, mặc dù nó không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai cũng như nguy cơ sinh non.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai có u xơ có thể gặp phải nguy cơ tăng nhẹ sẩy thai sớm và khó sinh; vị trí bào thai bất thường và tách nhau thai từ thành tử cung. Tuy nhiên, các biến chứng khác nhau dựa vào kích thước, số lượng và vị trí của u xơ.
Một biến chứng thường gặp của u xơ tử cung trong thai kỳ là đau. Thường gặp ở giữa tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.
Trong một số ít trường hợp, u xơ có thể chặn ống dẫn trứng, gây cản trở tinh trùng từ cổ tử cung lên đến ống dẫn trứng.
Nếu u xơ gây ảnh hưởng tới việc mang thai, bác sĩ có thể khuyên nên loại bỏ u xơ để cải thiện.
Bệnh nhân 50 tuổi vượt hàng trăm cây số chữa u xơ tử cung
Chị Ngô Thị Kim Thu đã vượt quãng đường hơn 600 cây số từ Điện Biên về Hà Nội để tiến hành ca phẫu thuật do mắc u xơ tử cung nghiêm trọng.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI, trường hợp bệnh nhân Ngô Thị Kim Thu trú tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên được đánh giá là một trong những ca bệnh phức tạp và nguy hiểm.
Trước đó, bệnh nhân cho biết đã từng thực hiện cận lâm sàng và phát hiện u xơ tử cung, cho rằng u lành tính, không có hiện tượng nào quá nghiêm trọng nên tâm lý khá chủ quan.
Đến thời gian gần đây, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng dữ dội, da dẻ xanh xao và tình trạng băng kinh diễn ra trong suốt một năm qua. Nhận thấy tình trạng bệnh ngày một nặng, chị Thu đã quyết định vượt quãng đường xa về Hà Nội để thăm khám và chữa trị.
Bệnh nhân Ngô Thị Kim Thu trước khi vào phòng mổ (Ảnh TCI).
Sau khi được các bác sĩ siêu âm và làm xét nghiệm cần thiết, chị Thu được chẩn đoán mắc đa u xơ tử cung và có nang lạc nội mạc tử cung ở hai bên buồng trứng. Các bác sĩ đã phát hiện tử cung của bệnh nhân có tư thế ngả sau, kích thước to tương đương thai 12 tuần và có nhiều nhân xơ tử cung chiếm toàn bộ thân và đáy tử cung. Đồng thời, buồng trứng trái có cấu trúc nang kích thước 11x13mm, buồng trứng phải có nang 62x44x37mm, trong nang có nhiều vách, dịch trong nang tăng âm dạng kính mờ.
Việc cùng lúc xuất hiện nhiều khối u bất thường ở tử cung và buồng trứng khiến cho bệnh nhân đau hố chậu và xảy ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Khối u còn chèn ép các cơ quan lân cận như bàng quang, niệu quản, dạ dày.
Hội chẩn trước ca mổ, các bác sĩ Sản Phụ khoa, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI nhận định vì khối đa nhân xơ quá to gây tăng sinh mạch máu quá nhiều, bệnh nhân cũng lớn tuổi, đã có con và không còn kế hoạch sinh sản nên các bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung và hai phần phụ để ngăn chặn tình trạng tái phát, giải quyết nỗi lo về các vấn đề kinh nguyệt, rối loạn nội tiết trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Ê-kip bác sĩ Hà đang thực hiện các bước xử lý khối u xơ tử cung (Ảnh TCI).
Ê-kip mổ do bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Sản, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI phụ trách, nhanh chóng được tiến hành. Do bệnh nhân có tiền sử thiếu máu nên ê-kip đã dự trù thêm 2 đơn vị khối hồng cầu (một đơn vị tương đương 200ml máu) nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật.
Trải qua 2 giờ đồng hồ phẫu thuật căng thẳng, đội ngũ bác sĩ đã loại bỏ thành công các khối u xơ tử cung, u buồng trứng phải dạng lạc nội mạc tử cung kích thước 6x5cm, u buồng trứng trái dạng lạc nội mạc tử cung kích thước 2x2cm dính vào mặt sau tử cung.
Sau khi hoàn tất các khâu, ekip thực hiện khâu đóng thành bụng với chỉ khâu chuyên dụng. Vết mổ được tiến hành khâu thẩm mỹ với kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ Hà. Bởi vậy, bệnh nhân không phải lo lắng về các vấn đề như sẹo xấu, mất thẩm mỹ sau phẫu thuật. Sau ca mổ, sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định và đã xuất viện sau 5 ngày theo dõi.
Cận cảnh khối u đã được các bác sĩ lấy ra sau ca phẫu thuật (Ảnh TCI).
Về trường hợp của chị Thu, bác sĩ Hà cho biết đây là một trong những ca phẫu thuật phức tạp vì bệnh nhân vừa có u xơ tử cung to, vừa lạc nội mạc tử cung buồng trứng hai bên, rất dính khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Qua đánh giá, bác sĩ Hà cho biết vết mổ ổn định, không nhiễm trùng, không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hà cho biết thêm: "Sau thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung và hai phần phụ, bệnh nhân có thể bị đau nhiều tại vùng âm đạo, quặn ruột. Do vậy, người bệnh cần được theo dõi kỹ càng, nghỉ ngơi nhiều và sau mổ phải thường xuyên tới khám, kiểm tra định kỳ. 7 ngày sau mổ, người bệnh có thể bắt đầu di chuyển, đi lại bình thường. Sau 14 ngày trở đi, bệnh nhân mới có thể hoạt động, sinh hoạt trở lại, tuy nhiên vẫn cần chú ý vận động nhẹ nhàng".
Chị em phụ nữ không nên chủ quan với các dấu hiệu bệnh phụ khoa (Ảnh: TCI).
U xơ tử cung, u nang buồng trứng là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Bệnh ít triệu chứng nên thường phát hiện muộn, biến chứng nặng khi quá to, mất cấu trúc giải phẫu, tiến hành phẫu thuật sẽ khó khăn và gặp nhiều biến chứng.
Vì vậy, chị em cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng, đảm bảo được chức năng sinh sản và sức khỏe, tránh tình trạng phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung và hai phần phụ như bệnh nhân Thu.
Chính vì vậy, bác sĩ Nguyễn Văn Hà khuyến cáo chị em phụ nữ nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhất là những người bệnh có triệu chứng bất thường như thấy bụng to lên, ra dịch âm đạo bất thường, rối loạn kinh, rong kinh, rong huyết..., đau, chèn ép ở vùng chậu nên đến cơ sở y tế thăm khám.
Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai Dấu hiệu bất thường khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của bà bầu và thai nhi. Những dấu hiệu bất thường khi mang thai rất có thể là cảnh báo cho một nguy cơ tiềm ẩn của cả mẹ và thai nhi. Sau đây là những...