Tỷ phú trả ơn: Vay 3 triệu trả 33 tỷ, 25 năm vẫn đau đáu tìm ân nhân
Câu chuyện một vị tỷ phú Trung Quốc dành nhiều năm liền đi tìm vị ân nhân đã mất liên lạc suốt 25 năm để báo ơn gây bão mạng xã hội.
Đặc biệt là màn trả ơn có 1-0-2 của anh khiến nhiều người cảm động. Thông tin được đăng tải trên trang 163 cho hay vị tỷ phú này tên là Tôn Thắng Vinh (SN 1972), người Chiết Giang, Trung Quốc.
Vị ân nhân thời niên thiếu
Anh là một doanh nhân khá thành đạt ở Tây Ban Nha trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng bách hóa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để có được thành công ngày hôm nay anh đã phải trải qua muôn vàn cay đắng. Trong hành trình lập nghiệp của mình, người đàn ông nhớ mãi đến một vị ân nhân, dù là người dưng nhưng đã tin tưởng cho mình vay 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng).
Thắng Vinh vô cùng biết ơn người ân nhân đã giúp đỡ mình thời niên thiếu.
Cụ thể, thời niên thiếu sau khi Tôn Thắng Vinh học hết tiểu học, vì gia đình nghèo khó nên anh đã nghỉ học lên Từ Châu (Giang Tô) học cắt tóc trong cửa tiệm của anh trai. Vì tay nghề còn non trẻ nên Thắng Vinh nhiều lần bị khách quát vào mặt. Một lần anh lỡ tay cắt hỏng tóc của một vị khách và rất sợ hãi. Tuy nhiên, người khách này không những không trách mắng mà còn động viên Thắng Vinh, thậm chí hẹn sẽ quay lại cắt tóc.
Vị khách tên là Trương Ái Dân (khi đó 24 tuổi), chính là vị ân nhân sau này của Thắng Vinh. Sau lần cắt tóc hỏng, Ái Dân đã quay lại cửa hàng và yêu cầu Thắng Vinh cắt tóc cho mình. Kể từ đó hai người vô cùng thân thiết và coi nhau như anh em, bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, đến năm 1987, tiệm cắt tóc của anh trai Thắng Vinh thua lỗ, người anh đóng cửa quán về quê sống.
Nhờ sự giúp đỡ và động viên của Ái Dân năm xưa mà Thắng Vinh có được thành công như ngày hôm nay.
Thắng Vinh không muốn về quê nên đã tới Ôn Châu (Chiết Giang) làm việc trong một nhà máy. Anh chàng mong muốn có thể tiết kiệm tiền mở tiệm tóc của riêng mình. Tuy nhiên, công việc ở nhà máy khá vất vả, đồng lương lại ít ỏi khiến anh vô cùng chán nản. Trong một lần lang thang trên đường, Thắng Vinh bất ngờ gặp lại Ái Dân đang đi công tác. Cả hai cùng đi ăn và tâm sự với nhau nhiều chuyện. Biết được mong muốn của Thắng Vinh, Ái Dân đã không ngần ngại đầu tư 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng) để Thắng Vinh thực hiện ước mơ.
Tuy nhiên việc kinh doanh tiệm tóc không thuận lợi, Thắng Vinh buộc phải đóng cửa và nhập ngũ mà không nói với Ái Dân một lời nào. Ở trong quân ngũ Thắng Vinh đã viết thư kể hết sự tình cho Ái Dân nhưng bức thư đã không đến được tay vị ân nhân này. Cứ thế họ mất liên lạc suốt 25 năm.
Tháng 2/2019 Trương Ái Dân được trao giải Người tốt Giang Tô.
Hành trình thành tỷ phú và tìm lại ân nhân năm nào
Sau khi xuất ngũ, Thắng Vinh trở về quê rồi đi xuất khẩu lao động sang Tây Ban Nha. Tại đây anh đã miệt mài làm việc không kể ngày đêm. Sau khi tích lũy được một số vốn anh chàng bắt đầu kinh doanh cửa hàng bách hóa rồi tiến tới thành lập công ty. Công việc kinh doanh thuận lợi khiến Thắng Vinh nhanh chóng phất lên như diều gặp gió, trở thành vị tỷ phú ở xứ người.
Nhớ lại hành trình lập nghiệp của mình, Thắng Vinh vẫn nhớ mãi vị ân nhân năm nào. Anh quyết định về nước để báo đáp ân tình năm xưa. Năm 2008, Thắng Vinh trở về Trung Quốc, bỏ lại công việc đi khắp nơi tìm kiếm Trương Ái Dân. Tuy nhiên, dù đã tìm kiếm nhiều nơi nhưng không có tin tức nào. Tới năm 2010, Thắng Vinh lại về Từ Châu, Trung Quốc để tìm vị ân nhân của mình nhưng vẫn không có kết quả.
Cuối cùng vào năm 2012, anh chàng đã nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát để tìm Trương Ái Dân. Trong buổi sáng chuẩn bị bay về Tây Ban Nha thì anh nhận được tin tốt từ cảnh sát. Cuối cùng vị ân nhân năm nào đã được tìm thấy. Thắng Vinh chờ người anh mà mình luôn nhớ ơn suốt 25 năm tại khách sạn. Gặp lại nhau cả hai vô cùng xúc động ôm lấy nhau mà rơi nước mắt.
Video đang HOT
Thắng Vinh mở một đại lý vang đỏ ở Trung Quốc cho bạn của mình.
Thắng Vinh đề nghị mua 1 chiếc xe hơi và 2 căn nhà ở Từ Châu cho Ái Dân để trả ơn. Tuy nhiên, Ái Dân đã từ chối không nhận. Sau thời gian suy nghĩ, Thắng Vinh nghĩ ra chủ ý muốn mở một đại lý vang đỏ của Tây Ban Nha ở Trung Quốc mà không có người quản lý. Anh đề nghị Ái Dân giúp một tay. Lúc này người đàn ông mới đồng ý.
Sau đó, vị tỷ phú không tiếc bỏ ra hơn 10 triệu nhân dân tệ (hơn 33 tỷ đồng) để mở một đại lý chuyên bán vang đỏ của Tây Ban Nha và để Trương Ái Dân làm quản lý. Thực chất Thắng Vinh muốn dùng cách này để báo đáp ân tình năm xưa cho Ái Dân mà không hề quan tâm đến lợi nhuận.
Tháng 2/2019 Trương Ái Dân được trao giải Người tốt Giang Tô và tên của anh cũng nằm trong danh sách Người tốt Trung Quốc. Có lẽ chính Ái Dân cũng không thể ngờ chỉ với hơn 3 triệu đồng năm nào anh đã có được một người anh em khắc cốt ghi tâm, thậm chí còn được báo đáp tới 33 tỷ đồng sau 25 năm.
Tỷ phú xây hơn 300 biệt thự nguy nga tri ân cả làng
Chân dung vị tỷ phú Trần Sinh người đã xây hơn 300 biệt thự trả ơn dân làng. (Ảnh: QQ)
Trước đó, mạng xã hội cũng xôn xao câu chuyện một vị tỷ phú trả ơn dân làng đã góp tiền giúp mình đi học đại học bằng 328 ngôi biệt thự. Cụ thể, trang QQ đưa tin vị tỷ phú này chính là Trần Sinh, Chủ tịch tập đoàn đồ uống Tiandi No 1 Beverage, ông chủ chuỗi thịt lợn cao cấp Yihao Tuzhu và đại gia bất động sản có tiếng của Trung Quốc. Ít ai biết rằng để có được thành công như hiện tại, vị tỷ phú này đã phải trải qua tuổi thơ vô cùng cơ cực.
Hoàn cảnh gia đình Trần Sinh vô cùng khó khăn, bố mất sớm, mẹ không biết chữ. Dù vậy người mẹ vẫn luôn động viên con trai học hành. Nhận thấy gia đình khó khăn, Trần Sinh cũng rất chăm chỉ học tập và đạt thành tích cao. Năm 1980, Trần Sinh đỗ vào khoa Kinh tế của Đại học Bắc Kinh. Tuy nhiên vì không có tiền đi học nên thời điểm đó ông dự định bỏ học đi làm.
Những căn biệt thự nguy nga trải rộng khắp ngôi làng. (Ảnh: QQ)
Lúc này chính những người dân trong làng đã quyên góp tiền giúp Trần Sinh được vào đại học. “Làng của chúng ta cuối cùng cũng có người đầu tiên đỗ đại học, vì thế, chúng ta nhất định phải cho thằng bé đi học”, người đại diện cho dân làng nói với mẹ Trần Sinh. Nhờ số tiền này mà Trần Vinh đã được học hành đến nơi đến chốn.
Sau khi thành công, Trần Vinh trở về làng đầu tư tạo công ăn việc làm cho người dân. Ông còn xây trường học, tăng lương cho giáo viên cũng như đầu tư nhiều cơ sở vật chất. Sau khi lo kế sinh nhai cho người dân xong, Trần Vinh còn xây cả biệt thự cho họ ở. Lần đầu tiên ông xây 253 căn biệt thự cùng nhiều trang trại chăn nuôi. Sau đó Trần Vinh tiếp tục xây thêm 70 căn biệt thự nữa, giúp ngôi làng phát triển mạnh mẽ.
Không chỉ xây nhà cho người dân, Trần Sinh còn tạo thêm công ăn việc làm cho họ.
Tỷ phú bất đắc dĩ "tức giận" vì lọt top người giàu, chỉ muốn cho đi hết cả cơ nghiệp
Dù sở hữu khối tài sản trị giá tỷ USD, Yvon Chouinard cảm thấy bất đắc dĩ khi Forbes gọi tên ông trong danh sách tỷ phú.
Những người thích phiêu lưu mạo hiểm rất có thể quen thuộc với thương hiệu quần áo ngoài trời khổng lồ Patagonia. Tuy nhiên, nhà sáng lập của thương hiệu - Yvon Chouinard - gần đây thông báo sẽ cho đi thương hiệu tỷ USD của mình, sử dụng lợi nhuận trong tương lai để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu.
Thông tin này khiến mọi người háo hức tìm hiểu thông tin về doanh nhân lạ kỳ này.
Vận động viên kiếm sống nhờ bán đồ tự chế
Yvon Chouinard (sinh năm 1938) là một trong những nhà leo núi hàng đầu trong "Kỷ nguyên vàng của môn leo núi Yosemite".
Là một người ham mê leo núi, Chouinard đã tự học rèn vào năm 1957 để tạo ra những dụng cụ leo núi có thể tái sử dụng mà không gây ô nhiễm môi trường. Cùng năm đó, ông mua một lò rèn đốt than đã qua sử dụng và thành lập tiệm rèn trong chuồng gà ở sân sau của cha mẹ ông ở Burbank, California, Mỹ. Ông tự tay làm những chiếc piton - chốt hoặc gai kim loại gắn vào đá để hỗ trợ dây thừng của người leo núi.
Những chiếc piton của Chouinard nhanh chóng được nhiều người leo núi biết đến. Chúng đã giúp Chouinard trang trải cuộc sống vì ông có thể rèn 2 chiếc piton mỗi giờ, bán chúng với giá 1,5 USD mỗi chiếc (tương đương 16 USD ngày nay), giúp Chouinard có thời gian và tiền bạc dành cho cuộc phiêu lưu.
Song vào khoảng năm 1970, Chouinard nhận thức được rằng việc sử dụng các piton thép gây ra thiệt hại đáng kể cho các vết nứt của Thung lũng Yosemite. Sự thành công của những chiếc piton đã khiến anh ấy thành lập Chouinard Equipment, Ltd.
Không bao lâu, đến năm 1989, công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản để các vụ kiện trách nhiệm pháp lý. Các tài sản cứng của công ty đã được nhân viên mua lại.
Chouinard với các thiết bị để leo núi (Ảnh: Tom Frost)
Bước ngoặt trở thành doanh nhân
Ý tưởng kinh doanh quần áo leo núi ngoài trời đến với Chouinard trong một lần ông đến Scotland vào mùa đông năm 1970. Chouinard mua một số áo bóng bầu dục và bán chúng thành công rực rỡ. Từ khởi đầu nhỏ này, công ty Patagonia đã phát triển thêm nhiều lựa chọn quần áo chắc chắn.
Chouinard nhận ra rằng sự thành công về mặt tài chính có thể giúp ông đạt được những mục tiêu cá nhân. Do vậy, doanh nhân người Mỹ đã cam kết biến công ty thành nơi làm việc xuất sắc và là một nguồn lực quan trọng cho các hoạt động vì môi trường.
Sứ mệnh của Patagonia luôn phản ánh thái độ làm việc tốt hơn của Chouinard. Từ năm 2002, Yvon Chouinard thành lập dự án "1% vì Hành tinh", thể hiện cho cam kết thương hiệu dành 1% doanh số bán hàng cho các hoạt động vì môi trường. Hành động này vẫn diễn ra cho đến ngày nay và công ty của Chouinard trở thành doanh nghiệp đầu tiên thực hiện cam kết này.
Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ nhân viên làm việc trong các dự án môi trường tại địa phương. Chouinard còn thúc đẩy thương hiệu của mình áp dụng các phương pháp bền vững, bao gồm sản xuất vải từ chai nhựa tái chế.
Vào năm 2018, công ty đã thay đổi mục đích thành "chúng tôi kinh doanh để cứu hành tinh quê hương này". Những đóng góp của Chouinard đã khiến ông trở nên khác biệt so với những doanh nhân giàu có khác.
Ngay cả vợ của Chouinard là Malinda Pennoyer cũng chưa bao giờ dao động trong mục tiêu làm điều tốt và cho đi những gì họ có thể.
Yvon Chouinard được biết đến nhiều với vai trò là nhà sáng lập Patagonia (Ảnh: Forbes)
Người đàn ông trở thành tỷ phú "bất đắc dĩ"
Theo The Guardian, bài báo được xuất bản năm 2017 của Forbes đã khiến Yvon Chouinard "thực sự tức giận". Từ nhà leo núi, Yvon Chouinard bất đắc dĩ trở thành doanh nhân và là người sáng lập công ty quần áo ngoài trời Patagonia. Forbes đã vinh danh Chouinard là tỷ phú và thêm ông vào danh sách những người giàu nhất thế giới.
Trong khi nhiều người mơ ước đạt được tài sản chín chữ số, Chouinard cho rằng đây là dấu hiệu ông đã thất bại trong sứ mệnh của cuộc đời mình: Làm cho thế giới trở thành nơi tốt đẹp và công bằng hơn.
"Thay vì chiết xuất giá trị từ thiên nhiên và biến nó thành của cải cho các nhà đầu tư, chúng tôi sẽ sử dụng sự giàu có mà Patagonia tạo ra để bảo vệ nguồn gốc của tất cả của cải", Yvon Chouinard cho biết.
Để làm được điều này, gia đình Chouinard đã chuyển 2% cổ phiếu có quyền biểu quyết của mình vào Patagonia Purpose Trust để giám sát và đảm bảo rằng thương hiệu luôn đúng với giá trị ban đầu. 98% cổ phần còn lại của gia đình sẽ được chuyển đến tổ chức phi lợi nhuận Holdfast Collective mới nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Gia đình sẽ trả 17,5 triệu USD tiền thuế và sẽ không nhận bất kỳ lợi ích thuế nào cho khoản đóng góp của mình.
Giải thích về quyết định từ bỏ công ty của mình, Chouinard nói với New York Times: "Tôi đã được tạp chí Forbes xếp vào danh sách tỷ phú, điều này thực sự khiến tôi rất tức giận. Tôi không có 1 tỷ USD trong ngân hàng. Tôi không lái xe Lexus".
Tuy nhiên thực tế, theo dữ liệu gần nhất của Forbes, Chouinard sở hữu khối tài sản trị giá 1,2 tỷ USD. Về phần Patagonia, thương hiệu này có giá trị ước tính khoảng 3 tỷ USD. Công ty bán hơn 1 tỷ USD quần áo và thiết bị ngoài trời, mang lại doanh thu 100 triệu USD mỗi năm.
Chouinard "không bao giờ muốn trở thành một doanh nhân", ông viết trong bức thư gửi cho các khách hàng của Patagonia để thông báo về kế hoạch này. Niềm đam mê về sự bền vững của ông không bao giờ cạn kiệt ngay cả khi Patagonia lớn lên.
Năm 2017, một phát ngôn viên của Patagonia nói với Forbes: "Chúng tôi cực kỳ phản đối việc được đưa vào danh sách này. Chouinard cũng chẳng bao giờ khoe khoang với bạn bè của mình về việc được tuyên bố là tỷ phú".
Chouinard không ngại tự gọi bản thân là "chiếc túi bụi", ông từng dành hơn 200 đêm mỗi năm để ngủ ngoài trời. Ngày nay, Chouinard vẫn sống đúng với nguồn gốc giản dị của mình và không có máy tính hay điện thoại di động.
Ảnh: The New York Times
Tư duy làm giàu tuyệt đỉnh ẩn sau câu chuyện "3 miếng dưa hấu" của tỷ phú từng giàu nhất thế giới Một câu chuyện về bài học lợi ích vô cùng sâu sắc của "Vua dầu mỏ" Rockefeller. Tại sao người giàu lại giàu? Tại sao người nghèo lại nghèo? Câu chuyện "3 miếng dưa hấu" của chính John D. Rockefeller sẽ truyền cảm hứng giúp bạn thay đổi hiện trạng và thoát khỏi cảnh nghèo khó. Có một thanh niên ở Mỹ bị...