Tỷ phú Mỹ trao tặng ĐH Oxford khoản quyên góp lớn nhất lịch sử trường
Vị tỷ phú người Mỹ quyên góp 150 triệu bảng Anh cho ĐH Oxford vì đem lòng yêu mến “những tòa tháp thơ mộng” của ngôi trường nổi tiếng này từ thuở thiếu thời dù không theo học tại đây.
Số tiền trị giá 150 triệu bảng Anh từ doanh nhân người Mỹ Stephen Schwarzman là khoản quyên góp lớn nhất mà ĐH Oxford nhận được trong 500 năm qua.
Giải thích cho việc làm hào phóng của mình, vị tỷ phú 72 tuổi cho biết khi còn trẻ, ông đã vô cùng yêu mến “những ngọn tháp thơ mộng” của ngôi trường.
“Tôi ghé thăm Oxford vào năm 15 tuổi và vô cùng ấn tượng với nơi đây. Tôi chưa từng thấy nơi nào trên thế giới có những tòa nhà tráng lệ tới như vậy”, ông Schwarzman cho hay.
ĐH Oxford.
Số tiền quyên góp sẽ được dùng để xây dựng một trung tâm nghiên cứu về nhân quyền, bao gồm một Viện nghiên cứu về vấn đề đạo đức khi phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Đây sẽ là nơi nghiên cứu về việc ứng dụng AI và những công nghệ máy tính tiên tiến khác.
Bày tỏ quan điểm về sự phát triển của AI, ông Schwarzman chia sẻ: “Chúng ta phải quyết định những vấn đề AI được phép và không được phép làm. Nếu không được kiểm soát, một mặt AI có thể tạo ra những kết quả tuyệt vời nhưng cũng có thể dẫn tới những vấn đề phức tạp như tình trạng thất nghiệp ra tăng cùng nhiều vấn đề khác”.
Video đang HOT
Trước đó, ông Schwarzman từng quyên góp những khoản tiền lớn cho thư viện công New York và ĐH Yale.
Trung tâm mới sẽ mang tên ông Schwarzman và sẽ là nơi quy tụ tất cả các chương trình nghiên cứu về nhân quyền của ĐH Oxford. Tòa nhà còn có các phòng học tiếng Anh, lịch sử, ngôn ngữ học, âm nhạc, triết học và một thư viện phục vụ công tác nghiên cứu.
Đây cũng sẽ là nơi tổ chức biểu diễn và trưng bày nghệ thuật, bao gồm một nhà hát để sinh viên có thể trình diễn các vở kịch trước công chúng.
Tỷ phú Mỹ Stephen Schwarzman và vợ.
Một phần số tiền quyên góp cũng sẽ được dùng để đầu tư cho chương trình học bổng của nhà trường với mong muốn thu hút nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Xét về truyền thống, các đại học Anh không thường kêu gọi các khoản quyên góp từ các đơn vị tư nhân. Tuy nhiên, trong bối cảnh các khoản trợ cấp từ chính phủ bị cắt giảm trong thời gian gần đây, việc này đã trở nên cần thiết hơn nhằm duy trì hoạt động của các trường.
Phó hiệu trưởng ĐH Oxford Louise Richardson là người đã tiếp cận và đề nghị ông Schwarzman tài trợ cho nhà trường. Bà Richardson nhận định các trường đại học tại Mỹ làm tốt hơn trong việc thu hút các khoản tài trợ từ các cựu sinh viên và đây là điều các đại học Anh cần làm tốt hơn trong tương lai.
Ông Schwarzman từng theo học ĐH Yale và sở hữu khối tài sản ước tính trị giá 11 tỷ bảng Anh.
Ông là chủ tịch công ty đầu tư Blackstone và nằm trong nhóm những cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Minh Hương
Theo Daily Mail/Dân trí
Bổ sung Viện Trần Nhân Tông vào quy hoạch Đại học Quốc gia Hà Nội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
Thủ tướng đồng ý bổ sung Viện Trần Nhân Tông và Đại học Việt Nhật vào đề án quy hoạch tổng thể xây dựng trường. Đại học Quốc gia Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết để bổ sung hai công trình này, trình Bộ Xây dựng thẩm định. Các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc khu nghiên cứu cao cấp quốc gia sẽ do Đại học Quốc gia Hà Nội lập quy hoạch và đầu tư xây dựng.
Khu Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc rộng hơn 1.000 ha hiện còn nhiều diện tích đất trống, cỏ cây phủ đầy. Ảnh: Giang Huy.
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt và thông qua báo cáo tiền khả thi năm 2003, với mục tiêu phát triển một đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á.
Cuối năm 2003, dự án được khởi công. Kế hoạch đặt ra là đến năm 2015, trên khu đất 1.000 ha sẽ có 9 đại học thành viên, 8 viện, 13 trung tâm nghiên cứu, 4 trường THPT chuyên với quy mô hơn 41.000 sinh viên, học sinh học tập. Toàn bộ cơ sở hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội ở nội thành dời lên Hòa Lạc.
Năm 2013, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được mở rộng thành 1.113 ha, thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2025. Ngoài 1.000 ha là khu đại học và các cơ sở nghiên cứu cao cấp, diện tích còn lại là khu tái định cư. Dự án sẽ phục vụ cho khoảng 60.000 sinh viên, 3.500 học sinh chuyên và 6.550 cán bộ, nhân viên.
Tổng vốn đầu tư ước tính được nâng từ 7.320 tỷ đồng năm 2003 lên hơn 25.800 tỷ đồng, trong đó 82,63% là vốn nhà nước.
Tháng 9/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chuyển giao dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc về trường này.
Lãnh đạo Chính phủ cũng chấp thuận chủ trương vay ODA từ ngân hàng Thế giới (WB) để xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách.
Viết Tuân
Theo VNE
Ngôi trường nơi nghèo nhất London có 41 học sinh trúng tuyển ĐH Oxford và Cambridge Brampton Manor Academy - ngôi trường nằm ở khu nghèo nhất London (Anh Quốc) đã phá vỡ kỷ lục của chính mình khi có tới 41 học sinh được nhận vào những học viện danh giá như Oxford hay Cambridge trong năm 2019. Hầu hết các em đến từ những cộng đồng dân tộc thiểu số và là người đầu tiên trong gia...