Tỷ phú Donald Trump có thể đắc lợi từ vụ khủng bố Brussels
Tâm lý bất an gia tăng có thể khiến nhiều cử tri Mỹ chuyển hướng ủng hộ các chính sách nhập cư có phần cực đoan của ứng viên bạo miệng thuộc đảng Cộng hòa.
Ứng viên tổng thống đảng cộng hòa Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử. Ảnh: AFP
Ngày 22/3 thủ đô Brussels của Bỉ rúng động bởi các vụ đánh bom tự sát tại một sân bay quốc tế và một ga tàu điện ngầm khiến ít nhất 31 người chết và gần 300 người bị thương. Việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiếp tục đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc có thể khiến tỷ lệ ủng hộ chính sách nhập cư, đặc biệt là những đề xuất siết chặt kiểm soát cộng đồng Hồi giáo của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump tiếp tục gia tăng, theo La Liberation.
Chỉ vài giờ sau loạt vụ đánh bom ở thủ đô Brussels của Bỉ, nhà báo Blake Hounshell của Foreign Policy đã đưa ra nhận định rằng nỗi lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố quy mô nhằm vào nước Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành lợi thế lớn của Donal Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Theo Blake Hounshell, kể từ khi bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, vị tỷ phú bất động sản đã tận dụng triệt để tâm lý lo ngại về bảo đảm an ninh, vốn dâng cao sau sự kiện 11/9/2001 để thu hút sự ủng hộ của cử tri. Đến thời điểm hiện tại, dường như ứng viên bạo miện của đảng Cộng hòa vẫn đang đi đúng hướng.
Theo một kết quả thăm dò được Washington Post công bố ngày 10/3, có tới 59% cử tri của đảng Cộng hòa ủng hộ đề xuất cấm nhập cảnh tạm thời đối với người Hồi giáo. Con số này đối với cử tri trên toàn quốc là 60%.
Trả lời phỏng vấn NBC news ngày 22/3, ngay sau thời điểm diễn ra các cuộc đánh bom khủng bố tại Bỉ, tỷ phú Trump đã thẳng thắn thừa nhận rằng chính sách chống khủng bố mạnh tay là một thế mạnh trong chiến dịch tranh cử của ông.
“Đây là một chủ đề mà tôi đặc biệt quan tâm. Tôi nói về nó nhiều hơn bất cứ ứng viên nào, và đó có thể là lý do tại sao tôi đang dẫn đầu trong cuộc đua của đảng Cộng hòa”, Donald Trump khẳng định.
Video đang HOT
Phát biểu sau chiến thắng tại bang Florida tuần trước, Donald Trumg cũng công nhận loạt tấn công thảm sát nhằm vào Paris ngày 13/11/2015 là một bước ngoặt tích cực đối với sự thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của ông.
“Cuộc thảm sát Paris thực sự là một thảm họa. Tuy nhiên sau sự kiện đó chiến dịch tranh cử của tôi đã rẽ sang một hướng khác. Tỷ lệ ủng hộ những chính sách tôi đưa ra trong các cuộc thăm dò đã tăng vọt”, tỷ phú Trump cho biết.
Khi được hỏi sẽ làm gì trên cương vị tổng thống để đối phó lại nguy cơ nước Mỹ bị tấn công khủng bố giống như Bỉ, ứng viên đảng Cộng hòa một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải kiểm soát biên giới chặt chẽ. Ông cũng yêu cầu phục hồi các hình thức tra tấn tù nhân bằng cách trấn nước đã bị quốc hội lưỡng viện cấm từ năm ngoái.
Đánh trúng tâm lý người dân
Theo bình luận viên Fédéric Autran, phái viên của La Liberation tại New York, các vụ khủng bố tại Brussels có thể sẽ tiếp tục hướng các cuộc tranh luận của các ứng cử viên vào những mối nguy hiểm từ các tổ chức khủng bố vốn đã giết hại hàng trăm người trong 18 tháng qua. Ngay sau khi vụ việc, ông Trump đã đăng một tin nhắn trên trang Twitter cá nhân với nội dung: “Tất cả các bạn chắc chắn sẽ nhớ Brussels từng đẹp và an toàn đến mức độ nào. Nay điều đó không còn nữa. Do đó, Mỹ phải hết sức cảnh giác và thông minh”.
Đây tiếp tục được xem là thông điệp của tỷ phú bất động sản tới các cử tri hiện vẫn do dự, thậm chí là các cử tri ủng hộ đường lối ôn hòa của ứng viên đảng dân chủ Hillary Clinton.
Theo kết quả khảo sát hợp tác của ABC- Wahsington Post, hiện tỷ lệ người Mỹ nói chung đặt niềm tin vào cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đang cao hơn không nhiều so với tỷ phú bất động sản (50 so với 42%). Tuy nhiên, khi đi sâu cụ thể vào các cử tri quan tâm đến các chính sách chống khủng bố và nhập cư thì ông Trump đang giành lợi thế áp đảo 60% so với 36%.
“Trong bầu không khí sợ hãi đang gia tăng sau các vụ đánh bom tại Brussels, cách tiếp cận có phần độc đoán của Donald Trump lại tỏ ra hấp dẫn hơn với các cử tri. Rất có thể các cử tri này do tâm lý bất an mà sẵn sàng ủng hộ những chính sách chưa từng thực hiện trong 50 năm qua”, Thomas Wright, một nhà nghiên cứu tại viện Brookings nhận định.
Bên cạnh đó, các chuyên gia quân sự, ngoại giao và tình báo cho biết trong năm qua, các mạng lưới khủng bố đã lên kế hoạch tấn công vào các mục tiêu ở châu Âu. Mỹ và một số nước đồng minh đã cố gắng ngăn chặn sự phát triển của chúng nhưng thành công rất hạn chế.
Thất bại của lực lượng an ninh Bỉ nói riêng và châu Âu nói chung trong các vụ đánh bom vừa qua tiếp tục khiến cử tri Mỹ quan tâm đến khả năng đối phó của tổng thống Mỹ tiếp theo với các mạng lưới khủng bố vẫn phát triển mạnh tại các khu vực không được kiểm soát ở Syria, Iraq, Libya. Trong bối cảnh đó, thất bại của chính quyền tổng thống Obama trong cuộc chiến chống IS tại Syria sẽ là một điểm yếu lớn đối với ứng viên Hillary Clinton, người từng giữ chức vụ quan trọng là ngoại trưởng trong hệ thống này.
“Trong bối cảnh cuộc đua đang căng thẳng. Một sự việc kiểu như thế này rất có thể định đoạn được số phận của các ứng viên. Nếu không muốn nhìn đối thủ giành thằng lợi, Tổng thống Obama và bộ máy của ông chắc chắn phải tìm mọi cách phối hợp với các cơ quan an ninh châu Âu để sự việc không thể lặp lại”, Fédéric Autrankhẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Khủng bố Brussels: Tại sao lại là Bỉ?
Vụ khủng bố Brussels gây sốc nhưng không quá bất ngờ. Bỉ từ lâu đã bị xem là "lò khủng bố" ở Tây Âu. Từng có thống kê cho thấy Bỉ "cung cấp" chiến binh khủng bố nước ngoài cho Syria và Iraq cao nhất Tây Âu.
An ninh đang được thắt chặt trên khắp nước Bỉ - Ảnh: Reuters
Trong nhiều năm qua, nhất là sau vụ khủng bố Paris ngày 13.11.2015, các nhà phân tích an ninh đã lo lắng về tình trạng những kẻ cực đoan mở rộng hoạt động ở Bỉ. Hãng truyền thông ABC của Úc dẫn một báo cáo hồi tháng 2 vừa qua cho rằng Bỉ là nơi có tỉ lệ "cung cấp" chiến binh khủng bố cho Iraq và Syria cao nhất trong số các quốc gia Tây Âu, lên đến con số 562 trên số dân 11 triệu người.
Những tổ chức mà các tay khủng bố này tham gia chính là những cái tên khét tiếng như Nhà nước Hồi giáo (IS) hay Jabhat an-Nusra.
Nghi can trong vụ khủng bố Paris là Salah Abdeslam được cho đã trở về Bỉ sau vụ tấn công. Người này đã bị bắt hồi tuần trước ở Brussels.
Nhiều thành phố ở Bỉ được phát hiện là nơi đặt "chân rết" của khủng bố, nhưng nơi khét tiếng nhất là Molenbeek, khu vực ngoại thành phía tây nam của Brussels. Đó cũng là nơi tập trung đông người Hồi giáo gốc Ma Rốc. Nhiều kẻ khủng bố tham gia vào vụ tấn công Paris hồi tháng 11 năm ngoái từng sinh sống ở Molenbeek.
Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ tấn công vào các bảo tàng, siêu thị, nhà ga ở Bỉ, theo ABC.
Brussels tang thương sau hàng loạt vụ tấn công ngày 22.3 - Ảnh: Reuters
Những kẻ khủng bố cũng có nhiều lý do để chọn Bỉ nhằm "khuếch đại" hiệu ứng: Bỉ chính là trái tim của châu Âu, là nơi đặt trụ ở của Liên minh châu Âu (EU), của NATO, của hàng loạt tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia...
BBC dẫn lời chuyên gia nghiên cứu khủng bố Pieter Van Ostaeyen (người Bỉ) phát biểu sau vụ tấn công khủng bố Brussels: "Tôi đã nghĩ rằng chắc chắn những chuyện như thế này sẽ xảy ra, nhưng không ngờ với quy mô lớn như thế này mà thôi".
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Khủng bố Brussels phơi bày lỗ hổng an ninh châu Âu Cơ quan an ninh châu Âu luôn cố gắng giám sát mọi động tĩnh của những nghi can khủng bố nhưng đây dường như là một nhiệm vụ quá khó khi mà số đối tượng cần theo dõi ngày càng nhiều và bị trộn lẫn vào các nhóm tội phạm có tổ chức. Bỉ tăng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất...