Tỷ phú công nghệ gọi tên 3 kẻ thù của Bitcoin
Tại hội nghị Bitcoin 2022, Peter Thiel gây chú ý khi chỉ trích 3 nhân vật luôn phản đối Bitcoin.
Tại hội nghị Bitcoin hôm 7/4, Peter Thiel, tỷ phú công nghệ, đồng sáng lập PayPal đã công khai chỉ trích Warren Buffett, Jamie Dimon và Larry Fink, 3 ông trùm trong ngành tài chính.
Theo DeCrypt, Thiel bày tỏ thái độ đối với những người ông coi là “ kẻ thù của Bitcoin”. Thiel gọi Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Berkshire Hathaway là “lão già rối loạn nhân cách”.
Jamie Dimon, Giám đốc Điều hành JPMorgan và Larry Fink, Giám đốc Điều hành BackRock cũng nằm trong danh sách những “kẻ thù” mà ông Thiel muốn “vạch mặt”.
Tỷ phú Peter Thiel tại hội nghị Bitcoin 2022.
Bài phát biểu tại Miami là đòn tấn công mới nhất của Peter Thiel nhằm vào những người mà ông cho là đang cản trở đường phát triển của Bitcoin.
Nhà đồng sáng lập Paypal tin rằng Bitcoin là giải pháp thay thế cuối cùng cho toàn bộ hệ thống tài chính truyền thống.
“Bitcoin là thị trường trung thực nhất, hiệu quả nhất trên thế giới. Các ngân hàng trung ương đang trên bờ vực phá sản. Chúng ta đang ở giai đoạn cuối của hệ thống tài chính truyền thống”, ông Thiel tuyên bố.
“Bitcoin không phải là một giải pháp thanh toán như Ethereum, cũng không phải là tài sản thay thế vàng, mà nó giống như một loại cổ phiếu chứng khoán”, ông tiếp tục.
Mặc dù Ethereum là đồng tiền mã hóa có giá trị thứ hai theo vốn hóa thị trường, ông Thiel không chắc liệu đồng tiền này có thể giữ vững vị thế của mình trong thời gian dài hay không.
“Phí giao dịch của Ethereum phải giảm thì đồng tiền này mới phát triển được”, ông giải thích.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu của mình, đồng sáng lập PayPal cũng chỉ trích ngành công nghệ. Ông cho rằng các công ty theo khuynh hướng tự do như Meta lại phải tuân thủ các quy định của chính phủ.
“Không giống như Bitcoin, các công ty như Meta gần như được kiểm soát hoàn toàn bởi chính phủ”, ông nhận xét.
Mặc dù không nêu đích danh, tỷ phú công nghệ cho rằng các công ty ESG cũng cản trở sự phát triển của Bitcoin. ESG (Environmental, Social and Governance) là thuật ngữ để chỉ các công ty và nhóm đầu tư xem xét các yếu tố quản trị môi trường và xã hội, thay vì tối đa hóa lợi nhuận.
“Khi bạn đang nghĩ về ESG, bạn nên nghĩ về Trung Quốc”.
Đây không phải là lần đầu tiên Thiel bày tỏ quan ngại về chính phủ Trung Quốc. Năm 2021, ông nói rằng Bitcoin có thể được sử dụng như một “vũ khí tài chính của Trung Quốc” và cảnh báo rằng người Mỹ nên cảnh giác về cách Trung Quốc phát triển đồng tiền kỹ thuật số (CBDC) của riêng mình.
Tỷ phú công nghệ làm giàu, trốn thuế nhờ sự tin tưởng của ông Trump
Peter Thiel, người đồng sáng lập PayPal, đã nhận được nhiều hợp đồng béo bở của Quân đội Mỹ và sử dụng quỹ hưu trí để trốn thuế.
Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Trump, Peter Thiel được biết đến như tỷ phú có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực công nghệ ở nước Mỹ. Ông phụ trách nhiều vấn đề hệ trọng cho chính quyền, bao gồm cả nhân sự cấp cao.
Cuốn sách The Contrarian của nhà báo Max Chafkin vừa xuất bản cho thấy phía sau hình ảnh hào nhoáng đấy là những mối quan hệ ràng buộc để đổi lấy nhiều quyền lợi.
Trước khi ông Trump nhậm chức vào đầu năm 2017, Peter Thiel đã là một nhà đầu tư có tiếng tại Thung lũng Silicon. Tuy nhiên, về khía cạnh chính trị, ông lại chưa có nhiều dấu ấn nổi bật.
Peter bắt đầu nhận được sự ủng hộ của Trump từ tháng 5/2016, khi mà các ứng viên khác không có nhiều hành động nổi bật. Ông đã giúp cựu tổng thống Mỹ vượt qua sự chỉ trích của phe đối lập về vấn đề phân biệt giới tính và nhanh chóng giành được một vị trí quan trọng tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Nhận được từ tin tưởng từ cựu Tổng thống
Ông Trump là một người theo trường phái chính trị cứng rắn, nhất là trong vấn đề nhập cư và chủng tộc tại nước Mỹ. Ông cho rằng những người nhập cư đều có tác động tiêu cực đến nước Mỹ và cần phải nhanh chóng "tống khứ" họ. Peter cũng rất đồng tình với quan điểm, tuy vậy những CEO công nghệ tại Thung lũng Silicon lại phản đối chính sách này.
Cựu Tổng thống Donald Trump (trái) và Peter Theil (phải) có mối quan hệ chặt chẽ. Ảnh: Vanity Fair .
Các công ty hàng đầu tại Thung lũng Silicon cho rằng ông Trump chỉ nên trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp và giữ lại những người lao động nước ngoài có tay nghề cao. "Chúng ta nên tách biệt vấn đề an ninh biên giới với những người tài năng", Tim Cook đề xuất với cựu Tổng thống Trump.
Tất nhiên, các chính sách cứng rắn dưới thời Tổng thống Trump không được lòng giới công nghệ tại Thung lũng Silicon. Nhiều năm sau, các cố vấn dưới thời Donald Trump cho rằng rằng chính Thiel là người đã kết nối hai bên lại với nhau và khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Không chỉ vậy, Peter Thiel còn có sức ảnh hưởng rất lớn với tư cách là một nhà đầu tư và đàm phán chuyên nghiệp. Ông lãnh đạo một nhóm có tên PayPal Mafia, mạng lưới kết nối những cá nhân sáng lập và điều hành PayPal vào cuối những năm 1990.
Nhóm này bao gồm Elon Musk, cùng với những người sáng lập YouTube, Yelp và LinkedIn. Ngoài ra, các thành viên trong PayPal Mafia cũng từng cấp vốn cho một số nền tảng công nghệ nổi tiếng như Airbnb, Lyft, Stripe và Facebook.
Từ đế chế thanh toán trực tuyến PayPal đến công ty dữ liệu Palatir
Palantir ban đầu là một nỗ lực của Peter để bán công nghệ khai thác dữ liệu cho chính phủ Mỹ. Về cơ bản, Palatir là một công ty phân tích dữ liệu đại chúng và được thành lập vào năm 2003.
Palantir từng hy vọng có thể cạnh tranh hợp đồng với Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, phía quân đội dường như có xu hướng thích làm việc và hợp tác với các nhà thầu trong cùng lĩnh vực an ninh hơn. Đồng thời, họ có thể tránh mất hàng trăm triệu USD mỗi năm cho Thiel.
Peter Thiel giúp Palatir giành được hợp đồng béo bở với Quân đội Mỹ. Ảnh: Bloomberg .
Tuy nhiên, chính quyền mới đã tạo cơ hội cho Palatir và Thiel trong việc có thể giành được hợp đồng từ phía quân đội. Ngay trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết yêu cầu phía quân đội sẽ phải xem xét lại công ty Palatir một cách khách quan hơn.
Thiel cũng đồng thời kêu gọi Tổng thống Trump sa thải Francis Collins, giám đốc kỳ cựu của Viện Y tế Quốc gia và là một người thân cận dưới thời Bill Clinton và George W. Bush. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy chính phủ đương nhiệm về phía Palatir.
Cuối cùng, phía Quân đội Mỹ đã thông báo quyết định chọn Palatir và công ty sẽ có được hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay, trị giá hơn 800 triệu USD. Vào năm 2019, Palantir tiếp tục nhận được hơn 40 triệu USD mỗi năm cho dự án Maven, một nỗ lực của Bộ Quốc phòng nhằm sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu thu được từ máy bay không người lái.
Thiel không cần ảnh hưởng chính trị. Ông ta cố gắng vì tiền
Chia sẻ của một người từng làm việc với Peter Thiel
Vào mùa thu năm 2020, các công bố đã đưa ra ước tính giá trị tài sản ròng cá nhân của Thiel vào khoảng 5 tỷ USD, gần gấp đôi so với trước khi Trump đắc cử. Tăng trưởng nhanh chóng lượng tài sản phần lớn nhờ cổ phiếu Palantir, đã được niêm yết vào tháng 8 với mức định giá khoảng 20 tỷ USD. Thiel sau đó sở hữu khoảng 20% cổ phần của công ty và cũng nắm giữ cổ phần trong một số công ty khác có mức tăng trưởng nhảy vọt.
Không chỉ vậy, một số người biết Thiel nhận định rằng giá trị tài sản ròng thực tế của ông ta thậm chí có thể vượt mức 10 tỷ USD. Điều đó một phần là do Thiel đã âm thầm tích lũy cổ phần trong một số công ty tư nhân có định giá cực cao, bao gồm cả công ty khởi nghiệp thanh toán trực tuyến Stripe. Tuy nhiên, đó cũng là do Thiel đang che chắn một phần lớn tài sản đầu tư của mình khỏi các loại thuế.
Chiêu trò trốn thuế "hợp pháp"
Thiel đã để phần lớn tài sản của mình bên trong một phương tiện đầu tư được gọi là quỹ hưu trí cá nhân (Roth IRA). Roths là tài khoản hưu trí miễn thuế được thiết kế cho người lao động thuộc tầng lớp trung-hạ lưu, đồng thời các khoản đóng góp được giới hạn ở mức 6.000 USD mỗi năm.
Peter Thiel lợi dụng quỹ hưu trí Roth để trốn thuế. Ảnh: Market Watch .
Việc một người sử dụng quỹ hưu trí cá nhân Roth để mua cổ phiếu công ty do chính mình kiểm soát là bất hợp pháp. Chưa hết, bắt đầu từ năm 1999, Thiel đã sử dụng quỹ này để mua cổ phiếu của các công ty mà ông có liên kết chặt chẽ - bao gồm PayPal và Palantir - với giá thấp tới một phần nghìn xu trên mỗi cổ phiếu. Tất cả các khoản thu nhập từ vốn kể từ đó đều được miễn thuế.
Về mặt pháp lý, Thiel không sở hữu hơn 50% PayPal tại thời điểm đầu tư Roth và do đó không có quyền kiểm soát công ty. Trên thực tế, Thiel là người có tiếng nói về mọi thứ trong PayPal khi ông đã xây dựng nó từ những ngày đầu tiên. Khi Thiel đe dọa sẽ từ chức Giám đốc điều hành PayPal, hội đồng quản trị của công ty đã buộc phải phát hành gần 4,5 triệu cổ phiếu để Thiel có thể mua được. Ngoài ra, theo ước tính, khoảng 1/3 số cổ phiếu này đã được Thiel mua lại bằng quỹ hưu trí Roth.
Theo ProPublica, tính đến năm 2019, riêng quỹ Roth của Thiel đã có trị giá trên 5 tỷ USD. Với tình hình hoạt động khả quan của các công ty mà Thiel có sở hữu cổ phần, giá trị tài sản thực tế của Thiel còn có thể cao hơn nhiều.
Tỷ phú công nghệ ân hận vì tàn phá Internet Nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey cho rằng mình phải gánh một phần trách nhiệm trước tình trạng Internet hiện nay. Trên tài khoản cá nhân, Jack Dorsey nói về thời kỳ Internet mới bắt đầu nở rộ, với những diễn đàn thảo luận thông tin truyền thống như IRC. Ông cho rằng những giao thức này giúp Internet trở thành một thế...