Tỷ lệ tốt nghiệp giảm nhiều ở các điểm ‘nóng’
Bộ GD-ĐT cho biết từ dữ liệu phân tích điểm thi THPT quốc gia năm 2019, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên cả nước dự kiến đạt 94,06%, giảm 3,51% so với năm 2018. Tuy nhiên, ở các điểm ‘ nóng’ thì con số này có nơi giảm tới hơn 25%.
10 địa phương có điểm trung bình chung thấp nhất cả nước – Ảnh: Lê Hiệp
Các địa phương “nóng” giảm từ 7 đến hơn 25%
Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung của địa phương này là 71,97%. Trong đó hệ THPT là 77,79%, hệ giáo dục thường xuyên là 28,34%. Có một trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là Trường THCS – THPT Chu Văn An (thuộc Trường ĐH Tây Bắc). So với năm 2018 thì tỷ lệ đỗ của thí sinh tỉnh Sơn La đã giảm đáng kể. Năm 2018, tỷ lệ đỗ là 97,29%. Như vậy, tỷ lệ tốt nghiệp tại địa phương này năm nay sụt hơn 25%.
Trong tổng số 33 trường THPT ở tỉnh Sơn La, ngoài Trường THCS – THPT Chu Văn An, Trường THPT chuyên Sơn La đạt tỷ lệ đỗ là 99,09%. Đỗ thấp nhất là Trường THPT Co Mạ, chỉ đạt 52,92%.
Tại Hà Giang, ông Nguyễn Thế Bình, Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT, cho biết tỷ lệ đỗ của toàn tỉnh là 71,96%, thấp hơn năm 2018 gần 17%. Năm 2018, Hà Giang cũng thuộc nhóm địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất nước (89,35%).
Tại Hòa Bình, thống kê sơ bộ cho biết tỷ lệ tốt nghiệp THPT giảm hơn 10% so với năm trước.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn, năm nay có 7.491 thí sinh đỗ tốt nghiệp/8.292 thí sinh dự thi, đạt 90,34% (giảm 7,34% so với năm 2018). Có 25.219 bài thi bằng và trên 5 điểm, tương đương 51,1% (tăng 5,75% so với năm 2018).
Năm nay, mặc dù đề thi “dễ hơn” so với năm 2018 nhưng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung trên cả nước đều giảm. Theo Bộ GD-ĐT, ở các tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, số thí sinh đạt điểm dưới trung bình và điểm liệt so với năm 2018 đều giảm một chút. Gian lận điểm thi năm 2018 chỉ tập trung vào số thí sinh được nâng khống điểm cao để xét tuyển vào các trường ĐH tốp đầu còn kết quả trung bình của cả 3 tỉnh năm trước đều thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
“Đất học” vẫn giữ ngôi đầu bảng
Những địa phương được xem là “đất học” ở khu vực miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh… đều vẫn có tỷ lệ tốt nghiệp cao, đứng đầu bảng trong kết quả ở nhiều môn thi.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định, điểm bình quân các môn của thí sinh tỉnh này có 2 môn xếp thứ nhất toàn quốc gồm môn toán (bình quân 6,523 điểm) và môn hóa học (5,94 điểm), 1 môn xếp thứ hai là vật lý (6,20 điểm), 1 môn xếp thứ ba là ngữ văn (6,041 điểm), 3 môn xếp thứ tư là lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, 1 môn xếp thứ sáu là ngoại ngữ. Môn sinh học nằm ngoài tốp 10 tỉnh điểm cao nhất. Nếu xét về điểm bình quân các môn thi là 5,9 thì Nam Định đứng số 1 toàn quốc (tỉnh xếp thứ hai là Hà Nam đạt 5,89 điểm). Tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT của Nam Định đạt 99,53%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 88,74%. Tỷ lệ tốt nghiệp chung của toàn tỉnh cũng dẫn đầu toàn quốc, đạt 98,57%. Ngoài ra, Nam Định cũng giữ số lượng bài thi đạt điểm giỏi (từ 8 điểm trở lên) cao nhất toàn quốc với 12.538 bài (trong đó có 25 bài đạt điểm 10).
Thái Bình có 18.117 học sinh tốt nghiệp, đạt 97,83%. Trong đó, hệ THPT đạt 98,6%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 90,35%.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.Hà Nội, tỷ lệ tốt nghiệp là 96,18%, trong đó hệ THPT đạt 97,6%; giáo dục thường xuyên đạt 83,68%. Có 70 trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%. Thống kê điểm các môn thi của học sinh Hà Nội trong kỳ thi năm nay cho thấy, toàn TP có tới 56.584 bài thi đạt điểm giỏi (từ 8 trở lên), chiếm tỷ lệ gần 15%. Trong đó có 166 bài thi đạt điểm 10, chiếm tỷ lệ khoảng 13% của cả nước (63 tỉnh thành trên cả nước có tổng số 1.270 bài thi đạt điểm 10, trong đó môn ngoại ngữ, Hà Nội có tới 113/299 bài thi điểm 10, chiếm gần 38% cả nước và chiếm 68% số bài thi đạt điểm 10 của Hà Nội). Tuy nhiên, Hà Nội cũng có 143 bài thi bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống), trong đó có 4 điểm 0. Điểm trung bình cao nhất của Hà Nội là môn giáo dục công dân với 7,31 điểm; tiếp đến là môn toán 6,33 điểm; môn địa lý 6,13 điểm; vật lý 5,82 điểm; ngữ văn 5,76 điểm; hóa học 5,26 điểm; ngoại ngữ 5,02 điểm; sinh học 4,39 điểm; thấp nhất là lịch sử với điểm trung bình toàn thành phố là 4,35.
Tỷ lệ tốt nghiệp của thí sinh Bắc Giang năm nay là 96,16%. Bắc Ninh là địa phương có điểm trung bình môn vật lý cao nhất toàn quốc với 6,31 điểm. Đây cũng là tỉnh có 1/2 bài thi đạt điểm 10 môn vật lý của cả nước.
Theo Sở GD-ĐT Thanh Hóa, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 92,39%, giảm hơn 5% so với năm trước (năm 2018 là 97,46%). Toàn tỉnh có 2 trường THPT có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%, đó là THPT Đào Duy Anh và THPT Bỉm Sơn. Trường THPT Quảng Xương 1 và THPT chuyên Lam Sơn có nhiều học sinh có điểm thi tổ hợp 3 môn xét tuyển từ 27 điểm trở lên nhiều nhất. Đặc biệt, Vũ Đức Anh, học sinh Trường THPT Quảng Xương 1 là thủ khoa khối A cả nước.
Thay đổi cách tính điểm khiến tỷ lệ tốt nghiệp giảm
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính khiến tỷ lệ xét điểm thi THPT quốc gia giảm là do cách tính điểm xét tốt nghiệp thay đổi, điểm thi được tính 70% và kết quả học tập 30% thay vì 50% – 50% như năm 2018 trong khi đó chất lượng giáo dục và kết quả thi thì chưa được nâng lên đáng kể để “bù” vào cách tính điểm mới này.
Theo Thanh niên
Nỗi buồn điểm liệt môn văn
Môn ngữ văn có điểm trung bình không hề thấp (5,49), luôn được xem là môn "chống liệt" nhưng lại là môn "mưa" điểm liệt, gây bất ngờ cho nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo.
Sáng 14-7, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia để làm căn cứ xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019. Đáng buồn là trong 3.128 bài thi bị điểm liệt, môn ngữ văn có số lượng bài thi điểm liệt cao nhất với 1.265 bài, chiếm 40%.
Môn "chống liệt" nhưng lại liệt nhiều nhất
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, môn ngữ văn bị điểm liệt nhiều nhất với 1.265 bài (chiếm 40%); tiếp đến là tiếng Anh với 630 bài, lịch sử 395 bài, toán 345 bài, hóa học 187 bài, vật lý 150 bài, sinh học 98 bài, địa lý 47 bài và thấp nhất là giáo dục công dân với 11 bài.
Năm 2018, tiếng Anh là môn có điểm liệt cao nhất (2.189 bài) thì năm nay đứng ở vị trí thứ hai với điểm liệt chỉ còn 630 bài.
Riêng môn ngữ văn, năm 2018 có 783 bài thi bị điểm liệt thì năm nay tăng hơn 1,6 lần; tăng gấp 2,5 lần (510 bài) so với năm 2017 và xấp xỉ năm 2016 (1.285 bài).
Địa phương có điểm liệt môn ngữ văn nhiều nhất là Hà Nội (104 bài), tiếp đến là Sơn La (91 bài), Quảng Ngãi (90 bài), Đắk Lắk (83 bài), Gia Lai (78 bài), Lạng Sơn (53 bài), Hòa Bình (52 bài), TP.HCM (19 bài)...
Các tỉnh có môn ngữ văn bị điểm liệt ít nhất là Lai Châu, Lào Cai, Ninh Thuận. Mỗi tỉnh chỉ có hai bài thi bị điểm liệt.
Ngữ văn là môn thi bắt buộc để xét tốt nghiệp THPT quốc gia và cũng là môn thi tự luận duy nhất. Đa số thí sinh đều đánh giá đề văn không khó, cấu trúc quen thuộc. Các giáo viên cũng nhận định đề không hề đánh đố nhưng điểm thi lại cho thấy một thực tế khác. Môn ngữ văn có điểm trung bình không hề thấp (5,49), luôn được xem là môn "chống liệt" nhưng lại là môn "mưa" điểm liệt đã gây bất ngờ cho nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: HOÀNG GIANG
Giáo viên "sốc"
"Với đề thi như vậy, tôi không hiểu tại sao điểm liệt môn văn lại nhiều như thế" - cô Nguyễn Thị Thu Phương, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, TP.HCM, chua xót.
Cô Phương cho biết trong đề thi có những câu rất dễ lấy điểm như câu 1 của phần đọc hiểu về nhận biết thể thơ, câu nghị luận xã hội viết về sức mạnh của ý chí. Thế nhưng nhiều em vẫn không làm.
"Thí sinh bị điểm liệt đa phần các em không làm câu nào trong đề hoặc chép lại nguyên đề bài rồi bỏ trống. Trường hợp này có thể rơi vào thí sinh tự do. Bởi học sinh khối phổ thông đều đã quen với cấu trúc đề thi của bộ. Hơn nữa, trong quá trình học, các em đã được ôn tập nhiều nên với đề trên, lấy điểm trung bình là không quá khó" - cô Phương nói.
Số lượng bài điểm liệt môn ngữ văn từ năm 2016 đến 2019.
Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị Kiều Oanh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, bày tỏ: "Thấy con số điểm liệt môn văn, tôi hơi sốc. Vì với đề thi năm nay, thí sinh dễ dàng lấy được 2 điểm. Thế nhưng thực tế lại không phải như thế. Tôi nghĩ những em bị điểm liệt là những em có sức học quá yếu hoặc các em không muốn thi. Nhiều người cứ nghĩ văn chỉ cần "chém gió" cũng có điểm nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Dù chém gió nhưng cũng phải bám sát vào đề, vào dữ liệu văn học. Nên thực tế trong quá trình chấm, có em viết nguyên trang nhưng vẫn không có điểm nào. Bởi đáp án của bộ rất rõ ràng, đúng câu, đúng ý mới chấm được".
Tương tự, cô Lưu Mai Tâm, giáo viên Trường THPT Trịnh Hoài Đức, tỉnh Bình Dương, chia sẻ những em bị điểm liệt chính là những thí sinh không có kỹ năng làm bài.
"Ngay câu đầu tiên, phần đọc hiểu có những câu hỏi rất đơn giản để thí sinh lấy điểm nhưng nhiều em vẫn bị mất điểm vì không có kỹ năng nhận diện thể thơ, không có kỹ năng thông hiểu nội dung của câu thơ, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Tôi thấy buồn vì điều này" - cô Tâm phân tích thêm.
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 4, Nghệ An, khẳng định: "Nguyên nhân cơ bản dẫn đến điểm liệt môn ngữ văn phần nhiều là do ý thức, thái độ học tập của học sinh".
Cô Hà cho rằng với mức độ đề văn như năm nay, để làm được 1 hay 1,25 điểm thì cực kỳ đơn giản. Chỉ cần một vài ý nhỏ đúng, các em đã có thể có điểm. "Với một học sinh học 12 năm, những kiến thức tối thiểu không làm được, không phải do năng lực mà chính là thái độ. Các em chây lười, thụ động, ỷ lại và chủ quan cho rằng viết kiểu gì cũng có điểm" - cô Hà nhấn mạnh.
Cũng theo cô Hà, cũng cần nhìn nhận việc dạy-học văn ở bậc phổ thông vẫn nặng nề kiến thức hàn lâm, và tính ứng dụng thực tiễn không cao. Cho nên học trò thường không có hứng thú với môn học. Vì thế, thiết nghĩ trong quá trình học, nếu môn văn gắn bó với thực tiễn nhiều hơn, gần gũi với đời sống hơn thì sẽ khiến học trò thích thú hơn.
Thời điểm phúc khảo bài thi
Theo quy chế, thí sinh bị điểm liệt các bài thi để xét tốt nghiệp (toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một trong hai bài tổ hợp khoa học xã hội, khoa học tự nhiên) thì sẽ bị trượt tốt nghiệp, phải thi lại vào năm sau. Cho nên nếu thấy điểm có sự chênh lệch quá lớn so với dự đoán của mình, thí sinh có thể xin phúc khảo bài thi.
Từ ngày 14 đến 22-7, thí sinh được quyền xin phúc khảo bài thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả cho thí sinh.
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Ba thủ khoa các khối xét tuyển Đại học, Cao đẳng của Hà Nội là học sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố thống kê điểm các môn thi Kỳ thi THPT quốc gia 2019 của học sinh Thành phố Hà Nội và thống kê điểm của học sinh TP. Hà Nội 6 khối xét tuyển ĐH, CĐ năm 2019. Theo thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội, Kỳ thi THPT quốc gia 2019 Hà Nội có 166 điểm...