Tỷ lệ lây nhiễm nCoV toàn cầu cao nhất từ đầu dịch
Số ca nhiễm nCoV mới toàn cầu tăng gần gấp đôi trong hai tháng qua, đạt tỷ lệ lây nhiễm cao nhất kể từ đầu đại dịch, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 17/4 cho biết: “Các quốc gia trước đây Covid-19 không lan rộng nay đang ghi nhận lượng ca nhiễm tăng mạnh”.
Số trường hợp dương tính tăng đột biến ở gần như tất cả các khu vực, nhất là Brazil, Ấn Độ, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo WHO, trong 7 ngày, kể từ 4/4 đến 11/4, số ca mắc toàn cầu tăng 11% so với tuần trước đó.
Lý do chủ yếu là biến thể nCoV mới lây lan nhanh hơn và việc chính phủ nhiều nước nới lỏng biện pháp hạn chế. Đợt bùng phát mới xảy đến khi công tác tiêm chủng toàn cầu chưa đồng đều. Nhiều nước đã triển khai vaccine đến phần đông dân số, trong khi các quốc gia khác đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Video đang HOT
Hôm 15/4, giới chức Ấn Độ ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Nước này ra lệnh thành lập bệnh viện dã chiến trong các phòng khách sạn và trung tâm sự kiện để đối phó với đợt tấn công của virus. Tại Mumbai, nhà chức trách áp dụng hàng loạt quy định nghiêm ngặt trong tuần này, đóng cửa hầu hết doanh nghiệp. Số trường hợp ở Ấn Độ cao hơn đáng kể so với làn sóng Covid-19 gần nhất hồi tháng 9 năm ngoái.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Houston Methodist chăm sóc bệnh nhân Covid-19, tháng 7/2020. Ảnh: NY Times
Quốc gia này cũng là nguồn cung vaccine quan trọng trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhân viên y tế tại một số khu vực tuyên bố họ chưa được tiêm chủng dù nằm trong nhóm ưu tiên. Đến nay, Ấn Độ đã tiêm hơn 110 triệu liều.
Brazil hiện có hơn 13,7 triệu ca nhiễm nCoV. Tuần này, bác sĩ khẩn cấp yêu cầu nguồn cung y tế do thiếu hụt thuốc an thần để đặt nội khí quản cho người bệnh. Hơn 365.000 người đã chết. Biến thể nCoV ở nước này cũng lây lan nhanh chóng, áp đảo hệ thống y tế. Tổ chức Bác sĩ Không biên giới gọi tình huống này là “thảm họa nhân đạo”. Tổ chức cho biết chính phủ Brazil phản ứng hời hợt và có thái độ chính trị hóa cuộc khủng hoảng Covid-19.
Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục trong tuần này. Hôm 16/4, lần đầu số trường hợp dương tính vượt 60.000. Hôm 14/4, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ban bố lệnh phong tỏa một phần, đúng thời điểm diễn ra tuần thánh Ramadan.
Dịch COVID-19: Brazil siết chặt các biện pháp do dịch bùng phát trở lại
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 4/3, chính quyền thành phố Rio de Janeiro - một trong hai vùng đô thị lớn nhất Brazil - đã ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm và một số hạn chế nghiêm ngặt khác đối với các hoạt động kinh doanh và sự kiện công cộng nhằm ngăn chặn nguy cơ quá tải hệ thống y tế trước làn sóng thứ 2 của đại dịch COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Belem, bang Para, Brazil ngày 3/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo sắc lệnh do Thị trưởng Eduardo Paes ký ban hành, lệnh giới nghiêm sẽ được áp dụng từ 23h00 giờ đêm hôm trước tới 5h00 giờ sáng hôm sau trong thời gian từ ngày 5 đến 11/3. Trong thời gian này, các quán bar và nhà hàng chỉ được mở cửa từ 6h00 - 17h00 hàng ngày với các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Các sự kiện giải trí, hội chợ và hoạt động tại bãi biển bị tạm dừng cho tới khi có thông báo mới.
Trong khi đó, bang Sao Paulo cũng phải tuyên bố quay trở lại "giai đoạn đỏ" với việc chỉ cho phép các dịch vụ y tế, lương thực, vận tải công cộng và trường học mở cửa. Tất cả các trung tâm thương mại, nhà hàng và các khu vui chơi giải trí phải đóng cửa trong 2 tuần.
Ngoài 2 bang trên thì một số địa phương khác như thủ đô Brasilia, các bang Mato Grosso, Pernambuco, Rondonia và Acre cũng buộc phải hạn chế hoặc giới hạn thời gian hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngoại trừ các dịch vụ cơ bản.
Các biện pháp trên được tiến hành trong bối cảnh Brazil đang trải qua giai đoạn khủng hoảng dịch tễ nghiêm trọng do làn sóng thứ 2 của đại dịch COVID-19. Trong 2 ngày gần đây, nước này liên tục ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục, với 1.641 trường hợp trong ngày 2/3 và 1.910 trường hợp trong ngày 3/3. Hiện chính phủ liên bang vẫn chưa đưa ra được chiến lược quốc gia để đối phó và ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này, trong khi chương trình tiêm chủng vaccine được triển khai khá chậm chạp.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cảnh báo các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội đang được một số bang áp dụng hiện nay chưa đủ để ngăn chặn đại dịch, do nhiều nơi vẫn tổ chức các sự kiện cuối năm, sự kiện mùa hè ở Nam bán cầu và các lễ hội Carnaval truyền thống với đông người tham gia.
Theo số liệu thống kê, đến nay Brazil đã ghi nhận 10.718.630 ca mắc COVID-19, trong đó có 259.271 ca tử vong. Hiện mới chỉ có khoảng 7,4 triệu người trong tổng số 212 triệu dân nước này được tiêm mũi vaccine thứ nhất và 2,3 triệu người được tiêm mũi thứ hai. Bộ trưởng Y tế Eduardo Pazuello cho biết Brazil đã quyết định mua 100 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và 38 triệu liều vaccine của tập đoàn Johnson&Johnson. Trước đó, nước này cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Coronavac của Trung Quốc và AstraZeneca của Anh. Brazil đặt mục tiêu có thể hoàn thành chủng ngừa cho tất cả người dân trên 18 tuổi vào cuối năm nay.
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng trở lại ở châu Âu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/3 cho biết số ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 đang tăng trở lại tai châu Âu sau 6 tuần giảm. Phát biểu tại họp báo, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết, số ca nhiễm tại châu Âu tuần trước tăng 9%, lên trên 1 triệu ca mới/tuần, đồng nghĩa rằng...