Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT chỉ đạt hơn 41%
Tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân tộc thiểu số (DTTS) chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học THPT chỉ đạt 41,8%.
Hiện nay, giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN) nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm, đó là tỷ lệ biết đọc, biết viết của người DTTS chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%.
Tỷ lệ học sinh DTTS đi học trung học cơ sở đạt 83,9%, trung học phổ thông chỉ đạt 41,8%.
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT chỉ đạt hơn 41% (ảnh minh họa)
Thông tin trên được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Hà Ngọc Chiến công bố vào sáng 23/10, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV khi trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS, MN giai đoạn 2016 – 2018.
Báo cáo cũng chỉ ra rõ một số dân tộc có tỷ lệ đi học THPT và tỷ lệ biết chữ phổ thông thấp. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng DTTS, MN còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Theo HĐDT, Bộ GD-ĐT cần tham mưu cho Chính phủ đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn thực trạng giáo dục vùng DTTS, MN để có cách nhìn toàn diện, sát thực làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới./.
Theo vov
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Hơn 20% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt
Trong báo cáo kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chỉ ra rằng, vẫn còn khoảng 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. (Ảnh quochoi.vn).
Sáng 23.10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV bước vào ngày làm việc thứ 2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo đó, tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiếu số, miền núi, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non, trường phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được củng cố, mở rộng, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học dân tộc.
Ông Chiến cho rằng, chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú được nâng lên. Hiện nay 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường trung học cơ sở, trường tiểu học, hầu hết các xã có trường, lớp học mầm non.
Cả nước có 314 trường phổ thông dân tộc nội trú; 975 trường phổ thông dân tộc bán trú; 5 trường đào tạo dự bị đại học dân tộc.
Đã có 51/53 dân tộc thiểu số có học sinh cử tuyển đi học đại học; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí ăn ở, học tập.
Từ năm 2016 - 2018, đã tuyên dương trên 400 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, tạo sức lan tỏa, động viên học sinh, sinh viên nỗ lực, phấn đấu vươn lên.
Bên cạnh đó ông Chiến cũng chỉ rõ những hạn chế về chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ còn nhiều khó khăn.
Vẫn còn khoảng 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Trong khi đó, trong phần trình bày về báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết: Hiện nay, tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân tộc thiểu số chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%.
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở đạt 83,9%, trung học phổ thông chỉ đạt 41,8%. Một số dân tộc có tỷ lệ đi học Trung học phổ thông và tỷ lệ biết chữ phổ thông thấp. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn chưa hoàn thành .
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho Chính phủ đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn thực trạng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi để có cách nhìn toàn diện, sát thực làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới.
NGUYÊN - HÙNG - TRUNG
Theo laodong
Tồn tại nhiều bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN). Thực tế, trong quá trình thực hiện những chính sách đó, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải...