Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia 2019 đạt 94,06%
Thông tin trên được Bộ GD&ĐT công bố vào sáng nay 17/7 tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, kết quả tốt nghiệp THPT quốc gia 2019 của cả nước đạt 94,06%. Kết quả của kỳ thi này được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; đồng thời cung cấp dữ liệu làm cơ sở để tuyển sinh ĐH,CĐ và cung cấp thông tin bổ sung về chất lượng giáo dục phổ thông.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các tỉnh năm nay, Nam Định vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước với 98,57%; tiếp đến là Hà Nam đạt tỷ lệ 97,57%; Hà Tĩnh đạt 96,87%; Hải Phòng đạt 97,34%; Bà Rịa Vũng Tàu là 95,55%, Bình Dương là 98,67%; Cần Thơ là 95,51% (năm 2018 là 96,76%)… Hà Giang và Sơn La giảm sâu so với năm 2018, còn hơn 70%…
Nhiều chuyên gia nhận định, điểm thi THPT quốc gia năm 2019 đúng với kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trước đây, khi mục đích sàng lọc, phân loại cao.
Ông Lê Trường Tùng- trường ĐH FPT nhận định, nhìn từ phổ điểm có thể thấy, điểm trung bình của tất cả các môn năm nay đều cao hơn năm ngoái từ khoảng 10-20%. Điểm thi năm nay đảm bảo mức độ phân hóa như năm ngoái nhưng bức tranh sáng sủa hơn nhiều.
Bà Nguyễn Thị Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, phổ điểm các môn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 phản ánh được đúng năng lực học sinh phổ thông. Việc phổ điểm hầu như nghiêng về phía tay phải có nghĩa đề thi không quá khó cũng không quá dễ.
Đáng chú ý, ở hầu hết các tổ hợp xét tuyển 3 môn truyền thống vào ĐH đều có mức điểm 16-17, tức trên mức trung bình, mức điểm cao 22 điểm trở lên có độ phân hóa rõ rệt.
Video đang HOT
Bà Nga đánh giá cao đề thi năm nay đã đáp ứng được cả tiêu tiêu chí xét tuyển ĐH-CĐ, các trường top giữa sẽ không còn “khát” sinh viên như những năm trước.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết, điểm đáng lưu ý năm nay đó chính là ở mức điểm cao từ 7,8 trở lên mức phân hóa khá tốt. Chẳng hạn như môn Vật lý ở mức điểm 7 có 17.519 thí sinh thì mức 8 là 5359, mức 9 là 641 và điểm 10 chỉ có 12 em; môn Toán ở điểm 7 là 35.203 nhưng điểm 8 chỉ còn 22.002 và ở mức 9 còn 4765 và điểm 10 thì rất ít, 12 em.
Mức điểm cao có độ phân hóa tốt nên việc xét tuyển đại học cũng sẽ rất thuận lợi để các trường chọn được thí sinh phù hợp.
Đánh giá về phổ điểm theo các khối truyền thống, ông Sơn cũng nhận định, các khối có nhiều thí sinh đăng ký và nhiều trường sử dụng thì phổ điểm lại có tính phân hóa tốt hơn. Ở khối A00 (toán lý hóa) nếu như ở mức 18 điểm có 33.899 em thì đến mức 21 là 32.322, mức 22 là 25.820, mức 24 là 18.205, mức cao tầm 26 chỉ còn trên 2886 và điểm 27 là 1115 thí sinh.
Tương tự ở khối A01 (toán lý anh) thì mức 26 điểm có 3710 em, mức 28 có 420 em. Khối các trường y dược hay xét đó là khối B00 (toán hóa sinh) thì mức 25 điểm là 2506 em, mức 26 điểm là 1414, mức 27 là 713 em.
“Với số lượng thí sinh đạt được mức điểm cao cũng giúp các trường đảm bảo nguồn tuyển và độ phân hóa tốt giúp các ngành sẽ chọn được học sinh mà không cần dùng các tiêu chí phụ”, ông Sơn nhận định.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào nhóm ngành sức khỏe
Từ năm 2019, nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xác định điểm sàn riêng. Còn đối với những trường xét học sinh tốt nghiệp THPT thì phải có học lực xếp loại giỏi.
Từ năm 2019, nhóm ngành sức khỏe sẽ có điểm sàn riêng. Ảnh minh họa: T.L
Tại Hội nghị trực tuyến Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 tổ chức vào ngày 28.12, Bộ GDĐT đưa ra 6 điểm dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Quy chế tuyển sinh năm 2019.
Đầu tiên là các trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia phải thực hiện tất cả các bước của quy trình xét tuyển.
Thứ hai, phải cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, tỉ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
Thứ 3, đối với quân nhân dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại nơi có sự thay đổi chính sách ưu tiên theo khu vực thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn.
Thứ 4, với nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề: Căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển; xét tuyển học sinh tốt nghiệp có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.
Điểm thứ 5 mà Bộ GDĐT dự kiến sửa đổi trong quy chế tuyển sinh năm 2019 là các trường phải tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh.
Điểm thứ sáu, thí sinh đã xác định nhập học thì không được tham gia xét tuyển các trường khác/đợt tiếp theo.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng thông tin về những điểm dự kiến điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh 2019.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), với nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề (như bác sĩ), căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Còn đối với những trường xét học sinh tốt nghiệp THPT thì phải có học lực xếp loại giỏi.
Quy định này được đưa ra trong bối cảnh năm 2018, ngoài một số trường danh tiếng, có truyền thống về đào tạo ngành y-dược giữ được điểm chuẩn ở mức cao, thì không ít trường có đào tạo ngành này có điểm chuẩn khá thấp. Điều này khiến dư luận lo ngại về chất lượng đội ngũ y-bác sĩ tương lai và kiến nghị cơ quan quản lý cần có giải pháp để siết chặt chất lượng đào tạo với khối ngành này.
Cũng theo Bộ GDĐT, những sửa đổi bổ sung Quy chế tuyển sinh năm 2019 dựa trên cơ sở thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1.7.2019 và rút kinh nghiệm từ một số nội dung bất cập của quy chế tuyển sinh đại học; cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2018.
Trong định hướng tuyển sinh năm 2019, Bộ GDĐT sẽ xây dựng chức năng công khai cơ sở dữ liệu sinh viên để thí sinh tự kiểm tra việc nhập học; rà soát, hoàn thiện các phần mềm xét tuyển, cơ sở dữ liệu trên cổng thông tin thi tuyển sinh; tăng cường tuyên truyền, chọn ngành, hướng nghiệp để thí sinh biết rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia xét tuyển.
BÍCH HÀ
Theo laodong
Đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin trong công tác tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) vừa có văn bản hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra tuyển sinh Đại học (ĐH), tuyển sinh Cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2019. Trong đó, yêu cầu Hiệu trưởng các trường thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin...