Tỷ giá tháng cuối năm: Thận trọng trước những ẩn số
Cảm nhận về mức tăng tỷ giá của người dân đang nhạt đi, nhờ chính sách lãi suất tiết kiệm bằng không với ngoại tệ, khiến lượng tiền tiết kiệm bằng USD của người dân giảm đi đáng kể.
Duy trì sự ổn định
Khảo sát của Đầu tư Chứng khoán cho thấy, trong tuần từ 5 đến 9/11, tỷ giá VND/USD giao dịch trung bình tại các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm mạnh (31,2 đồng) so với tuần trước đó, về mức 23.307,8 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm có bước giảm 0,2 đồng, về mức 22.724,6 VND/USD. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index có diễn biến giảm (0,455%) so với các đồng tiền chủ chốt khác (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đạt mức 96,22 điểm.
Nhận định về diễn biến này, một lãnh đạo cao cấp BIDV cho biết: “Dự báo thị trường ngoại hối trong tháng 11 sẽ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN, tỷ giá VND/USD dao động trong biên độ 23.300 – 23.350 đồng/USD, với hai yếu tố hỗ trợ đến từ chính sách điều hành của NHNN và cung – cầu ngoại tệ cơ bản của nền kinh tế. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng tỷ giá có thể biến động mạnh hơn nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có diễn biến xấu hơn”.
Vị lãnh đạo này phân tích thêm, về mặt chính sách điều hành, NHNN dự kiến tiếp tục điều hành thị trường chủ động, linh hoạt và chưa có thay đổi lớn về mặt chính sách. Theo đó, NHNN được kỳ vọng tiếp tục định hướng điều hành thị trường ngoại hối với mức biến động hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và diễn biến thị trường quốc tế với hai công cụ chính.
Cụ thể, điều chỉnh tỷ giá trung tâm khoảng 20 – 30 điểm và duy trì bơm hút tiền thông qua kênh thị trường mở (OMO) và tín phiếu để chênh lệch lãi suất VND/USD liên ngân hàng ở mức phù hợp, đồng thời tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp ra thị trường khi cần thiết.
Bên cạnh đó, cung – cầu ngoại tệ cơ bản của nền kinh tế thuận lợi với cán cân thương mại dự kiến duy trì thặng dư 200 – 300 triệu USD, trong khi FDI giải ngân ổn định quanh mức 1,8 – 1,9 tỷ USD. Ngoài ra, nếu thành công, một số giao dịch tăng vốn, mua bán cổ phần với nhà đầu tư nước ngoài của Vinaconex, Vietjet Air… có khả năng đem lại cho thị trường thêm 400 – 500 triệu USD.
Ẩn số thị trường quốc tế
Video đang HOT
Mặc dù tỷ giá VND/USD vẫn duy trì sự ổn định, nhưng nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, nhiều sự kiện trong tháng 11 sẽ tác động tới hướng đi của tỷ giá trong thời gian tới. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đang ở khoảng 60 tỷ USD (tương đương khoảng 13 tuần nhập khẩu), đã thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 65 tỷ USD trước đó.
“Điều này hàm ý rằng, NHNN đã sử dụng 5 tỷ USD để can thiệp vào thị trường nhằm hỗ trợ tiền đồng”, các chuyên gia của VDSC nhận định.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV, huy động vốn ngoại tệ tiếp tục tăng trưởng mạnh với mức tăng gần 4,7% trong tháng 10/2018, trong khi tín dụng USD lại có xu hướng sụt giảm hơn 4,6% cho thấy tâm lý găm giữ ngoại tệ đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh tỷ giá USD/VND biến động phức tạp và NHNN tiếp tục phải bán can thiệp gần 2 tỷ USD trong tháng 10. Theo đó, chênh lệch huy động vốn – tín dụng ngoại tệ đã mở rộng khoảng 2,0 – 2,5 tỷ USD trong tháng 10/2018.
Ở góc độ thận trọng hơn, vị lãnh đạo BIDV nhận định: “Thị trường quốc tế tiếp tục là một ẩn số khó lường, song hy vọng chưa có nhiều đột biến”.
Tâm điểm của thị trường trong tháng 11 sẽ xoay quanh các sự kiện: Cuộc gặp cấp cao của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11; EU được kỳ vọng sẽ giải quyết được mâu thuẫn với Anh liên quan đến vấn đề Brexit, trong khi tiếp tục đàm phán với Italy về thỏa thuận ngân sách. Do vậy, thị trường ngoại hối quốc tế dự báo chưa có dịch chuyển mạnh trong tháng 11 này với xu hướng đi ngang của DXY và tỷ giá USD/CNY (nhân dân tệ) chưa vượt ngưỡng 7,0.
Thực tế, CNY đã mất giá tới 2,1% trong vòng 2 tháng gần đây, trong khi VND mới giảm 0,24%. Tỷ giá USD/CNY tăng lên mức 6,9758 vào ngày cuối tháng 10, mức cao nhất từ đầu năm 2017 khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) giảm tỷ giá tham chiếu xuống mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ (về 6.9574 CNY đổi 1 USD).
“Nếu USD/CNY giảm về mốc 7,0 sẽ làm gia tăng các kỳ vọng vào sự mất giá sâu hơn của CNY, gia tăng áp lực thoái vốn, gây bất ổn cho thị trường tài chính Trung Quốc. Nhiều tổ chức tài chính dự báo ngưỡng 7,0 là rất quan trọng và khó có thể phá vỡ trong năm nay”, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn cho biết.
“Tâm lý thị trường tiếp tục thận trọng trong bối cảnh diễn biến khó lường của thị trường quốc tế. Ngoài ra, xu hướng găm giữ ngoại tệ vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt, trong bối cảnh tín dụng ngoại tệ tăng trưởng âm cũng là yếu tố gây áp lực cho tỷ giá. Như vậy, về cơ bản, yếu tố rủi ro nhất vẫn là việc diễn biến trên thị trường quốc tế khó lường, khó dự báo trong bối cảnh các yếu tố tác động khác hình thành tương đối rõ nét”, giám đốc phụ trách khối nguồn vốn một ngân hàng thương mại cổ phần nhận định.
Theo dõi cách “hành xử” của đồng nhân dân tệ
Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Nguồn vốn và ngoại hối của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
Từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá quanh mức 2,5 – 2,6%. Có 2 khía cạnh tác động đến việc mất giá của VND là yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài. Thực tế, các yếu tố nội tại đang rất ủng hộ diễn biến ổn định của tiền đồng, ví dụ dự trữ bắt buộc, cán cân thương mại, xuất khẩu đều tăng tích cực, đặc biệt các cán cân thanh toán đều dương ủng hộ sự ổn định của tiền đồng.
Tuy nhiên, về yếu tố bên ngoài, việc nhân dân tệ tiếp tục mất giá sẽ tác động lên VND bởi nhân dân tệ là một trong những đồng tiền trong rổ tiền tệ. Nhân dân tệ mất giá, tiền đồng sẽ phải điều chỉnh tương đương cho đủ mức cạnh tranh. Câu chuyện cuối cùng là theo dõi nhân dân tệ và đồng tiền của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong rổ tiền tệ của Việt Nam “hành xử” như thế nào?
Tính từ đầu năm tới nay, đồng
rupee của Ấn Độ mất giá 14% so với USD; đồng kiat của Indonesia mất giá 10,5%; đồng won của Hàn Quốc mất giá 7%; đồng đô la của Đài Loan mất giá là 6,5%; đồng đô la của Singapore mất giá quanh mức 3,7 – 3,8%.
Tựu chung lại, nếu xét về các yếu tố nội tại thì VND không có lý do để mất giá thêm, diễn biến mất giá nếu có là bởi chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Hiện tại, cuộc chiến tranh thương mại dự kiến còn kéo dài, tuy nhiên, các thành viên thị trường kỳ vọng cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tới sẽ giúp mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, giá dầu đi xuống, đồng nhân dân tệ đã đỡ mất giá hơn, hiện quanh mức 6,95 nhân dân tệ “ăn” 1 USD – đây là mức chấp nhận được.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Các sản phẩm tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai các sản phẩm tiết kiệm nào? Những đối tượng có thể gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng này? Số tiền gửi tối thiểu là bao nhiêu? Lãi suất tiết kiệm như thế nào? Hồ sơ đăng ký sản phẩm gồm những gì?
Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai các sản phẩm tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Trả lãi đầu kỳ/Trả lãi cuối kỳ/Trả lãi định kỳ); Tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn
Những đối tượng có thể gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Số tiền gửi tiết kiệm tối thiểu đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tối thiểu 500 nghìn đồng; đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Không quy định mức tối thiểu; đối với tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn: Không quy định mức tối thiểu
Lãi suất tiết kiệm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn.
Hồ sơ đăng ký sản phẩm: Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước còn thời hạn hiệu lực.
Các hồ sơ tương ứng với sản phẩm theo lựa chọn của khách hàng (giấy gửi tiền, Thẻ lưu tiết kiệm, Sổ tiết kiệm...).
Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất tiền đồng cao kìm hãm giá USD Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng ở các kỳ hạn và duy trì ở mức cao giúp USD ổn định giá trong những ngày qua. Lãi suất tiền đồng ở mức cao NGỌC THẠCH Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất giao dịch bình quân của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng ngày 12.11 duy...