Twitter mua lại nền tảng chia sẻ nội dung Highly
Twitter đã mua lại Highly, ứng dụng chia sẻ những nội dung nổi bật, trong một thương vụ chưa được tiết lộ về giá cả.
Thay vì chia sẻ tiêu đề, Highly tập trung vào các câu trích dẫn hoặc ý tưởng nổi bật
Theo Engadget, thương vụ mua lại được Giám đốc điều hành cấp cao của Highly, ông Andrew Courter, tuyên bố trong một bài đăng trên Medium. Twitter xác nhận thỏa thuận này ở dạng mua lại nhân sự (acquirehire) của Highly, chứ không phải chính dịch vụ này. Hiện tại chưa rõ chính xác Twitter dự định sẽ làm gì với Highly, nhưng chắc chắn nó sẽ đóng một phần quan trọng trong mục tiêu rộng hơn của nền tảng nhằm cải thiện các tính năng hội thoại.
Highly có cả plugin trình duyệt và ứng dụng iOS, cho phép người dùng đánh dấu toàn bộ trích dẫn từ các bài viết và chia sẻ với bạn bè thông qua email, mạng xã hội, Slack và văn bản. Người dùng cũng có thể truy cập vào kho lưu trữ các trích dẫn mà họ đã chia sẻ theo thời gian.
Highly sẽ đóng cửa ứng dụng cho Slack và iOS của hãng vào ngày 26.4 tới nhưng hứa hẹn sẽ giữ lại tất cả các điểm nổi bật của độc giả. Trong khi đó các plugin cho trình duyệt hiện có sẵn trên Chrome, Safari và Firefox vẫn an toàn. Các sản phẩm có trả phí của Highly gồm Crowd Control và Highly for Teams sẽ được phát hành miễn phí.
Video đang HOT
Chia sẻ ảnh chụp màn hình từ các bài báo trên Twitter không phải là một điều gì đó hoàn toàn mới khi các nhà báo làm điều đó mọi lúc mọi nơi. Các phương tiện truyền thông mạng xã hội đã bão hòa với các tiêu đề, vì vậy đôi khi chia sẻ một đoạn văn hay một câu trích dẫn từ một câu chuyện mang lại cho mọi người nhiều động lực hơn để nhấp vào liên kết.
Động thái Twitter mua Highly là một dấu hiệu cho thấy nền tảng này có thể phát triển ý tưởng tích hợp vào ứng dụng giúp nó trở nên phổ biến hơn và giúp người dùng quan tâm đến các tin tức được chia sẻ.
Theo Thanh Niên
Facebook, Twitter bị Nga buộc tuân thủ luật an ninh mạng
Sau Anh, người đứng đầu cơ quan giám sát truyền thông Liên bang Nga Alexander Zharov vừa tuyên bố Twitter và Facebook có 9 tháng để tuân thủ luật an ninh mạng của nước này.
Ảnh minh họa: Social Barrel.
Theo Vietnamplus, ngày 6.3, dự luật trên đã được Hạ viện Nga thông qua tại lần tranh luận thứ hai, theo đó dự luật cũng cho phép cơ quan công tố quyết định đâu là "tin giả," và trao quyền cho cơ quan giám sát truyền thông yêu cầu phương tiện truyền thông đó xóa bỏ thông tin này.
Trang mạng nào không tuân thủ sẽ bị chặn. Mức phạt có thể lên tới 1,5 triệu ruble (khoảng 22.700 USD) nếu hành vi vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như chết người hoặc bạo động.
Theo Interfax, Twitter và Facebook có 9 tháng để tuân thủ luật an ninh mạng của Nga bằng cách chuyển dữ liệu người dùng Nga sang các máy chủ ở nước này.
Tối hậu thư trên được người đứng đầu cơ quan giám sát truyền thông Liên bang Nga Alexander Zharov đưa ra hôm thứ Ba, ngày 16.4. Ông Zharov cũng bày tỏ hy vọng Nga sẽ không chặn Twitter và Facebook.
Nga không phải là nước duy nhất tỏ ra cứng rắn với Twitter và Facebook. Trước đó, luật an ninh mạng mới của Anh dự kiến sẽ phạt nặng các công ty công nghệ, trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter, thậm chí có thể chặn hoàn toàn nếu chậm xóa các nội dung xấu, độc hại.
Theo các nội dung như khuyến khích khủng bố, ngược đãi và lạm dụng quan trọng trẻ em phải được các trang mạng xã hội gỡ bỏ kịp thời.
Nội dung luật an ninh mạng của Anh sắp ban hành cho thấy, mức phạt sẽ có tính răn đe cao, thậm chí không loại trừ việc chặn hoàn toàn, cũng như khởi tố nhà phát hành nếu không loại bỏ được các nội dung xấu trên trang. Mức tiền phạt cụ thể sẽ được công bố sau một cuộc tham vấn trong thời gian tới.
Kể cả các lãnh đạo điều hành mạng xã hội, CEO của các công ty công nghệ, cũng có thể chịu trách nhiệm cá nhân nếu các nội dung được coi là bất hợp pháp không được gỡ bỏ trong khoảng thời gian quy định. Sự lan truyền của tin tức giả và can thiệp vào các cuộc bầu cử cũng sẽ bị xử phạt theo luật mới.
Ngoài mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm, nhắn tin online và trang web lưu trữ tệp tin cũng sẽ bị điều chỉnh và kiểm duyệt theo luật mới. Các trang web phát video trực tuyến nhắm đến trẻ em cũng bị buộc phải chặn nội dung độc hại như bạo lực hoặc quan hệ.
Vụ xả súng ở hai nhà thờ Hồi giáo tại New Zealand tháng trước, làm chết 50 người, trong khi tay súng tự quay video và phát trực tuyến nó trên mạng xã hội được coi là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia đưa ra luật cứng rắn với vấn đề này.
Trước đó,CEO Facebook - Mark Zuckerberg cũng đã kêu gọi các Chính phủ trên thế giới và cơ quan quản lý tăng cường các biện pháp quản lý Internet. Trong một bài viết chia sẻ trên tài khoản cá nhân, CEO Facebook kêu gọi việc áp dụng những chế tài nghiêm khắc hơn với những nội dung xấu độc và ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.
Theo Lao Động
Cựu giám đốc Mozilla tố cáo chính Google đã ngầm phá hại Firefox nhiều năm nay Và Google đã âm thầm ám hại Firefox ngay cả khi phương châm "Don't be Evil" vẫn nằm trong từ điển của họ. Cựu giám đốc điều hành cấp cao của Mozilla lên tiếng cáo buộc Google cố tình phá hoại Firefox một cách có hệ thống trong cả thập kỷ qua để thúc đẩy sự phổ biến của Google Chrome. Trong 8...