TV Samsung bị biến thành công cụ hiển thị quảng cáo, người dùng than trời!
Ban đầu thì các quảng cáo nói về nội dung streaming mới ra mắt hoặc tin tức về sản phẩm Samsung. Nhưng càng ngày, chủ sở hữu TV càng nhìn thấy nhiều quảng cáo gây khó chịu, không liên quan và chiếm diện tích.
Chèn quảng cáo trên giao diện được Samsung áp dụng kể từ năm 2016, thông qua một bản cập nhật phần mềm cho phép hiển thị quảng cáo với cả TV cũ hoặc vừa mới mua. Một số khách hàng đã rất thất vọng với quyết định đó, một số khác thì tỏ ra tức giận.
Quảng cáo hiển thị trên TV Samsung (ảnh: Samsung Community)
Quảng cáo có thể đến từ các dịch vụ giải trí mới ra mắt, như GameFly, nội dung vừa phát hành của các đối tác ứng dụng như Amazon Video hay Google Play, phim mới chiếu rạp như Angry Birds 2, dịch vụ do chính Samsung phát hành như TV Plus, hay cả sản phẩm của chính Samsung như điện thoại Galaxy.
Mọi chuyện tiếp tục leo thang như thế cho tới cuối năm 2019, người dùng TV Samsung ngày càng bội thực với các quảng cáo nội dung không liên quan, gây khó chịu và chiếm nhiều diện tích trên giao diện. Những quảng cáo này có khi là giảm giá ở siêu thị, hoặc thực phẩm đóng hộp,…
Người dùng phàn nàn chiếc TV Samsung 2.500 USD của họ hiển thị quảng cáo (ảnh: Reddit)
Không có cách nào để vô hiệu các quảng cáo này hiện lên vô duyên như vậy. “Về tổng thể, các banner này không thể bị vô hiệu ở trong Smart Hub. Chúng tôi xin cảm ơn vì đã phản hồi thông tin này và cam kết Samsung sẽ tiếp nhận các phản hồi khách hàng, nhằm ứng dụng vào quá trình phát triển sản phẩm” - Samsung Đức trả lời trên Twitter.
Samsung không phải hãng duy nhất bị chỉ trích. Google cũng đã bị nhiều khách hàng phản ứng khi đẩy các quảng cáo “được tài trợ” chiếm lấy màn hình chủ của Android TV. Việc này ảnh hưởng tới nhiều đối tác phần cứng của hãng, như Sony.
Dùng để quảng cáo cả chính sản phẩm của Samsung (ảnh: Samsung)
Panasonic từng thử nghiệm chiếu quảng cáo khi bạn chỉnh âm lượng, LG từng đưa quảng cáo vào menu của WebOS nhưng sau đó phải loại bỏ. Amazon vẫn luôn chiếu quảng cáo ở các thiết bị chạy FireTV. Hầu hết các hãng đều xác nhận họ làm giống Samsung.
Chỉ duy nhất Apple không làm như vậy. Nền tảng tVOS sẽ đề xuất các quảng cáo liên quan tới nội dung đang chiếu trên Apple TV, hoặc một dịch vụ nào đó của Apple. Người dùng cung có quyền loại bỏ những lời mời chào mà họ cảm thấy phiền phức.
Hoặc quảng cáo cho ứng dụng mà Samsung phát triển (ảnh: Samsung)
Theo VN Review
Cận cảnh bàn phím vô hình Selfie Type của Samsung: Quảng cáo có khác với thực tế?
Ý tưởng thoát khỏi bàn phím truyền thống đã có từ vài năm trước, tuy nhiên khi nhắc đến chúng ta vẫn hình dung đó là một thiết bị chiếu đèn laser lên mặt bàn để người dùng định vị và nhập liệu. Còn với Samsung, ý tưởng của họ đã đi đến một tầm cao hơn.
Trước thời điểm khai mạc CES 2020, Samsung đã bất ngờ tung ra quảng cáo về công nghệ bàn phím mới của hãng mang tên Selfie Type, theo đó giải phóng người dùng khỏi bàn phím vật lý truyền thống và sử dụng chính những ngón tay của mình gõ trên mặt phẳng để nhập liệu.
Selfie Type được thực hiện bởi C-Lab, một bộ phận chuyên nghiên cứu và phát minh ra những ý tưởng lạ của Samsung.
Ý tưởng thoát khỏi bàn phím truyền thống đã có từ vài năm trước, tuy nhiên khi nhắc đến chúng ta vẫn hình dung đó là một thiết bị chiếu đèn laser lên mặt bàn để người dùng định vị và nhập liệu. Còn với Samsung, ý tưởng của họ đã đi đến một tầm cao hơn, sử dụng chính camera selfie - thứ mà chắc chắn luôn có trên smartphone hiện nay - để đọc cử động của ngón tay và từ đó đưa ra những dòng nhập liệu lên màn hình.
Selfie Type đã tạo nên những câu hỏi về tính khả thi và độ chính xác, bản thân người viết cũng hoài nghi về chính công nghệ này. Và cuối cùng, khi CES 2020 chính thức khai mạc, Selfie Type lần đầu tiên được đưa ra rộng rãi hơn, cho chính những khách tham quan được nhìn tận mắt và hiểu được cơ chế hoạt động ra sao.
Ghé thăm gian hàng C-Lab đặt tại Eureka Park, một nhóm đông người đang đứng hiếu kỳ nhìn về một anh chàng đang gõ thử Selfie Type.
Đây là anh phóng viên nước ngoài đang xin trải nghiệm thử và quay video lại. Bàn tay anh gõ có vẻ vẫn còn hơi chậm, chưa dứt khoát, nhưng điều đó có thể dễ hiểu vì phím không hề xuất hiện trên bàn và có nghĩa anh ấy phải nhớ rõ thứ tự của từng phím một.
Người viết sau khi chờ đợi đã chủ động hỏi phía C-Lab cho phép thử, tuy nhiên đại diện của nhóm này xin phép từ chối với lý do ứng dụng này muốn hoạt động tốt phải cấu hình nhận diện với bàn tay của người sử dụng, và mất một khoảng thời gian để nó "học". Điều này có nghĩa có thể họ cũng đã tốn không ít thời gian cấu hình cho anh phóng viên kia và nếu tiếp tục cấu hình lại với chúng tôi thì sẽ rất mất thời gian, reset lại toàn bộ để có thể hoạt động chính xác.
Hình ảnh camera selfie kết hợp cùng AI theo dõi liên tục chuyển động của ngón tay để phát hiện các ký tự người dùng đang gõ.
Cận cảnh Selfie Type hoạt động thế nào.
Tuy nhiên, qua những gì người viết tận mắt chứng kiến, thậm chí là với người vừa mới tập gõ thử như anh phóng viên kia, rõ ràng Selfie Type hoạt động khá ổn và Samsung không hề nói ngoa trong quảng cáo của mình. Dẫu sao chúng ta cũng có thể hy vọng trong thời gian không xa công nghệ này sẽ được phát hành chính thức và lúc đó sẽ tự tay có được những trải nghiệm riêng.
Theo GenK
Samsung 'vùi dập' không thương tiếc TV OLED của LG trong quảng cáo mới Tình hình 'chiến sự' hai gã khổng lồ Hàn Quốc đang rất căng thẳng. Cả hai đều không ngừng công kích đối thủ qua truyền thông và quảng cáo. Mới đây, họ lại tiếp tục tung video 'đấu đá' nhau. Mới đây, Samsung Vina và LG Việt Nam đã có 'lời qua tiếng lại' về một TVC đầy tranh cãi, được LG đăng...