TV 8K có thể bị cấm tại châu Âu vì quá tốn điện
Quy định mới của EU ép các hãng phải giảm lượng điện tiêu thụ trên TV 8K. Điều này có thể khiến TV độ phân giải cao bị dừng bán hoàn toàn.
Nhãn dán năng lượng mới sẽ buộc các TV phải sử dụng ít năng lượng hơn mới được bán tại EU. Ảnh: Pocket-lint.
TV màn hình 8K có thể sẽ bị cấm bán ở các nước châu Âu khi quy định mới về Chỉ số hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency Index – EEI) được chính thức áp dụng vào tháng 3/2023.
Theo FlatpanelsHD, nhãn dán năng lượng đã được Liên minh châu Âu (EU) cập nhật từ tháng 3/2021. Điều này khiến nhiều mẫu TV bị chuyển sang danh sách các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp nhất (nhãn G). Tuy nhiên, đến tháng 3/2023, các yêu cầu sẽ còn khắt khe hơn khi lượng điện tiêu thụ tối đa của các dòng TV mới sẽ phải hạ thấp đáng kể.
“Nếu quy định này được thực hiện, TV 8K sẽ bị xóa sổ hoàn toàn”, Marek Maciejewski, Giám đốc phát triển sản phẩm của TCL tại châu Âu, chia sẻ với FlatpanelsHD.
Video đang HOT
Thông thường các TV màn hình 8K sẽ tốn nhiều điện hơn màn hình thông thường. Ảnh: Samsung.
Trong khi đó, đại diện của Samsung Electronics cho biết họ sẽ cố gắng thay đổi dòng TV 8K của mình để đáp ứng theo đạo luật mới của EU nhưng quá trình này không hề dễ dàng. FlatpanelsHD đánh giá quy định nhãn dán của Liên minh châu Âu là tin xấu với thị trường TV 8K vì các nhà sản xuất phải cắt giảm các tính năng theo yêu cầu hoặc từ bỏ dòng sản phẩm này.
“Nếu không có gì thay đổi, năm 2023 sẽ là thời điểm khó khăn cho thị trường công nghệ màn hình 8K khi đạo luật mới của EU có hiệu lực”, 8K Association nhận định. Theo tổ chức này, giới hạn lượng điện tiêu thụ trên các dòng TV 8K quá thấp nên không có thiết bị nào có thể đạt tiêu chuẩn của Liên minh.
Theo FlatpanelsHD, TV màn hình OLED tiêu tốn nhiều điện năng hơn màn hình LCD trước đây. Do đó, các TV sử dụng công nghệ microLED như 8K không cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về giới hạn năng lượng tiêu thụ để bán được ở châu Âu. Nhưng đạo luật mới vào năm 2023 sẽ không còn “châm chước” cho công nghệ màn hình này.
“Chỉ số hiệu quả năng lượng (EEI) của các loại màn hình không được vượt quá EEI tối đa theo quy định”, EU cho biết. EEI tối đa sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng kích thước màn hình TV. Trong đó, TV màn hình 40 inch dù sử dụng công nghệ LCD, OLED hay microLED 4K, 8K, đều không được sử dụng quá 48 W điện. Còn màn hình 88 inch sẽ không được tiêu thụ nhiều hơn mức 178 W.
Theo FlatpanelsHD, giới hạn mức tiêu thụ điện năng trên TV của EU được đặt quá thấp so với dòng TV 4K và 8K hiện tại. Vì thế, các màn hình LCD hoặc OLED 4K thông thường có thể đáp ứng yêu cầu mà không cần thay đổi nhiều về công nghệ nhưng các loại màn hình cao cấp có khả năng thay đổi đèn nền (zone-dimming) sẽ gặp khó.
Quy định của EU quá khắt khe, khiến các nhà sản xuất TV màn hình 8K gặp khó. Ảnh: Samsung.
Bên cạnh đó, yêu cầu của EU còn liên quan đến chế độ hình ảnh mặc định của TV. Từ năm 2023, các dòng TV có thể hiển thị những chế độ hình ảnh khác, tốn nhiều năng lượng hơn nhưng phải có cảnh báo tiêu thụ điện tăng lên trước khi người dùng chọn.
Nói về sự thay đổi này, EU cho biết nhãn dán năng lượng mới của họ sẽ giúp loại bỏ những sản phẩm kém hiệu quả nhất ra khỏi thị trường.
FlatpanelsHD cho biết EU sẽ xem xét lại nhãn dán năng lượng năm 2023 vào cuối năm nay nên có thể sẽ có một vài thay đổi về quy định trước khi được chính thức áp dụng.
Châu Âu ủng hộ smartphone có pin tháo rời
Nếu dự luật được thông qua, các nhà sản xuất smartphone sẽ có tối đa 2 năm để thiết kế các mẫu smartphone có pin tháo rời bán ra tại Châu Âu.
Nghị viện Châu Âu mới đây đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc smartphone cần phải có pin tháo rời được. Đây là một xu hướng xuất hiện trên thị trường từ nhiều năm về trước và hiện tại thì đã không còn được ứng dụng trên gần như tất cả smartphone. Nguyên nhân tới từ thiết kế smartphone dần trở nên "nguyên khối" hơn, và các nhà sản xuất cũng không muốn người dùng tự ý thay các loại pin kém chất lượng, ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong.
Tuy nhiên, quan điểm của Nghị viện Châu Âu lại trái ngược lại với quan điểm trên, cho rằng việc trang bị pin có thể tháo rời trên smartphone giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị điện tử được bán ra trên thị trường. Trước đó trong năm 2020, Liên minh Châu Âu đã từng cân nhắc buộc các nhà sản xuất phải quay trở lại thiết kế điện thoại có pin tháo rời. Một dự luật sau đó đã được đưa ra với mục đích nêu rõ là giảm thải rác thải điện tử ra môi trường.
Trong một báo cáo gần đây, Nghị viện khuyến nghị rằng pin của "tất cả các thiết bị điện tử mang tính chất tiêu dùng và các loại phương tiện giao thông hạng nhẹ" cần phải được thay thế dễ dàng. Quyết định của tổ chức không chỉ liên quan đến lĩnh vực điện thoại di động.
"Vì pin lithium được tìm thấy trong mọi thứ, từ smartphone đến xe tay ga, ô tô điện và bộ lưu trữ năng lượng cho lưới điện thông minh, việc đảm bảo chúng có thể được tháo ra và thay thế khi chúng hỏng là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo sản phẩm có thể sử dụng lâu dài hơn và tránh những lãng phí không cần thiết."
Theo Right to Repair, Nghị viện Châu Âu cần phải thương lượng với Hội đồng Châu Âu, các cơ quan tập hợp của Nguyên thủ Quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ của 27 quốc gia thành viên trong khối Liên minh Châu Âu. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, dự luật sẽ được thông qua trong năm nay và sẽ có hiệu lực trong năm 2024.
Samsung bắt đầu ngừng tặng kèm củ sạc trên smartphone giá rẻ Các nhà bán lẻ smartphone tại Châu Âu đã xác nhận rằng một số smartphone phổ thông của Samsung sẽ không được bán kèm củ sạc trong hộp. Sau khi Apple không kèm theo củ sạc trên iPhone nữa, thì Samsung cũng đã nhanh chóng đi theo. Dòng Galaxy S21 cũng không có củ sạc trong hộp. Kể từ đó, những chiếc flagship...