Tuyên truyền sâu rộng xây dựng Xã hội học tập
Đó là một trong những yêu cầu của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3 (khóa IV) vừa tổ chức họp tại Hà Nội, do Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm chủ trì.
Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT, Hội Người Cao tuổi Việt Nam…
Các đại biểu dự hội nghị Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3 (khóa IV).
Hội nghị Ban chấp hành lần này ngoài việc thảo luận báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012, Hội nghị đã tập trung đánh giá kết quả về phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong điều kiện mới là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định rõ hướng phát triển xã hội học tập và xác định vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học Việt Nam (HKHVN) trong cuộc vận động nhân dân học tập Nhà nước đã công nhận HKHVN là một tổ chức xã hội mang tính đặc thù, hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Hội nghị đã nhất trí những đánh giá và thành quả của phong trào khuyến học năm 2011 như chỉ tiêu phát triển hội viên đã đạt tỷ lệ hơn 10 % dân số quĩ khuyến học đạt mức trên 10.000đ/một người dân, vượt mức Đại hội đại biểu toàn quốc HKHVN lần thứ IV đề ra. Tổ chức cơ sở của Hội được thành lập tại 98,2% xã, phường, thị trấn, 28.453 trường học và 93.247 cụm dân cư, cơ quan, xí nghiệp đã có chi hội hoặc ban khuyến học.
Tại hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm khẳng định: “Có được những thành quả như trên, trước hết là do các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm đến sự nghiệp khuyến học, khuyến tài. Chỉ thị 11 của Bộ chính trị và văn kiện Đại hội Đảng các khóa IX, X, XI nhấn mạnh về hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là cơ sở chính trị quan trọng, là định hướng cho Hội triển khai công tác khuyến học, khuyến tài đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân đồng tình và hưởng ứn. Hội có đội ngũ cán bộ tâm huyết, đầy trách nhiệm trước nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội Khuyến học với cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính tri, xã hội… đặc biệt là sự hợp tác và hỗ trợ của Ngành giáo dục đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Hội Khuyến học, đóng góp thiết thực cho việc hỗ trợ hệ thống giáo dục trong nhà trường và cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục”.
Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu tại hội nghị.
Thống nhất các ý kiến tại hội nghị về phương hướng nhiệm vụ khuyến học năm 2012, Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm đề nghị thực hiện 3 vấn đề quan trọng.
Thứ nhất, Hội cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, nhân dân về sự cần thiết phải xây dựng xã hội học tập để thực hiện chủ trương hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại.
Thứ hai, phải xác định Trung tâm học tập cộng đồng là một thiết chế giáo dục và là cơ sở của xây dựng xã hội học tập. Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Đề án xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam do Hội Khuyến học chủ trì đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập, nhiệm vụ của Hội là tư vấn cho Đảng, Nhà nước đưa ra các chủ trương, việc triển khai thực hiện sẽ do Ban chỉ đạo điều hành, Hội giữ vai trò nòng cốt liên kết trong việc vận động xây dựng xã hội học tập.
Thứ ba, các cấp Hội phải đổi mới phương thức hoạt động, đưa các phong trào đi vào chiều sâu để nâng cao chất lượng và hiệu quả cán bộ, hội viên Hội Khuyến học phải tích cực tham gia cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xứng tầm là hội viên của một hội đặc thù.
Theo Dân Trí
"Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi công dân được học tập suốt đời"
Hôm nay 2/10/2011 là ngày kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Hội Khuyến Học Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Cầm, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có bài viết quan trọng về vấn đề đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Mạnh Cầm - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Bươc sang thê ky XXI, nền kinh tế công nghiệp đang chuyển mạnh sang nền kinh tê tri thưc trên phạm vi toàn thế giới trong điều kiện tri thức nhân loại phát triển vượt bậc, cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục đạt được những thành tựu kỳ diệu. Đê co đươc bươc chuyên biên vi đai đo, trong nhiêu năm qua, nhiều quôc gia trên thê giơi đã rất coi trong phat triên nguôn nhân lưc chất lượng cao trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tao nên ưu thê canh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó nhiều quôc gia đã có chiến lược xây dưng xa hôi hoc tâp trong đó moi ngươi dân đêu có cơ hội, có điều kiện hoc tập va ai cung hoc suôt đơi. Vi vây trong khoang vai chuc năm trơ lai đây, xây dưng va phat triên xa hôi hoc tâp đa trơ thanh xu thê lớn ở nhiều quôc gia trên thê giơi.
Đôi vơi cac nươc phat triên, việc phổ cập giáo dục bậc trung học coi như đã hoàn thành, vì vậy trong xa hôi hoc tâp, việc cung cấp những tri thức mới cho người dân có học vấn trung học và sau trung học là cơ bản.
Đôi vơi cac quôc gia đang phat triên thì việc học tập của người dân được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau: từ thanh toán nạn mù chữ, bổ túc văn hóa tiểu học và trung học, đào tạo nghề, cung cấp học vấn đại học, sau đại học đến việc thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao tay nghề cho công nhân, người lao động, v.v... Để thưc hiên các yêu cầu đo, cac nươc đang phat triên phai đôi mơi nên giao duc nhằm tao cơ hôi va điêu kiên cho moi ngươi dân đều đươc hoc va hoc suôt đơi, một mặt coi trọng nâng cao dân tri, mặt khác phải ưu tiên đào tạo nguồn nhân lưc chất lượng cao cho đât nươc.
Như vây tât ca cac nươc trên thê giơi, ca nhưng nươc phat triên va nhưng nươc đang phat triên đêu co chung môt yêu cầu la không ngưng nâng cao chât lương nguôn nhân lưc theo bước tiến không ngừng của tri thức nhân loại và của khoa học công nghệ. Từ đó giao duc va đao tao, khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia, trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều nước, là động lực của sự phát triển, từ đó đầu tư cho giáo dục chính la đâu tư cho sư phat triên. Phù hợp với xu thế đó, Đảng ta đã sớm khẳng định: ngay trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã phải xây dựng xa hôi hoc tâp.
Mười năm trước đây, khi mới bước vào thế kỷ 21, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã quyết định phải tạo điều kiện cho mọi người dân đều được học theo hệ thống chính quy hoặc không chính quy, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Đại hội toàn quốc lần thứ X tiến thêm một bước khẳng định: "chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập". Vừa qua Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời (Trích cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Bổ sung và phát triển năm 2011). Xã hội học tập và học tập suốt đời là hai yếu tố tác động lẫn nhau trong mối quan hệ nhân quả. Phải làm cho người dân nhận thức được sự cần thiết và tính chất quan trọng phải học tập suốt đời, có ý thức tự giác học tập và học tập thường xuyên mới xây dựng được xã hội học tập có xây dựng được xã hội học tập thì người dân mới có cơ hội và điều kiện học tập suốt đời.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương cho Nguyễn Việt Trung, một tài năng âm nhạc Việt tại Ba Lan.
Xây dựng xã hội học tập gắn liền với yêu cầu mọi người dân phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời đã trở thành một xu thế lớn. Co nhiêu bai hoc thanh công cua xu thê đo. Xin đơn cư môt vai vi du tiêu biêu:
Nhât Ban la nươc bi tan pha năng nê trong chiên tranh thê giơi lần thư 2 (1939-1945), bại trận nên phai châp nhân nhưng điêu ươc nghiêt nga cua phe Đông minh. Nhưng chi sau hơn hai chuc năm, nươc Nhât đa hôi phuc môt cach nhanh chong, trơ thanh môt cương quôc co nên kinh tê lơn thư 2 thê giơi (sau My).
Nhiêu ngươi gọi đó là "Sự thần kỳ Nhật Bản" và đi tim lơi giai cho sư phat triên thân ky đo. Nhiêu nha nghiên cưu trên thê giới đã đi đến kết luận Nhật Bản thành công là do đa giai quyêt tốt bai toan chât lương nguôn nhân lưc. Cung vơi viêc tô chưc tôt va nâng cao chât lương đao tao trong hê thông cac trương hoc chinh quy, Nhât Ban đa co sang kiên tô chưc hoc tâp cho ngươi lơn tai công đông môt cach rât co hiêu qua tai cac Kominkan (dich ra tiêng Viêt la Trung tâm hoc tâp công đông). Đây la môt thiêt chê giao duc đươc tô chưc tai khắp các đia ban dân cư tư thanh thi đên nông thôn, đap ưng nhu câu hoc tâp cua mọi ngươi dân. Chinh cac Kominkan đa tao cơ hôi va điêu kiên cho ngươi dân Nhât đươc hoc va hoc suôt đơi, không ngừng nâng cao hiêu biêt, phát triển ky năng va tay nghê, nhờ đo lam thay đôi chât lương nguôn nhân lưc cua đât nươc, tao nên nhưng đôt pha vê năng suât lao đông va vê chât lương cuôc sông cua ngươi dân. Tông Giam Đôc UNESCO khu vưc châu A - Thai Binh Dương, ông Victor Ordonez, đanh gia "Trung tâm học tập cộng đồng co thê coi la phat minh quan trong nhât vê giao duc ma bây lâu nay thê giơi đang tim kiêm". Chinh đây la môt thiêt chê giao duc quan trong đê xây dưng xã hội học tập tư cơ sơ. Nhât Ban đa thê chê hoa mô hinh Kominkan va thanh lâp Uy ban quôc gia vê giao duc suôt đơi (1990), tư đo đinh hương: cùng với việc nâng cao chất lượng của giao duc băng câp trong hệ thống chính quy cần đẩy mạnh nên giao duc đê cao gia tri và kết quả học tập trong hệ thống phi chính quy, đặc biệt là thông qua tự học, ơ moi luc, moi nơi va băng moi phương tiên. Đinh hương nay đa tao điêu kiên cho ngươi dân tiêp cân ngay cang nhiêu vơi hinh thưc hoc không chinh quy va phi chinh quy. Xin nêu môt con sô: Dân sô nươc Nhât hiên co gân 130 triêu, nhưng sô ngươi đên hoc tai hơn 18000 Kominkan năm 2010 la gân 250 triêu lươt ngươi. Trong khi đo Viêt Nam co gân 86 triêu dân nhưng mơi co hơn 13 triêu lươt ngươi đên hoc tai 10.696 Trung tâm học tập cộng đồng (sô liêu cua Bô GD-ĐT thang 5/2011).
Tư cuôi nhưng năm 1980, UNESCO khu vưc châu A - Thai Binh Dương đa cô găng phô biên kinh nghiêm của Nhật Bản tơi cac nươc trong khu vưc. Nhiêu nươc đa vân dung thanh công như Trung Quôc, Han Quôc, Thai Lan, Philippin, Malayxia, Viêt Nam va một số nươc khac.
Trung Quôc la nươc đông dân nhât thê giơi tư môt nươc co nên kinh tê phat triên châm hơn nhiều nươc, nhưng hơn 20 năm qua đa co sư phat triên vươt bâc. Tư thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Trung Quôc đa nhân thây sư thua kem vê trinh đô phat triên giáo dục đào tạo và khoa hoc công nghê la nguyên nhân chinh cua sư thua kem trong phat triên kinh tê, nên đa đăt ra yêu câu: "Giao duc phai co nhiêm vu thúc đẩy phat triên kinh tê, phuc vu kinh tê". và đa thưc hiên ba chuyên đôi lơn trong giao duc:
- Chuyển giao duc nghia vu sang giao duc phô câp cương bưc.
- Chuyển giao duc nghê nghiêp sơ câp, trung câp sang giao duc nghê nghiêp cao câp.
- Chuyển giao duc đai hoc tinh hoa sang giao duc đai hoc đai chung.
Đê thưc hiên ba chuyên đôi đo, Trung Quôc chu trong day văn hoa va day nghê cho nông dân, tô chưc trung hoc nghiêp dư cho nông dân, công nhân, người lao động va nhân viên trong cac cơ quan, doanh nghiêp tăng cương mơ các lớp đai hoc tai chưc, đai hoc buôi tôi cho công nhân, viên chưc mơ rông hê thông đao tao tư xa qua hê thống phat thanh va truyên hinh đôi vơi bâc trung hoc va cao đăng cho đông đao nhân dân.
Tai công đông thôn ban, trương thôn hoăc đôi trương san xuât phai tô chưc cho dân hoc cac kiên thưc, ky năng liên quan đên cuôc sông va lao đông cua cộng đồng.
Chinh tư nhưng viêc lam cu thê va bên bi đo, đến nay Trung Quôc đa phát triên vươt bâc và mới đây đã trơ thanh quôc gia co nên kinh tê lơn thư 2 thê giơi thay thế vị trí của Nhật.
Sự phát triên manh me vê kinh tê cua cac quôc gia nêu trên cho thấy việc xây dưng xã hội học tập la rất quan trọng và là xu thê tât yêu cua thời đại phát triển hiện nay. Nhân tô đâu tiên quyêt đinh sư phat triên cua môi quôc gia chinh la chât lương nguôn nhân lưc, la trinh đô lao động sáng tạo cua ngươi lao đông, là năng lực làm chủ tri thức mới và công nghệ mới. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở phát triển giáo dục đào tạo, trên cơ sở đẩy mạnh sự học, "học, học nữa, học mãi" như Lê-Nin đã từng nói.
Đến nay nhiêu quôc gia đa chu đông đôi mơi nên giao duc, xây dựng nên giao duc mơ đê tao cơ hôi va điêu kiên cho ngươi dân hoc tâp suôt đơi, đồng thơi làm cho môi ngươi dân nhân thưc môt cach sâu săc rằng muôn co môt viêc làm tôt, ôn đinh, muốn cống hiến xứng đáng cho xã hội thi phai luôn câp nhât kiên thưc, phai thường xuyên không ngừng tiếp cận với cái mới để co đu năng lưc đap ưng yêu câu cua thị trương lao đông đang biến đổi khôn lường, đáp ứng đòi hỏi phát triển đất nước ngày càng cao.
Niềm vui của học sinh trong ngày khánh thành cầu Khuyến học & Dân trí ở Đắk Ang, Ngọc Hồi, Kon Tum.
Ở nước ta như trên đã nêu, Đang va Nha nươc đa sơm đê ra chu trương xây dưng Xa hôi hoc tâp. Chủ trương xây dựng xã hội học tập ban hành đã trên mười năm nhưng nhiều người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên vẫn chưa nắm được khái niệm xã hội học tập, chưa nhận thức được tính chất quan trọng và sự cần thiết của xã hội học tập do đó chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng xã hội học tập.
Xã hội học tập là một xa hôi, trong đo, mọi người dân đều có nhu cầu và nghĩa vụ hoc tập, đều được tạo cơ hội và điều kiện học tập. Nhà nước đảm bảo cho ai cũng được học hành, học thường xuyên, học suốt đời, trong đó ý thức tự học, học một cách tự giác là yếu tố quyết định nhất.
Trong xa hôi học tập tất cả các lĩnh vực, các ngành, cac tô chưc từ chính trị kinh tê đến văn hoá xa hôi... đêu co trach nhiêm đap ưng nhu câu hoc cua các thành viên, tao điêu kiên đê tưng ngươi dân co thê tiêp cân viêc hoc môt cach dê dang va thuân lơi.
Trong xã hội học tập, mỗi người dân đều có nghĩa vụ tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Quá trình xây dựng xã hội học tập cần được thực hiện theo tinh thần xã hội hóa như chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị đã khẳng định: "Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân", của tất cả các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các đoàn thể quần chúng trong toàn xã hội.
Trong xã hội học tập, nền giáo dục được cấu trúc thành hai hệ thống giáo dục có sự liên thông với nhau, hỗ trợ lẫn nhau: hệ thống giáo dục ban đầu (hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường), chủ yếu dành cho thế hệ trẻ, và hệ thống giáo dục tiếp tục (hệ thống giáo dục không chính quy ngoài nhà trường), chủ yếu dành cho người lớn. Quá trình giáo dục gắn liền với toàn bộ đời sống con người, không phân biệt tuổi tác, ở bất cứ thời điểm nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, mọi người đều có điều kiện học và phải học.
Ông Lê Khả Phiêu - Nguyên Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam và ông Nguyễn Mạnh Cầm - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ học bổng "Vòng tay đồng đội".
Để có một tổ chức xã hội làm nhiệm vụ vận động toàn dân học tập, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường và tạo điều kiện mở rộng các hình thức học ngoài nhà trường, Đảng và Nhà nước đã cho thành lập Hội khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến Học Việt Nam). Ngày 2/10/1996 Hội Khuyến Học Việt Nam ra đời.
Đến nay, Hội vừa tròn 15 tuổi. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng Hội Khuyến Học Việt Nam đã trở thành một tổ chức quần chúng sâu rộng có trên 8,5 triệu hội viên. Tổ chức của Hội đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành, 100% huyện, thị, quận, gần 100% xã, phường, nhanh chóng lan toả đến hầu hết các, thôn, bản, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, nhà chùa, xứ đạo... với gần 300.000 chi hội. Nhiệm vụ chính trị của Hội là đẩy mạnh các cuộc vận động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Về công tác khuyến học, Hội đã tích cực động viên mọi người tham gia học tập, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong giáo dục, đặc biệt hỗ trợ các em học sinh nghèo có điều kiện học tập, thực hiện công bằng trong giáo dục. Hàng năm có tới trên 3,5 triệu học sinh, sinh viên nghèo và học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi được nhận học bổng từ các quỹ khuyến học. Nhiều trường học, nhiều xã nghèo được Hội giúp xây dựng trường lớp, tủ sách hoặc thư viện, nhân dân nhiều địa phương đã góp tiền, hiến đất, góp vật tư xây dựng trường lớp bị xuống cấp hoặc bị hư hỏng do thiên tai. Nhiều học sinh nghèo được nhận thẻ bảo hiểm y tế. Nhiều học sinh khuyết tật được trang bị phương tiện hỗ trợ điều kiện để có thể tới trường.
Đối với người lớn: nông dân ở nông thôn, lao động ở thành thị, Hội đã cùng ngành giáo dục và đào tạo xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng, một thiết chế giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đến nay đã có 10.696 Trung tâm, chiếm trên 96% số xã, phường, thị trấn trong cả nước. Mỗi năm, có hơn 13 triệu lượt người đến các trung tâm học tập cộng đồng để được tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ cần cho sản xuất, được nghe thông báo về thời sự, học tập chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được nghe phổ biến các luật lệ cần thiết v.v...
Về công tác khuyến tài, mỗi năm Hội đã có hàng chục nghìn phần thưởng dành cho học sinh, sinh viên có thành tích học tập tốt, những thủ khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp hoặc thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, các học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, Hội đã tổ chức "Giải thưởng Nhân tài đất Việt" hàng năm, lúc đầu về Công nghệ - Thông tin, tiếp đó mở rộng sang lĩnh vực khoa học tự nhiên, y học và sẽ tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác , qua đó động viên được đông đảo người dân, nhất là thanh niên, đi sâu vào công tác nghiên cứu sáng tạo, kết quả là nhiều công trình được ứng dụng vào sản xuất và đời sống một số công trình được xuất khẩu ra nước ngoài, được nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh giá là "vườn ươm nhân tài cho đất nước".
Thực hiện chỉ thị 11- CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Hội đã và đang nỗ lực thực hiện vai trò nòng cốt liên kết, phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội... trong cuộc vận động toàn dân tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Các hoạt động của Hội đều được các tầng lớp nhân dân hoan nghênh và nhiệt tình hưởng ứng nên các cuộc vận động do Hội đề xướng như xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, thôn, bản, khu phố khuyến học... đều được mọi người tích cực tham gia thực hiện. Hiện nay, rất nhiều cơ quan, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đã mở các lớp học thường xuyên để nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên, công nhân, chiến sĩ... Rất nhiều doanh nghiệp đã có những khoản ngân sách dành riêng cho việc hỗ trợ giáo dục. Các chi nhánh của Quỹ Khuyến học như Quỹ nhân ái, Quỹ vòng tay đồng đội... còn giúp xây dựng cầu, đường, cung cấp phao cưu hô, xuông... đê cho trẻ em ở những vùng sông nước có điều kiện thuận lợi đến trường.
Tuy xây dựng xã hội học tập và yêu cầu học tập suốt đời là một xu thế lớn, xu thế chung của thế giới hiện đại, nhưng do mỗi nước đều có hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nên không thể có một mô hình định sẵn để các nước noi theo, mỗi nước xuất phát từ xu thế chung đó phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình mà xây dựng xã hội học tập phù hợp. Đặc biệt đối với nước ta do có rất nhiều khác biệt giữa các vùng miền: giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa đồng bằng, trung du và vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, khác biệt không chỉ về trình độ học vấn, mà cả về trình độ dân trí, khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, khác biệt cả về điều kiện địa lý tự nhiên nên xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập không thể ngày một ngày hai có thể thực hiện được. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đi từng bước vững chắc, đi từ cơ sở đi lên. Trong sự nghiệp này, truyền thống hiếu học từ ngàn đời của dân tộc và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, là yếu tố cực kỳ quan trọng bảo đảm thành công. Trong những năm trước mắt Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục đào tạo, với sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội... quyết ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ XI của Đảng "đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời" nhằm trong tương lai không xa đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái, đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm
Theo dân trí
Quà Tết của Quỹ Khuyến học VN đến với GV Quảng Ngãi, Quảng Nam Trong hai ngày 15-16/1, báo Dân trí đã trao 56 suất quà Tết của Quỹ Khuyến học Việt Nam (Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam) đến giáo viên Trường tiểu học số 2 Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi và Trường tiểu học Sông Vàng (thôn Tà Lâu, xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam). Ngày 16/1, báo Dân trí phối hợp...