Tuyển sinh vào lớp 10 TP. HCM năm 2020: Hướng đi nào cho các em không đỗ công lập?
Sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), học sinh còn nhiều hướng đi khác bởi học trung học phổ thông (THPT) không phải là con đường duy nhất. Vì nếu không đủ khả năng đỗ trường công hay tiềm lực tài chính vào trường tư, học sinh tốt nghiệp THCS có thể có nhiều lựa chọn khác phù hợp với mình.
Còn nhiều “cánh cửa” nếu không trúng tuyển vào lớp 10 công lập tại TP. HCM.
Làm sao lựa chọn phù hợp nhất với niềm đam mê và năng lực chính mình
Theo số liệu từ Sở GD&ĐT TP. HCM, năm học 2019 – 2020 TP có khoảng 100.000 học sinh tốt nghiệp THCS, (trong đó, tổng số học sinh dự thi vào lớp 10 là gần 82.000) tuy vậy, chỉ tiêu tuyển sinh các trường công lập tại TP.HCM chỉ gần 67.000. Từ đó cho thấy, có tới 18.000 học sinh không đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 và có 15.000 thí sinh không vào được lớp 10 công lập sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Như vậy, sau kỳ thi TP. HCM sẽ có gần 25.000 học sinh rớt các nguyện vọng công lập và không có nhu cầu học phổ thông.
Thế nhưng, đối với những học sinh trượt lớp 10, rớt nguyện vọng một công lập thì không phải là mọi hi vọng ở tương lai sẽ khép lại, cũng không phải cuộc đời các em từ đây đi vào ngõ cụt. Vì hiện nay, những học sinh trên vẫn còn nhiều lựa chọn như: Chuyển sang học các trường THPT tư thục, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), học nghề và ở các trường Cao đẳng, trung cấp Nghề.
Trên thực tế, chất lượng giáo dục đào tạo của hệ thống các trường tư thục, GDTX, các trường CĐ nghề trên địa bàn được ngành GD&ĐT TP. HCM đánh giá cao về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy.
Nhiều lựa chọn dành cho học sinh không đỗ lớp 10 công lập
Trao đổi với PV báo Lao động và Xã hội (báo điện tử Dân Sinh), ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. HCM (Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động) cho rằng, hiện nay đất nước đang tiến tới cuộc CMCN 4.0 cho nên thị trường lao động hiện nay luôn cần nguồn nhân lực rất đa dạng có nghề từ cấp bậc: Đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Do đó, mỗi học sinh sau THCS cần căn cứ vào năng lực, sở trường và điều kiện đề chọn trường học phù hợp sở thích, năng lực. Bằng cấp nghề nghiệp sau này mà các em có được phải gắn liền với kiến thức văn hóa phồ thông và đi đôi với giá trị nghề nghiệp thì các em mới có thể đứng vững trong thị trường lao động.
Theo ông Tuấn, các em không đỗ lớp 10 công lập tại TP. HCM hiện nay là làm sao lựa chọn phù hợp nhất với niềm đam mê và năng lực chính mình.
Thứ nhất, nếu không đỗ lớp 10 công lập vẫn tin tưởng bản thân có năng lực học tiếp Văn hóa cấp 3, có thể chọn 1 trường tư thục hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên để học hoàn tất chương trình THPT, sau để chọn bậc đại học, cao đẳng theo ngành nghề mà trong quá trình học em tìm ra sự phù hợp nhất.
Video đang HOT
Thứ hai, nếu thật sự nhận thấy việc tiếp tục theo học các chương trình văn hóa cấp 3 là thật nặng nề và các em muốn học nghề bậc cao đẳng, trung cấp (nhưng tất nhiên phải học văn hóa cấp 3 theo hướng tinh gọn hơn) để sớm tham gia vào thị trường lao động, thì trình bày thật cụ thể nguyện vọng với cha mẹ (tôi mong cha mẹ cũng ủng hộ nếu đây thật sự phù hợp với con mình).
Thị trường lao động và các doanh nghiệp đang quan tâm tới tay nghề, trình độ thực tế và thái độ làm việc của người lao động, thay vì việc chỉ quan tâm tới bằng cấp như thời kỳ trước đây. Học trung cấp, cao đẳng là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên cao đẳng và đại học sau này, ông Tuấn chia sẻ.
Các trường Cao đẳng nghề, tư thục… chờ học sinh
Tại TP. HCM những năm gần đây, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Quốc gia, các trường Cao đẳng, Trung cấp Nghề đang phát triển khá nhanh, quy mô đa ngành nghề, nhân lực luôn được đào tạo bổ sung với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
Theo số liệu từ Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. HCM, hiện nay trên địa bàn TP có 58 trường Đại học, 52 trường Cao đẳng, 68 trường Trung cấp, 65 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 278 doanh nghiệp có đào tạo nghề và 59 cơ sở khác có dạy nghề. Hằng năm tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đào tạo Đại học – Cao đẳng – Trung cấp tuyển sinh được 175.000 người. Trong đó, Cao đẳng 35.000 người, Trung cấp 25.000 người. Cùng với hệ Đại học và Cao đẳng; 65 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 337 cơ sở dạy nghề thường xuyên ngắn hạn hàng năm cho trên 400.000 lao động.
Với số lượng đó, TP. HCM là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô đào tạo nguồn nhân lực và cũng là địa phương cung ứng 100% nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật – nông – lâm – thủy sản, khoa học tự nhiên và y dược cho toàn vùng.
Nhiều trường GDNN-GDTX, Cao đẳng nghề, tư thục… chờ học sinh
Theo ông Trần Anh Tuấn, hiện nay, vấn đề đặt ra đối với lao động không phải bằng cấp đại học hay trung cấp vì có nhiều trường hợp tốt nghiệp đại học cũng thất nghiệp. Điều quan trọng là lao động đáp ứng tốt kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng như tác phong nghề nghiệp. Điều này đòi hỏi trong quá trình học tập, học sinh phải biết nắm bắt thời cơ học tập, rèn luyện bản thân”.
Còn theoTS. Nguyễn Đặng An Long, Phó ban Tuyên giáo, Phó Chánh văn phòng Đảng ủy, (Sở GD&ĐT TP. HCM) cho rằng, ngoài hướng đi lớp 10 THPT công lập, học sinh tốt nghiệp THCS còn rất nhiều hướng đi, bao gồm THPT ngoài công lập, Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX), học nghề, tham gia vào thị trường lao động…
Theo đó, ở hướng đi trường THPT ngoài công lập, TS. Nguyễn Đặng An Long cho hay, đây là mô hình có môi trường đào tạo tương đương như THPT công lập. Trong những năm gần đây các trường THPT ngoài công lập tại TP đã có những bước tiến rất lớn, chất lượng đã chinh phục được lòng tin của phụ huynh, học sinh.
Ở môi trường GDNN – GDTX chỉ đào tạo ít môn, học sinh được dành nhiều thời gian để học tập những môn theo năng lực, ngành nghề của mình song các em vẫn được tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH, CĐ như học sinh các trường THPT công lập.
Còn đối với mô hình trường TC, CĐ nghề thì điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THCS, học khoảng 2-3 năm sẽ có trong tay bằng TC. Mỗi đơn vị TC, CĐ nghề vẫn tạo điều kiện phối hợp để đào tạo giảng dạy các môn văn hóa cho người học, đảm bảo người học vẫn được tham gia thi tốt nghiệp THPT theo hệ GDTX. “Lợi thế của môi trường này là nếu thí sinh có bằng TC loại giỏi sẽ được cộng 2 điểm, bằng khá, trung bình khá vẫn được cộng điểm. Đồng thời học sinh có điều kiện liên thông lên ĐH. TS”, Nguyễn Đặng An Long cho biết.
Trong giai đoạn 2020 – 2025 đến năm 2030, nhu cầu nhân lực qua đào tạo tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và TP. HCM cần qua đào tạo chiếm bình quân trên 90%. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân trên 85% (có trình độ cao đẳng chiếm 20%, trung cấp chiếm 35% và sơ cấp 30%. Với những yếu tố này, chắc chắn thị trường lao động Việt Nam sẽ có những chuyển biến lớn với việc gia tăng rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động qua đào tạo nói chung và các hệ giáo dục nghề nghiệp.
Còn theo báo cáo từ Trung tâm Dự báo nhu cầu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, trong giai đoạn 2019 – 2025 đến năm 2030, nhu cầu nhân lực tại TP. HCM dự báo mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc tăng thêm). Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%, trong đó nhu cầu nhân lực có Sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 28%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học trở lên chiếm 18%.
Về đâu khi rớt lớp 10 công lập?
Vào lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất. Có nhiều hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS bất kể mục đích là học nghề hay vào ĐH
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội ngày 3-6 đã phát hành "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021".
Học sinh tăng, chỉ tiêu giảm
Năm học này, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT của TP Hà Nội dự kiến là 90.730 học sinh (tăng 5.776 học sinh so với năm học 2019-2020). Trong đó, các trường công lập tuyển 66.492 học sinh, tăng so với năm ngoái. Trường công lập tự chủ tuyển 2.788 học sinh, trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh. Các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tuyển hơn 8.000 học viên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tuyển 8.473 học sinh.
Thống kê cho thấy năm nay các trường thuộc top đầu đều bị giảm chỉ tiêu so với năm ngoái, trong khi số học sinh tốt nghiệp THCS lại tăng gần 6.000 em. Tỉ lệ chọi vào trường công lập cao hơn khiến không ít phụ huynh lo lắng.
Tương tự, ở TP HCM dự kiến sẽ có gần 30.000 học sinh sẽ rớt lớp 10 công lập sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021.
Nhiều hướng đi rộng mở
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, học sinh rớt lớp 10 công lập có thể lựa chọn một trong những con đường học tập khác như: học tiếp bậc THPT ở các trường tư thục; học hệ bổ túc văn hóa ở các trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; học nghề ở các trường trung cấp, trung cấp nghề.
Theo bảng hệ thống trường lớp tuyển sinh lớp 10 mà Sở GD-ĐT TP HCM vừa công bố, hệ thống các trường nghề, trung tâm GDTX, trường tư thục... tại TP HCM tuyển hàng chục ngàn chỉ tiêu lớp 10 trong năm học sắp tới. Vì vậy, Sở GD-ĐT TP HCM khẳng định học sinh không thiếu chỗ học nếu rớt lớp 10 công lập.
Học sinh thi tuyển vào lớp 10 ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Sở GD-ĐT TP HCM cho biết hiện nay, hệ thống các trường nghề đang nỗ lực cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp đào tạo, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học viên. Ngoài ra, hình thức học trung cấp hiện có nhiều ưu điểm như học sinh được miễn học phí, ra trường dễ dàng tìm được việc làm và nếu muốn vẫn có thể thi liên thông để học lên bậc CĐ, ĐH.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, hiện các trường THCS đã tư vấn cho học sinh nhiều hướng lựa chọn. Theo đó, học hệ nào thì bằng tốt nghiệp THPT cũng như nhau, trong khi hệ GDTX số môn ít hơn, học phí thấp, học sinh có thời gian đầu tư cho việc thi ĐH. Hệ thống giáo dục dạy nghề cũng rất ổn vì các trường đã đầu tư trang thiết bị, có trường đào tạo theo chuẩn khu vực. Tổng chỉ tiêu đào tạo ở những hệ này thừa sức đáp ứng chỗ học cho học sinh.
"Chỉ 15, 16 điểm mà các em vẫn không đạt thì nên nghĩ đến con đường học tập khác, nếu tiếp tục học THPT công lập sẽ rất mệt mỏi" - ông Hiếu khuyên.
Trung cấp, cao đẳng tuyển hàng ngàn chỉ tiêu
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội cho hay năm nay Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Dự kiến, 62% học sinh sẽ trúng tuyển vào trường THPT công lập, 2,6% theo học tại các trường THPT công lập tự chủ và khoảng 20% vào trường THPT ngoài công lập.
Ngoài học tại các trường THPT (công lập và ngoài công lập), học sinh còn có thể theo học lớp 10 chương trình GDTX. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX của các quận, huyện, thị xã đều có chỉ tiêu tuyển học sinh lớp 10 theo chương trình này.
Ngoài ra, 38 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội cũng công bố tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 với hàng ngàn chỉ tiêu: Trường CĐ Công thương Hà Nội (280 chỉ tiêu); Trường ĐH Thủ đô Hà Nội (200 chỉ tiêu); Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây và Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình (cùng 160 chỉ tiêu); Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội và Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội, Trường Trung cấp Y - Dược cộng đồng Hà Nội tuyển (cùng 120 chỉ tiêu)...
Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng Sở GD-T TP Hà Nội, cho biết thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS của ngành giáo dục, hằng năm, các trường H, C, trung cấp trên địa bàn thành phố tổ chức dạy nghề cho học sinh. ây là hình thức kết hợp vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa cho học sinh sau THCS.
Trường tư thục được nhiều phụ huynh quan tâm
Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP HCM, hiện toàn TP có hơn 90 trường THPT ngoài công lập. Nhiều trường có tổ chức bán trú, nội trú thuận lợi cho những gia đình có cha mẹ bận rộn, không có điều kiện đưa đón con. Theo quy định của sở, việc tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường ngoài công lập không được thi tuyển dưới bất cứ hình thức nào.
Hiệu trưởng một trường ngoài công lập tại quận 9 (TP HCM) cho rằng hiện nay, việc vào ĐH, CĐ dễ dàng hơn trước nhiều nên các bậc cha mẹ đề cao những trường có thế mạnh về giảng dạy đạo đức, kỹ năng, thể chất cho học sinh. Vì thế, những trường tư thục có cơ sở vật chất tốt, có nội trú, bán trú, chương trình giảng dạy không nặng nề, học sinh không phải đi học thêm ... được các bậc cha mẹ quan tâm.
Nhiều trường tư thục chăm sóc học sinh tốt, chọn giáo viên giảng dạy có uy tín, môi trường giáo dục mềm mỏng nên với học sinh cá tính, vào học các trường này là phù hợp nhất.
Giáo dục đào tạo nghề vẫn gặp khó Nhiều năm qua, cứ tới đợt tuyển sinh, các trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề lại gặp muôn vàn khó khăn. Kể cả khi các trường tìm tòi những hướng đi mới, ví dụ như mở những ngành nghề có nhu cầu lao động cao... Đặc biệt, kỳ tuyển sinh năm 2020 này, các trường ĐH được trao thêm quyền, tiến tới...