Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: 15 học sinh trúng tuyển từ 5 nguyện vọng trở lên
Ngày 10/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin về một số kết quả đáng chú ý của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2022-2023.
Giáo viên coi thi phát giấy cho thí sinh điểm thi Trường THCS Ngô Quyền (Hà Nội) trước giờ thi Toán. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Diễn ra trong hai ngày 18 và 19/6 với gần 107.000 thí sinh đăng ký dự thi, toàn thành phố có 81.029 học sinh trúng tuyển đợt 1 vào các trường Trung học Phổ thông công lập năm học 2022-2023.
Thủ khoa trong kỳ thi là học sinh Vũ Hoàng Khánh Uyên, lớp 9B, Trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam với kết quả tổng điểm 48,5 (Ngữ văn 9,25 điểm, Ngoại ngữ 10 điểm, Toán 10 điểm).
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2022-2023 của thành phố có 15 học sinh trúng tuyển từ 5 nguyện vọng trở lên. Đáng chú ý, trong số này, có 12 học sinh của Trường Trung học Cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình).
Học sinh trúng tuyển nhiều nguyện vọng nhất (6 nguyện vọng) vào lớp 10 là em Phạm Gia Khánh, Trường Trung học Cơ sở Giảng Võ. Em trúng tuyển hệ không chuyên và lớp chuyên Vật lý của Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An; các lớp chuyên Pháp, chuyên Nga, chuyên Trung và song ngữ tiếng Pháp Trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ngoài ra còn có 14 học sinh trúng tuyển 5 nguyện vọng vào các trường Trung học Phổ thông công lập.
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh trúng tuyển làm thủ tục xác nhận nhập học từ ngày 10 – 12/7.
Trong khoảng thời gian này, nếu học sinh không làm thủ tục xác nhận nhập học thì coi như học sinh đó không có nguyện vọng nhập học vào trường trúng tuyển. Học sinh sẽ không được tuyển bổ sung trong đợt tuyển sinh bổ sung sắp tới. Như vậy, nếu có nguyện vọng học, học sinh phải làm thủ tục xác nhận nhập học với nhà trường nơi trúng tuyển.
Video đang HOT
Ghi nhận từ các nhà trường vào ngày 10/7, các trường đều đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên trực, sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, cha mẹ học sinh tới trường làm thủ tục xác nhận nhập học hoặc điện thoại tư vấn cha mẹ học sinh làm thủ tục xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến.
Cũng trong ngày 10/7, một số trường Trung học Phổ thông còn tổ chức gặp mặt, tư vấn, giải đáp băn khoăn, thắc mắc và thông tin đầy đủ cho cha mẹ học sinh và học sinh về các điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các tổ hợp môn học cũng như định hướng của trường trước khi cha mẹ học sinh làm thủ tục nhập học.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị, trong thời gian xác nhận nhập học, nếu học sinh, cha mẹ học sinh tự nguyện nộp hồ sơ trúng tuyển thì các nhà trường tạo điều kiện, tổ chức kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau 30 phút vận hành (tính từ 13 giờ 30 phút ngày 10/7), Cổng thông tin tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại địa chỉ: https://tsdaucap.hanoi.gov.vn đã ghi nhận hơn 77% số hồ sơ nguyện vọng 1 xác nhận nhập học lớp 10 vào các trường công lập thành công.
Lý giải việc nhiều thí sinh thi vào lớp 10 ở TP.HCM đạt điểm thấp
Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM khiến một số học sinh ngỡ ngàng vì điểm thấp mặc dù học lực của các em ở mức khá, thậm chí là giỏi.
Ngay sau khi TP.HCM công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022, trên một số diễn đàn, nhiều người bàn luận câu chuyện học sinh khá, giỏi nhưng điểm thi ở mức thấp.
Một nữ sinh ở quận 10 cho biết em sốc vì tổng điểm 3 môn chưa đến 15 dù khi học ở trường, em đạt học lực khá, giỏi. Thí sinh này cũng tự nhận mình chăm chỉ ôn thi.
Không chỉ có em, nhiều học sinh cũng tâm sự điểm thi thấp bất ngờ khiến các em đang rơi vào lo lắng, ngóng trông điểm chuẩn khi mà điểm thi chỉ ở mức hạn chế.
Thống kê điểm số bài chấm thi môn thường của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Điểm thấp do đâu?
Dữ liệu điểm thi và phổ điểm 3 môn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 mà Sở GD&ĐT TP.HCM công bố cho thấy có hơn 92.000 bài thi có điểm dưới trung bình. Số lượng bài thi dưới điểm trung bình nhiều nhất rơi vào môn Toán, với hơn 41.774 bài (chiếm 45,37%), kế đến là Tiếng Anh với 41.566 bài (44,27%). Trong khi đó, Ngữ văn có 9.755 bài (10,59%) dưới 5 điểm.
Ngoài ra, thống kê từ dữ liệu điểm thi cho thấy hơn 32.000 bài thi có tổng điểm 3 môn dưới 15 điểm (chiếm 1/3 tổng số thí sinh dự thi), trong đó, hơn 7.000 em đạt tổng điểm 3 môn từ 10 trở xuống.
Trong khi đó, toàn TP.HCM có gần 29.250 thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 20 điểm trở lên (chiếm khoảng 32%). 4.916 thí sinh đạt từ 25 điểm trở lên. Số lượng thí sinh đạt từ 28 điểm trở lên chỉ có 72 em, từ 27 điểm trở lên có 509 em.
Trước thực tế nhiều học sinh đạt điểm thấp, lãnh đạo một trường THCS ở TP.HCM đánh giá nguyên nhân có thể nằm ở việc học sinh phải trải qua năm học ảnh hưởng vì dịch bệnh kéo dài. Các em học online tại nhà, dẫn đến còn non kiến thức, chưa có nhiều kỹ năng làm bài. Khi làm bài, nhiều em chưa thể hiện được hết khả năng của mình.
"Ngoài ra, trong quá trình học, đề thi học kỳ có thể không quá khó. Vì thế, các con nghĩ mình học như vậy là tạm ổn. Đến khi thi vào lớp 10, đề không khó song đòi hỏi sự cẩn thận, logic. Nhiều thí sinh bị 'choáng', không theo kịp", vị này nói thêm.
Trong khi đó, thầy Đặng Hoàng Dư - giáo viên luyện thi ở quận Gò Vấp, TP.HCM - cho rằng nguyên nhân điểm thấp nằm ở hiện tượng thí sinh học sinh học lệch so với năm trước.
Bên cạnh đó, giáo viên luôn ôn thi theo hướng cũ, luyện tập những dạng đề cũ, dẫn đến trong quá trình học, các em chưa tiếp xúc nhiều với dạng đề mới lạ hoặc chưa nhìn nhận được sự thay đổi, đổi mới trong đề thi.
Thầy Dư cho biết thêm hiện nay, nhiều học sinh vẫn mang bệnh thành tích, cho rằng năm nay mình thi đạt, được điểm cao dẫn đến tâm lý chủ quan, không có sự chuẩn bị. Hơn nữa, học sinh chịu áp lực từ phía phụ huynh nên chưa phát huy tốt.
"Điều quan trọng, các em chưa có sự chuẩn bị chu đáo từ đầu đến cuối. Thí sinh cần hiểu bên cạnh việc học, tích lũy kiến thức từ đầu năm, các em phải kết hợp với việc ôn luyện. Học sinh không nên để đến lúc gần thi mới học hay ôn thi", thầy Đặng Hoàng Dư nhận định.
Nhiều thí sinh ở TP.HCM phàn nàn việc đạt điểm thấp bất ngờ trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022. Ảnh: Nguyễn Hằng.
Cần đổi mới phương pháp dạy học
Trước thực tế nhiều học sinh khá, giỏi khi đi thi vẫn đạt điểm thấp, ông Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM) cho rằng cần phải thay đổi cách thức giảng dạy hiện nay tại các trường THCS.
Ông cho biết cách thức ra đề như kỳ thi vừa rồi không mới. Vài năm trở lại đây, Sở GD&ĐT đã đổi mới phương pháp đánh giá. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn chưa thể bắt kịp, chưa đổi mới phương pháp giảng dạy.
Ông Phú đặt ra yêu cầu giáo viên phải có trách nhiệm, đổi mới trong tư duy và phương pháp giảng dạy, kết hợp đổi mới nội dung dạy học.
Theo ông, nhà trường cần cố gắng làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bằng cách vừa dạy kết hợp ôn luyện. Thầy cô cần chủ động bổ sung, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng một cách đầy đủ, tránh trường hợp học sinh chỉ học tốt các kiến thức trên sách giáo khoa mà không vận dụng được kiến thức đó cũng như hiểu biết thực tế.
"Thầy cô không thể đợi dạy và học hết một năm học rồi mới dành ra 2-3 tuần cuối để ôn thi. Đây là quá trình kết hợp giữa học tập và ôn luyện, sau đó bổ sung kiến thức đời sống", ông Phú nói.
Thí sinh thi lớp 10 tại TPHCM cần lưu ý những gì? Sáng mai (11/6), thí sinh TPHCM sẽ chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022. Trong hai ngày 11 và 12/6, các thí sinh lần lượt các môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán. Năm nay có 86.192 thí sinh tham gia dự thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM trong tổng số 108.290 học sinh tốt nghiệp THCS toàn...