Tuyển sinh trường nghề: “Lao đao” vì chất lượng hay tâm lý?
Quan niệm bằng cấp, cơ chế chính sách, không tiếp cận trực tiếp với người học… là những khó khăn, thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong vấn đề tuyển sinh.
Nhiều sinh viên trường cao đẳng nghề chất lượng cao Hà Nội yêu thích lĩnh vực CNTT. Ảnh: NVCC
Tâm lý chọn học nghề sau cùng
Việc tuyển sinh trong hệ thống GDNN đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong tình hình dịch Covid-19.
NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cho biết: Trong những năm gần đây, GDNN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong tuyển sinh, hiệu quả đào tạo chưa cao.
Thứ nhất, học nghề vẫn chưa thực sự là con đường hấp dẫn dành cho học sinh THPT trước bước đường lập nghiệp. Do tâm lý của đa phần phụ huynh và học sinh vẫn còn chuộng bằng cấp. Còn học nghề là “sự lựa chọn” cuối cùng.
Video đang HOT
Thứ hai là tuyển sinh khó khăn, công tác tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh THPT, THCS nhận thức đầy đủ hiệu quả của đào tạo nghề còn hạn chế. Hệ thống dữ liệu học sinh THPT và THCS chưa được cho phép các trường cao đẳng, trung cấp nghề khai thác để tuyển sinh.
Thứ ba, cơ chế chính sách của Nhà nước đối với GDNN tuy đã có nhiều thay đổi, song vẫn chưa có chính sách đầu tư để đáp ứng yêu cầu trong việc phát triển, nâng cao chất lượng GDNN. Điều này dẫn đến chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Đồng thời, chưa có cơ chế cho các doanh nghiệp có trách nhiệm với các cơ sở GDNN khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường nghề.
Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác tuyển sinh trong hệ thống GDNN khó khăn hơn rất nhiều. Dịch bệnh đã làm hạn chế lớn trong việc tiếp cận trực tiếp học sinh cuối cấp cũng như tổ chức các chương trình, hội nghị tư vấn, định hướng nghề nghiệp trực tiếp.
NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh cho biết thêm, nhiều cơ sở đào tạo nghề có nhiều ngành nghề tương đồng nhau. Trong hệ thống GDNN hiện nay, mặc dù nhu cầu của xã hội cao ở một số nhóm ngành nhưng vẫn rất khó tuyển sinh. Cụ thể như chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng ở các nghề thuộc nhóm ngành kinh tế (kế toán, quản trị kinh doanh…); mỹ thuật (kĩ thuật điêu khắc gỗ, điêu khắc). Các nghề thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn, mỹ thuật ứng dụng, công nghệ kĩ thuật mỏ; kĩ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; nông – lâm nghiệp và thủy sản…
Ông Phạm Xuân Khánh cho biết thêm: “Đời sống của nhiều người lao động, nhiều gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dẫn đến một số người không thể học nghề. Thậm chí, chúng tôi nhận được đơn của một số gia đình đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được chậm đóng, giãn đóng học phí”.
Không có cơ hội việc làm – khó tuyển sinh
NGƯT. TS Phạm Hữu Lộc – Bí thư, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều lao động bị mất việc làm. Số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Theo tính toán, nhóm đối tượng này sẽ có nhu cầu học nghề ngắn hạn để chuyển đổi nghề nghiệp và nhà trường sẽ rộng mở cơ hội tuyển sinh.
Thế nhưng, trên thực tế, thị trường lao động không có nhiều cơ hội việc làm, khiến người lao động không định hướng được nên học nghề gì cho phù hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh của nhà trường.
Hoạt động tuyển sinh đối với hệ thống GDNN thường diễn ra quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu ở thời điểm sau khi học sinh cuối bậc THCS, THPT thi tốt nghiệp. Để có nguồn đầu vào chất lượng, tháng 3 và tháng 4 hằng năm là thời điểm “vàng” để các trường nghề tư vấn hướng nghiệp, tổ chức tuyển sinh.
Hình thức kết nối giữa các cơ sở GDNN với thí sinh chủ yếu thông qua ngày hội tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại các trường THCS, THPT hoặc hội nghị GDNN do các sở, ngành, địa phương tổ chức. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động tư vấn, tuyển sinh trực tiếp của các cơ sở GDNN cơ bản tạm dừng. Mốc thời gian khai giảng các khóa đào tạo nghề mới tại các trường nghề cũng chưa thể xác định, khiến một số người có nhu cầu học nghề đã thay đổi kế hoạch lập nghiệp.
Một thực tế đáng lo ngại nữa, đó là cách làm của một số địa phương về chủ trương phân luồng còn nhiều bất cập như việc họp về chỉ tiêu vào THPT, các đơn vị trung tâm GDNN – giáo dục thường xuyên, các trường cao đẳng, trung cấp có chức năng đào tạo hệ THPT đóng trên địa bàn chưa đồng đều. Thậm chí, hướng nghiệp trong GDNN tại các cơ sở còn bị “lép vế” khi liên hệ với các trường.
Theo ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội: Không thể kết nối với thí sinh qua hình thức trực tiếp, nhiều cơ sở GDNN trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuyển hướng tư vấn tuyển sinh, nhận hồ sơ đăng ký học nghề qua hình thức trực tuyến. Đây là kênh tuyển sinh phổ biến, phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng hiệu quả chưa cao.
Việc tư vấn, tuyển sinh trực tuyến thu hút đông người tham gia do học sinh đang nghỉ học, nhiều lao động đang nghỉ làm, nên có thời gian tìm hiểu. Tuy nhiên, số người để lại thông tin để được tư vấn sâu hơn hoặc đăng ký tuyển sinh không nhiều, nhất là đối tượng học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS, THPT. Người học còn “nghe ngóng” thời gian, kế hoạch tuyển sinh cao đẳng, đại học, sau khi có mốc thời gian chính thức, họ mới xác định con đường lập nghiệp cho bản thân.
Ông Đồng Văn Ngọc cũng cho biết thêm, nhiều ngành nghề khiến tuyển sinh GDNN khó khăn. Đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, ngành nghề năng khiếu… Kể cả những ngành nghề được nhiều người ưa thích như nấu ăn, hướng dẫn du lịch, chăm sóc sức khỏe… cũng “lao đao” do ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19.
Điện Biên: Học sinh đi học trở lại từ ngày 22/2
UBND tỉnh Điện Biên vừa có công văn cho phép học sinh các cấp đi học trở lại từ ngày 22/2. Học viên, sinh viên các trường: Chính trị, Cao đẳng nghề, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đi học từ ngày 1/3.
Học sinh Trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ xếp hàng vào lớp theo quy định
Theo nội dung công văn, học sinh từ bậc mầm non đến THPT; học viên các trung tâm thuộc Sở GD&ĐT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập và sinh viên trường: Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Cao đẳng Y tế Điện Biên sẽ đi học trở lại từ ngày 22/2. Học viên, sinh viên trường: Chính trị, Cao đẳng nghề, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đi học từ ngày 1/3.
Công văn trên cũng nêu rõ: Chỉ thực hiện nấu ăn tập trung cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú THPT, trường có học sinh ở nội trú và các trường có lưu học sinh Lào đang theo học.
Quá trình nấu, tổ chức cho học sinh ăn tập trung phải bảo đảm các yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định và vệ sinh an toàn thực phẩm.
UBND tỉnh Điện Biên giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế theo dõi diễn biến tình hình dịch Covid-19 để chỉ đạo, cho phép các cơ sở giáo dục khác tổ chức lại việc nấu ăn tập trung cho học sinh khi có đủ điều kiện theo quy định.
"Người trong cuộc" nói gì về dạy văn hoá trong các trường cao đẳng nghề "Qua 2 năm học tập, em thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng đắn, bởi chỉ còn ít thời gian nữa sau khi hoàn thành chương trình học em có thể xin đi làm..." Sau 2 năm đã có trong tay 2 tấm bằng Việc dạy văn hóa Trung học phổ thông trong các trường cao đẳng nghề được nhận định là...