Tuyển sinh sai phạm: Sẽ kỷ luật Hiệu trưởng
“Xác định chỉ tiêu không đúng, hiệu trưởng sẽ bị kỷ luật” – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nói với PV chiều 3/12.
- Năm 2012, nhiều trường than khó tuyển sinh dù Bộ GD-ĐT đã nới rộng các điều kiện tự chủ. Bộ đang tiến hành rà soát tổng thể các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, xem bên cạnh yếu t ố kinh tế khó khăn, cơ cấu ngành nghề thay đổi, nhiều ngành trở nên bão hòa… còn có những nguyên nhân nào.
Các trường phải thống kê đủ số sinh viên nhập họ c ngành sư phạm vì liên quan đến ngân sách cấp bù khi sinh viên sư phạm hiện vẫn được Nhà nước hỗ trợ học phí từ nguồn ngân sách. Năm nay là năm đầu tiên các trường được yêu cầu báo cáo số liệu thống kê tuyển sinh, số trúng tuyển và nhập học theo 22 mã ngành chi tiết.
Các số liệu này sẽ được công khai để ít nhất người học biết cách tự cân đối, lựa chọn ngành nghề phù hợp, tránh nguy cơ không có việc làm sau này. Ngay các trường khó tuyển sinh cũng có thể dựa trên những thống kê này để tính toán xem 3-4 năm nữa ngành nào nhu cầu việc làm dồi dào để định hướng mở ngành hợp lý.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga kiểm tra công tác tuyển sinh 2012 tại điểm thi Trường ĐH Luật TP.HCM – Ảnh: Trần Huỳnh
* Việc xác định chỉ tiêu theo phương án tự chủ mà bộ giao cho các trường đang tạo cơ hội cho nhiều trường “âm thầm” tăng chỉ tiêu, hút người học, tăng nguồn thu. Bộ có cách nào giám sát?
- Mùa tuyển sinh 2012 là năm đầu tiên các trường áp dụng việc tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên điều kiện cụ thể về lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất. Ngay khi các trường tự xác định và gửi lên bộ trước kỳ tuyển sinh, hơn 100 trường ĐH, CĐ đã bị yêu cầu điều chỉnh số chỉ tiêu vượt năng lực.
Hiện tại, khi kỳ tuyển sinh đã hoàn tất, bộ lại tiếp tục rà soát. Vụ Giáo dục ĐH, Thanh tra bộ, Vụ Kế hoạch – tài chính trực tiếp đến các trường kiểm tra, thanh tra thực tế xem các trường xác định chỉ tiêu chuẩn chưa, thực hiện tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT như thế nào.
Video đang HOT
* Công tác hậu kiểm này có ý nghĩa gì khi các trường nếu có khai khống về điều kiện cơ sở vật chất và giảng viên thì cũng đã tuyển sinh theo chỉ tiêu đã đăng ký?
- Việc gian lận kê khai là có, song không đến mức “lấy chỉ tiêu của trường khác”. Có trường sai phạm nghiêm trọng khi gian lận ngay từ lúc kê khai, và có cả trường kê khai đúng nhưng lúc tuyển lại lấy vượt chỉ tiêu.
Đợt kiểm tra lần này được tiến hành ở 30 trường ĐH, CĐ của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Từ kết quả kiểm tra, sẽ xem xét mức độ xử lý đối với các trường sai phạm. Đặc biệt, đây sẽ là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tiến hành xử lý những sai phạm trong xác định chỉ tiêu đối với người đứng đầu. Trước đây cứ nói xử phạt nhà trường chung chung, nhưng lần này sẽ tiến hành xử lý kỷ luật đối với hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng tuyển sinh nếu để xảy ra sai phạm theo đúng tinh thần của thông tư về xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Trước đây bộ cấp chỉ tiêu cho các trường, nhưng nay các trường được quyền xác định chỉ tiêu phải tự chịu trách nhiệm về số liệu đã xác định. Kết quả kiểm tra, xử lý dự kiến được công bố trong tuần tới.
* Mùa tuyển sinh 2012 đã khép lại với thời hạn “chốt” hồ sơ từ ngày 30/11. Những phương án tuyển sinh nào được bộ lựa chọn cho mùa tuyển sinh mới?
- Bộ GD-ĐT đang tính các phương án tổ chức hội nghị tuyển sinh năm nay cho phù hợp. Thay cho phương án họp tập trung, bộ đang tính phương án họp trực tuyến qua cầu truyền hình vào tháng 1-2013. Về cơ bản, mùa tuyển sinh 2013 sẽ không có thay đổi lớn. Điểm mới được bổ sung là thay cho quyết định xét tuyển thẳng với người học ở 62 huyện nghèo, Bộ GD-ĐT bổ sung đối tượng xét tuyển thẳng với các em học sinh ở các huyện biên giới, hải đảo.
Bộ vẫn khuyến khích các trường trọng điểm và trường văn hóa nghệ thuật lên phương án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, chưa có trường ĐH trọng điểm nào trình phương án riêng. Hiện Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch đã gửi đề án để các trường nghệ thuật tổ chức thi riêng để hai bên cùng bàn thảo. Trước nay các trường nghệ thuật vẫn tổ chức thi năng khiếu riêng. Phương án thi riêng sẽ bàn đến việc thi môn văn hóa về đề thi cũng như ngày thi, đợt thi. Việc quyết định có để các trường nghệ thuật thi riêng hay không sẽ được quyết định trong tháng 12-2012 để học sinh có thời gian chuẩn bị tốt nhất.
Theo Ngọc Hà (Tuổi Trẻ)
Vì sao nhiều trường gặp khó trong tuyển sinh năm 2012?
Năm nay việc nhiều trường tuyển sinh gặp nhiều khó khăn chưa hẳn là do cơ cấu ngành nghề mà cần phải xem xét lại vấn đề vĩ mô đối với những thay đổi của Bộ GD-ĐT. Đó là nhận định của GS Trần Hồng Quân -Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.
Vì sao cả trường tư lẫn công đều gặp khó?
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã đưa ra những quy định mới để tạo điều kiện cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Sự "hỗn loạn" trong tuyển sinh khiến nhiều trường ngoài công lập (NCL) đành "ngậm đắng nuốt cay" tạm thời ngừng mở nhiều ngành, thậm chí có trường có số lượng sinh viên trong cả đợt xét tuyển không đủ mở một lớp như ĐH Phan Châu Trinh.
Giải thích về "nghịch lý" này, GS Trần Hữu Nghị - hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng phân tích: "Tôi có thể khẳng định việc nhiều trường không tuyển được như các năm về trước xuất phát từ nguyên nhân Bộ GD-ĐT thay đổi một quy định trong xét tuyển. Ở đây là do nguồn tuyển không có nên việc kéo dài cũng không giải quyết được vấn đề. Việc nguồn tuyển không đáp ứng được cho các trường là do khâu xác định điểm sàn chưa sát với thực tế".GS Nghị cũng cho rằng, nếu như trước kia việc Bộ GD-ĐT quy định điểm chuẩn nguyện vọng (NV) sau không được thấp hơn so với NV trước nên tạo hành lang pháp lý để trường công lập không thể "lấn sân" về phía sau. Tuy nhiên, với việc năm nay bỏ quy định này, cho phép trường công lập hạ điểm chuẩn thấp hơn NV trước thậm chí là sát sàn để "vớt" thí sinh thì điều này hẳn nhiên sẽ gây khó khăn cho các trường tốp dưới, đặc biệt là trường NCL.
"Không cần phân tích thì ai cũng hiểu lợi thế của trường công. Với mức chi phí đào tạo thấp hơn cùng với những lợi ích đi kèm thì hẳn nhiên khi có cơ hội các em đều cố gắng tìm đến trường công. Với việc tạo cơ hội cho trường công lấy đủ hoặc dư chỉ tiêu nên có hiện tượng nhiều em đã nhập học trường tốp dưới hoặc NCL nhưng khi trường tốp trên hạ điểm chuẩn thì rút hồ sơ về nhập học" - GS Nghị nói.
Cũng theo GS Nghị, một trong những yếu tố gây "rối loạn" trong khâu xét tuyển năm nay là Bộ GD-ĐT không giới hạn thời gian xét tuyển từng đợt, lại "mở cửa" cho việc làm hồ sơ xét tuyển bằng cách có thể nộp bản sao vào nhiều trường.
Một cán bộ tuyển sinh của Trường ĐH Thành Đô cho biết: "Nỗ lực nhiều mặt nhà trường mới cố gắng tuyển được khoảng 50% chỉ tiêu đề ra. So với các năm trước thì năm nay gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu nhận hồ sơ xét tuyển không có bản gốc. Có lúc nhận hàng trăm hồ sơ xét tuyển gửi về nhưng số thực tế đến nhập học thì lại quá ít".
Cán bộ này cũng phân tích thêm: Nếu mọi năm thống nhất về thời gian xét tuyển nên thí sinh có cơ hội nhìn tổng quát được các trường còn thiếu chỉ tiêu. Năm nay mỗi trường quy định mỗi kiểu nên mạnh ai người ấy làm khiến cho công tác tuyển sinh xáo trộn.
Thí sinh thi tuyển sinh đại học năm 2012. (Ảnh: Khánh Hiền)
Đồng quan điểm này, GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL phân tích thêm, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng là do cơ cấu ngành nghề bất cập nên dẫn đến hiện tượng không tuyển được thí sinh nhưng nếu nhìn tổng quan thì không hẳn vậy. Không đơn thuần là các ngành khối Kinh tế gặp khó khăn trong việc "hút" thí sinh mà nhiều ngành khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Như vậy ở đây cần phải phân tích đánh giá lại các thay đổi của Bộ GD-ĐT trong năm vừa qua. Riêng về vấn đề điểm sàn cần phải xác định lại bởi khâu xây dựng hiện nay có nhiều điểm bất hợp lý.
Khống chế điểm sàn phải ở mức hợp lý
GS Trần Hữu Nghị phân tích: Tại sao điểm sàn cứ phải dao động trong phạm vi 13-15 điểm? Tôi nghĩ điểm sàn có thể cao hoặc thấp hơn tùy vào mức độ khó của đề thi. Nhiều em dự thi ĐH không đạt được mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng khi đi du học vẫn học tập có kết quả tốt. Qua đó cho thấy việc đánh giá qua thi cử của chúng ta là chưa phù hợp.
"Chúng tôi đang thử hỏi là tại sao Bộ GD-ĐT khi xây dựng điểm sàn không lấy độ dôi lớn so với chỉ tiêu để tạo điều kiện cho các trường tuyển đủ. Việc lấy dôi ra không có gì ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh bởi các trường vẫn xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp" - GS Nghị đặt vấn đề.
GS Trần Hồng Quân bộc bạch thêm: "Trên thực tế, dù số lượng thí sinh đạt trên điểm sàn nhiều hơn tổng chỉ tiêu tuyển sinh, song do sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền, nhiều địa phương khó khăn vẫn không đủ nguồn tuyển, ảnh hưởng tới việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
Cũng theo GS Quân thì kiến nghị cách đây 2 năm của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL rõ ràng là hợp lý vào thời điểm hiện tại nên thời gian tới khối này sẽ họp bàn để xem xét lại các vấn đề sau đó làm việc với Bộ GD-ĐT để tìm phương án giải quyết. Nếu cứ kéo dài tình trạng này như hiện nay thì chắc chắn các trường NCL sẽ khó tồn tại trong thời gian tới.
Một cán bộ tuyển sinh lâu năm cũng cho rằng không nên "quy chụp" do chất lượng đào tạo chưa tốt dẫn đến không tuyển được thí sinh. Ở đây phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đó là các trường NCL không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước do đó muốn có sự bền vững thì cần phải có thời gian. Chính vì thế Bộ GD-ĐT cần có cơ chế để hỗ trợ cho các trường gặp khó khăn.
"Tôi cũng đã khảo sát một số trường NCL mà tuyển sinh năm nào cũng tốt và nhận thấy rằng sở dĩ họ làm được điều này là do có nền tảng đội ngũ giảng viên tốt do hình thành từ việc nâng cấp từ CĐ lên ĐH. Bên cạnh đó, họ chú trọng khâu đầu ra để đảm bảo sinh viên có việc làm. Yếu tố cuối cùng mới là cơ sở vật chất. Tuy nhiên ở đây không phải trường nào làm được việc này bởi xuất phát điểm của có là xây dựng ĐH ngay" - cán bộ tuyển sinh này cho biết.
S.H
Theo dân trí
Sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế mới để quản lý chặt chẽ hơn về việc đào tạo liên thông. Bên cạnh đó chỉ tiêu cũng được khống chế hợp lý để tránh việc mở lớp tràn lan. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sở dĩ có chuyện liên...