Tuyển sinh quân sự nghiêm túc, chặt chẽ và đồng bộ
Công tác tuyển sinh quân sự (TSQS) là một trong những khâu quan trọng, đầu tiên trong quy trình đào tạo của các học viện, nhà trường quân đội, tác động trực tiếp đến chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, xây dựng quân đội cả trước mắt và lâu dài.
Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng đó nên công tác TSQS luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sát sao của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng (BQP); sự hướng dẫn thực hiện thống nhất của các cơ quan chức năng và sự vào cuộc của các đơn vị, nhà trường quân đội… Những năm qua, công tác TSQS luôn được các cơ quan, đơn vị, nhà trường, địa phương thực hiện nghiêm, chặt chẽ, công khai, dân chủ, đúng quy chế, quy định và hướng dẫn của trên. Đồng thời, công tác TSQS đã có nhiều đổi mới, phù hợp với đặc thù quân sự, hòa nhập với hệ thống giáo dục quốc dân. Nhờ đó, chất lượng TSQS ngày càng được nâng cao; hầu hết các trường quân đội có điểm chuẩn trúng tuyển ổn định ở mức cao, tương đương với các trường khoảng giữa, tốp đầu của cả nước.
Thầy và trò Trường Sĩ quan Chính trị. Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn
Tuy nhiên, công tác TSQS vẫn còn một số hạn chế, nhất là trong tuyên truyền, hướng nghiệp quân sự. Công tác sơ tuyển có nơi tiến hành chưa thật kỹ, dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung hồ sơ nhiều lần. Tình trạng thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhưng bị loại do không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe chưa được khắc phục triệt để…
Video đang HOT
Để góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lựa chọn “đầu vào” chất lượng, công tác TSQS phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, bảo đảm ngày càng chính quy, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hiện nay, các nhà trường quân đội đều sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển. Để nâng cao chất lượng tuyển sinh, bảo đảm yêu cầu tuyển chọn theo địa chỉ sử dụng, đào tạo gắn với quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, Ban TSQS Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các học viện, nhà trường trong tất cả các khâu tuyển sinh, bảo đảm công khai, tạo điều kiện cho thí sinh và cộng đồng xã hội tham gia giám sát, không để xảy ra sai sót hoặc nảy sinh tiêu cực…
Năm nay, 18 học viện, nhà trường quân đội tuyển sinh 5.520 chỉ tiêu. Xuất phát từ yêu cầu cao và tính chất phức tạp, nhạy cảm của công tác TSQS, hơn bao giờ hết, phải chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình tuyển sinh, từ sơ tuyển, xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi đến xét tuyển, gọi thí sinh nhập học… để bảo đảm tất cả các khâu, bước trong quy trình tuyển sinh được thực hiện nghiêm, chặt chẽ, thống nhất, đúng quy chế, quy định. Đặc biệt, sau kỳ tuyển sinh, các học viện, nhà trường quân đội phải hết sức lưu ý công tác hậu kiểm kết quả của thí sinh đã trúng tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của BQP, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm. Đi liền với đó, tiếp tục đẩy mạnh dân chủ, công khai trong TSQS, tạo cơ sở phát huy vai trò của xã hội trong việc tham gia giám sát, góp phần nâng cao chất lượng công tác TSQS, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh, làm nòng cốt cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
NGÔ DUY ĐÔNG
Theo QĐND
Trường quân đội sẽ dừng tuyển sinh hệ dân sự từ năm 2019
Từ năm 2019, các học viện, trường quân đội dừng tuyển sinh đào tạo hệ dân sự tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp hệ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đào tạo nghề trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Quốc phòng diễn ra tại Hà Nội, Trung tướng Trần Hữu Phúc - Cục trưởng Nhà trường (Bộ Quốc phòng) cho biết, từ năm 2019, các học viện, trường quân đội dừng tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp hệ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đào tạo nghề (hệ dân sự).
Theo Cục trưởng Nhà trường, sự điều chỉnh này nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức các đơn vị quân đội, khắc phục tình trạng có trường đào tạo hệ dân sự nhiều gấp nhiều lần hệ quân sự, nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy vẫn là của quân đội.
Trung tướng Trần Hữu Phúc - Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng). Ảnh: T.Vương
Thông tin thêm về công tác tuyển sinh quân sự năm học 2019-2020, Trung tướng Phúc cho hay, chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2019-2020 đối với đào tạo sau ĐH là 1.501 chỉ tiêu, đào tạo ĐH quân sự là 5.440 chỉ tiêu, trong đó 150 thí sinh sẽ được gửi đi đào tạo nước ngoài và 145 thí sinh gửi đi đào tạo tại trường ngoài quân đội.
Đào tạo CĐ quân sự là 80 chỉ tiêu, đào tạo ngành quân sự cơ sở 2.969 chỉ tiêu, đào tạo nhân lực phục vụ quốc phòng 525 chỉ tiêu.
Ban tuyển sinh Bộ Quốc phòng đã nhận được hơn 24.700 hồ sơ dự tuyển, trong đó hơn 24.645 đủ điều kiện dự tuyển. Dự kiến các học viện, nhà trường trong quân đội sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17h ngày 8/8/2019.
"Số lượng hồ sơ năm nay giảm so với năm trước 3.500 do việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp đã tốt hơn, thí sinh, người nhà đã hiểu mong muốn và năng lực của mình", ông Phúc nói và nhấn mạnh dù số lượng hồ sơ giảm không đồng nghĩa với việc điểm xét tuyển sẽ thấp hơn.
Thảo Nguyên
Theo congly
Lý do nhiều thủ khoa của Hòa Bình không nhập học vào trường quân đội Theo Cục nhà trường (Bộ Quốc phòng), một số thí sinh Hòa Bình trở thành thủ khoa trường quân đội trong mùa tuyển sinh 2018 đã không nhập học. Có người báo ra nước ngoài học, người khác không nêu lý do. Đại diện Bộ Quốc phòng thông tin về hướng xử lý với những thí sinh gian lận thi cử ở Hòa...