Tuyển sinh mầm non tại Hà Nội: “Tỷ lệ chọi” khiến phụ huynh ngán ngẩm
Chỉ còn ít ngày nữa, các trường mầm non công lập tại Hà Nội chính thức tuyển sinh năm học 2019 – 2020. Nhiều gia đình đang “nín thở” mong con có được “tấm vé” bởi tại nhiều nơi số lượng trẻ trên địa bàn vượt xa so với chỉ tiêu của trường công lập.
Háo hức chờ trong… lo lắng
Bước vào kỳ tuyển sinh cho năm học 2019 – 2020 tại Hà Nội, không chỉ cuộc đua vào lớp 6 hay lớp 10 mới căng thẳng trong những ngày qua mà ngay ở bậc học mầm non, số trẻ thực tế so với chỉ tiêu tuyển sinh quá chênh lệch, khiến “tỷ lệ chọi” ở nhiều trường rất cao, nhiều phụ huynh lo lắng để có suất học phải bốc thăm như chơi xổ số.
Năm nay, Hà Nội tiếp tục áp dụng hai hình thức tuyển sinh là trực tuyến (đối với cha mẹ học sinh có điều kiện về công nghệ thông tin) và trực tiếp (đối với cha mẹ học sinh không có điều kiện về công nghệ thông tin). Trong mấy ngày qua (từ ngày 4 – 6/7), các phụ huynh đã đăng ký tuyển sinh theo hình thức trực tuyến với lớp mầm non 5 tuổi vào các trường công lập. Từ ngày 13 – 18/7, toàn thành phố áp dụng thức tuyển sinh trực tiếp.
Như vậy, chỉ còn 5 ngày nữa là kỳ tuyển sinh vào mầm non các lớp từ 2 – 4 tuổi tại các trường mầm non công lập Hà Nội chính thức được diễn ra. Song suốt cả tháng qua, nhiều gia đình không khỏi lo lắng khi kỳ tuyển sinh của con sắp đến, dù đúng tuyến vào trường mầm non của phường theo hộ khẩu nhưng vẫn chưa chắc suất học của con, bởi số lượng trẻ trên thực tế luôn cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu.
Cận kề ngày tuyển sinh, chị Nguyễn Thị Như (Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khá sốt ruột chuyện con vào học mầm non. Chị Như tâm sự: “ Khu vực Linh Đàm có 2 trường mầm non công lập, nhưng mật độ dân cư thì rất cao. Vào trường mầm non còn khó hơn vào các bậc học khác, bởi số lượng trẻ lớn mà chỉ tiêu tuyển sinh của 2 trường công lập trong địa bàn lại rất ít. Nguyện vọng của gia đình là cho con vào trường công lập vì con học mấy năm, sẽ giảm rất nhiều so với học trường tư“.
“ Nghĩ đến cảnh nếu mà phải bốc thăm có được suất học mầm non cho con cũng rất nản, nhưng cũng biết làm sao được và chờ mong vận may đến với mình thôi. Cả hai vợ chồng đều lương thấp, không cho con vào trường công lập, sẽ phải tích cực làm thêm mới đủ tiền cho con vào trường tư thục tiền học vài triệu/tháng” – Chị Vũ Thị Lan (Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.
Lo lắng của các bậc phụ huynh là hoàn toàn dễ hiểu, bởi hiện nay mức đóng góp giữa trường công lập và tư thục là khá chênh nhau, nên nhu cầu gửi con vào trường công lập hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, mong muốn này không phải ai cũng đạt được bởi sẽ có một lượng trẻ học cơ sở tư thục vì trường công lập không đủ chỗ.
Video đang HOT
Tuyển sinh mầm non tại Hà Nội một số nơi có chỉ tiêu thấp hơn so với số trẻ trên địa bàn.
Tỷ lệ “chọi” hơn cả đại học
Tại nhiều quận nội thành Hà Nội, số lượng trẻ điều tra trên thực tế để phục vụ công tác tuyển sinh năm nay cho thấy, phần lớn là vượt qua chỉ tiêu tuyển sinh tại trường công lập. Trong kế hoạch phê duyệt của từng quận thì quận Cầu Giấy có số trẻ đến tuổi học mầm non là 13.758 trẻ, nhưng chỉ tuyển mới 2.923 trẻ; quận Hà Đông có 40.602 trẻ, tuyển mới 7.535 trẻ; quận Đống Đa có 21.969 trẻ, tuyển mới 3.281 trẻ…
Nhiều nơi có tỷ lệ “chọi” 1/6 – 1/10, tiêu biểu như: Trường Mầm non Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) có 4.608 trẻ trên địa bàn trong độ tuổi đi học, nhưng trường chỉ tuyển mới 401 trẻ; Mầm non Sơn Ca (Cầu Giấy) có 1.676 trẻ nhưng chỉ tuyển 195 trẻ. Trường Mầm non Yên Hòa địa bàn có 2.667 trẻ, tuyển mới 245 trẻ; Mầm non Tiểu Hoa có 2.706 trẻ, tuyển mới 225; Mầm non Phương Mai có 1.489 trẻ trong độ tuổi đi học nhưng chỉ tuyển mới 113 trẻ…
Để tránh tình trạng xếp hàng, chen nhau để mùa hồ sơ cũng như tạo công bằng, nhiều trường cũng dự kiến tổ chức bốc thăm trúng tuyển vào trường. Tại một số quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân… các phường có mật độ dân số cao, nhiều tòa chung cư mới, trường mầm non công lập trên địa bàn nhiều năm nay rơi vào cảnh không đáp ứng chỉ tiêu khiến nhiều phụ huynh không khỏi nản lòng.
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, đối với tuyển sinh mầm non công lập, trường hợp số trẻ đăng ký học tại trường vượt quá khả năng tiếp nhận, nhà trường phải ưu tiên tiếp nhận trẻ 5 tuổi, trẻ thuộc tuyến tuyển sinh được giao. Nếu số trẻ trên địa bàn đăng ký học vượt quá quy định tại Điều 13 (Điều lệ trường mầm non), số trẻ trong mỗi nhóm, lớp có thể tăng thêm nhưng phải đảm bảo được tỷ lệ số giáo viên/trẻ/lớp theo quy định tại điều này và diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: đảm bảo ít nhất 1,5m2 cho một trẻ.
Năm học 2019 – 2020, Hà Nội đưa ra mức phấn đấu huy động ít nhất 45% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 99% trẻ độ tuổi mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non; duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường và được học đủ 2 buổi/ngày; ít nhất 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập.
Theo giadinh.net
Quảng Bình: Thiếu biên chế, nguy cơ học sinh không được đến trường
Việc tổ chức dạy học của năm học 2019-2020 của ngành GD&ĐT huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình được xác định là gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học, chăm sóc, giáo dục trẻ... do thiếu 157 biên chế cho ngành GD&ĐT, đặc biệt là bậc học Mầm non của huyện này.
Trường Mầm non xã Sơn Trạch được đầu tư mới 4 phòng học nhưng sẽ không được sử dụng vì không thể huy động trẻ như nhu cầu thực tế vì hiện tại thiếu 8 giáo viên khi bước vào năm học 2019-2020.
Theo báo cáo của phòng GD&ĐT huyện Bố Trạch, năm học 2019-2020, toàn huyện cần 3.137 biên chế, trong khi đó hiện đang thiếu 157 biên chế so với biên chế được giao năm 2018. Trong đó bậc học Mầm non tăng 31 lớp thiếu 106 biên chế; Tiểu học tăng 23 lớp thiếu 35 biên chế; THCS tăng 1 lớp thiếu 2 biên chế.
Từ việc thiếu biên chế quá nhiều đối với bậc học Mầm non, nhiều khả năng ngành GD&ĐT huyện Bố Trạch sẽ không huy động trẻ dưới 5 tuổi đến trường theo quy định trong trường hợp UBND tỉnh Quảng Bình không tăng thêm biên chế và tìm các giải pháp tăng nguồn nhân lực để đáp ứng việc mở các nhóm lớp theo nhu cầu thực tế của nhân dân.
Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Bố Trạch, có 14 biên chế chưa được giao cho các trường do phải ưu tiên bố trí cho các vị trí giáo viên giảng dạy, trong đó nhân viên y tế Tiểu học thiếu 10 biên chế, cán bộ quản lý cho các trường hạng 1 chưa được giao 4 biên chế...
Qua tìm hiểu về thực trạng này tại trường Mầm non xã Sơn Trạch cho thấy: Năm học 2019-2020 nhà trường cần tổng số 60 giáo viên (tỷ lệ 2 cô/1 lớp) trong đó có 48 giáo viên biên chế và 4 giáo viên hợp đồng, vẫn còn thiếu 8 giáo viên để có thể huy động tổng số trẻ trên toàn địa bàn từ (0-5 tuổi) - hiện có 1.462 trẻ trong đó trẻ số nhà trẻ từ 0-2 tuổi là 602 trẻ; trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi là 860 trẻ.
Trong khi đó, năm học mới biên chế của nhà trường chỉ có 51 giáo viên và chỉ có thể đáp ứng được 744 trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi tương đương 25 lớp (bình quân mỗi lớp 29,7 trẻ). Như vậy, với con số thực tế biên chế được giao, trường Mầm non xã Sơn Trạch vẫn không thể huy động 117 cháu (trong đó 103 trẻ 3 tuổi và 14 trẻ 4 tuổi) đến trường năm học 2019-2020 này.
Bà Trần Thị Nhung, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Sơn Trạch chia sẻ: Được sự quan tâm của UBND huyện Bố Trạch và UBND xã Sơn Trạch năm học 2019-2020 nhà trường sẻ có thêm 4 phòng học được đầu tư ở điểm trung tâm giúp lượng huy động trẻ của nhà trường có thể lên đến 30 lớp. Tuy nhiên, vì biên chế không được giao nên hiện tại chúng tôi còn thiếu 8 giáo viên do vậy việc tuyển sinh năm học mới vẫn không thể tăng lớp được.
Nhà trường có 6 điểm lẻ, do điều kiện địa hình và ở cách xa nhau nên những tính toán tập trung các điểm trường để thuận lợi nhất trong việc huy động trẻ là không thể. Chính vì thế hiện tại nhiều phụ huynh bức xúc từ việc con mình không được đến trường như quy định.
Thực tế này sẽ tạo nên khó khăn lớn cho phụ huynh học sinh, đặc biệt là những người lao động phục vụ tại các cơ sở du lịch và trung tâm du lịch ở địa bàn bởi con cái họ không thể đến trường.
Ông Trần Quang Vũ, chủ tịch UBND huyện Bố Trạch tâm sự: Hằng năm, từ đánh giá thực tế nhu cầu đến trường của học sinh từng địa bàn, huyện có những điều chỉnh để đầu tư cơ sở vật chất như phòng học, phòng y tế... đảm bảo huy động tối đa lượng trẻ đến trường đối với bậc học mầm non, tuy nhiên việc huy động này sẽ dừng lại bởi không có biên chế giao cho các trường.
Hiện nay, huyện cũng có đề xuất UBND tỉnh Quảng Bình xem xét bổ sung 157 biên chế giáo viên của ngành giáo dục được tỉnh giao còn thiếu của năm 2018. Nếu trong trường hợp không có biên chế giao thêm thì huyện cũng đề nghị được bố trí kinh phí trả vượt giờ cho giáo viên giảng dạy hoặc hợp đồng thêm giáo viên đáp ứng nhu cầu về quy mô trường lớp và học sinh theo quy định.
Trong trường hợp bất khả kháng, ngành GD&ĐT huyện Bố Trạch sẽ từ chối việc huy động trẻ dưới 5 tuổi mà ưu tiên huy động trẻ 5 tuổi trở lên để thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT ban hành.
Rõ ràng, đối với ngành GD&ĐT là một ngành đặc thù do đó số lượng học sinh hàng năm biến động khá rõ ràng, việc thiếu biên chế sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học, chất lượng dạy học và nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là bậc học Mầm non.
Từ thực tế như vậy, mong rằng UBND tỉnh Quảng Bình có những hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho học sinh, đảm bảo thực tế của địa phương. Muốn chất lượng giáo dục được nâng lên thì trước hết chất lượng đội ngũ sẻ phải đảm bảo đủ về số lượng để giải quyết nhu cầu của phụ huynh và giảm tối đa thiệt thòi cho học sinh.
Vĩnh Quý
Theo GDTĐ
Tuyển giáo viên không phân biệt loại hình đào tạo Ngày 8.7, Phòng Giáo dục quận Tân Phú (TP.HCM) thông báo tuyển dụng 225 giáo viên vào các trường mầm non, tiểu học và THCS. Theo đó, Hội đồng tuyển dụng cho biết một trong những tiêu chí tuyển ứng viên là không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, trường ngoài công lập... Học sinh một trường mầm non tại...