Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Học sinh có mất cơ hội trường top đầu?
Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay được Hà Nội đưa ra đã vấp phải sự phản ứng của phụ huynh, học sinh. Nhất là việc, học sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng (NV)1, NV2 thuộc khu vực có hộ khẩu thường trú, NV3 ở khu vực bất kỳ.
Phụ huynh, học sinh hoang mang vì những quy định mới của tuyển sinh lớp 10 năm nay
Quy định bất ngờ
Năm nay Hà Nội phê duyệt phương thức tuyển sinh với nhiều điểm mới so với năm trước. Toàn bộ thí sinh sẽ tham gia kỳ thi chung với 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4 sẽ được công bố vào khoảng cuối tháng 3/2021. Mỗi thí sinh sẽ được đăng 3 NV nhưng học sinh phải đặt NV1, NV2 vào trường thuộc khu vực tuyển sinh có hộ khẩu thường trú, NV3 thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Ngoài ra, học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký (trước đây được thay đổi NV dự tuyển 1 lần); học sinh phải đặt NV1 và NV2 vào một khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú, trượt NV1, NV2 mới được xét NV3 nhưng điểm tuyển sinh phải cao hơn NV1 của trường là 2 điểm. Thí sinh đỗ NV1 sẽ không được xét NV2, NV3.
Quy định này lập tức gây tranh cãi, hoang mang cho học sinh, phụ huynh. Trong đó, nhiều phụ huynh cho rằng, Hà Nội đẩy thế khó về cho phụ huynh khi thực tế có nhiều phụ huynh có hộ khẩu một nơi nhưng cư trú thực tế ở nơi khác. Hoặc học sinh đã có mục tiêu phấn đấu vào trường top đầu nhưng vì hộ khẩu ở những quận, huyện không có trường top, các em mất cơ hội được vào trường đó.
Chị Đặng Hoài Thu, có nhà ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, hiện tại con đang học ở Trường THCS Đống Đa nhưng hộ khẩu cả gia đình vẫn ở quận Hoàng Mai. Nếu theo quy định mới, con chỉ được đăng ký NV1, NV2 vào các trường ở khu vực tuyển sinh 4 gồm quận Hoàng Mai, Huyện Thanh Trì.
NV3 con mới được đăng ký vào trường con mơ ước. Tuy nhiên, vấn đề bất cập ở đây là Hà Nội quy định thí sinh đã đỗ NV1 sẽ không được xét NV2, NV3. Nếu trượt NV1, NV2 mới được xét đến NV3 nhưng thí sinh phải có điểm cao hơn điểm tuyển sinh NV1 của trường lên tới 2 điểm. “Quy định này cực kỳ khó khăn cho học sinh bởi vì nếu con để trường mong muốn là NV3, khi đã đỗ NV1 sẽ không được xét nữa”, phụ huynh này nói.
Video đang HOT
Cũng theo phụ huynh này, từ nhiều năm nay con đã đặt mục tiêu sẽ thi đỗ Trường THPT Kim Liên nên nỗ lực rất nhiều trong học tập. Khi Hà Nội chưa công bố môn thi thứ 4, tối nào con cũng phải thức rất khuya để học thêm các môn khác. “Từ khi biết tin, con rất áp lực. Gia đình tính chuyện tách hộ khẩu về nhập vào nhà bà ngoại ở quận Đống Đa cho con có thể đăng ký NV1 vào trường”, chị Thu nói.
Trên các diễn đàn mạng, nhiều phụ huynh băn khoăn, tranh luận vì quy định gây bất ngờ sát kỳ thi của Hà Nội. Nhiều phụ huynh cho biết, khu vực mình ở không có ngôi trường mà con đã đặt mục tiêu thi vào nên các con đang rất buồn bã. Chính vì lẽ đó, áp lực thi vào trường chuyên sẽ tăng lên. Nhiều phụ huynh khác phản ánh một thực tế tréo ngoe khác đó là hộ khẩu gia đình một nơi nhưng nơi cư trú lại nơi khác. Nếu buộc phải đăng ký NV đúng nơi hộ khẩu học sinh sẽ phải di chuyển hàng chục cây số là điều rất khó khăn.
Gỡ thế khó cho học sinh?
Trước những bất cập về quy định mới, ngày 21/2, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội ông Phạm Văn Đại cho biết: “Nếu học sinh có hộ khẩu ở địa bàn này nhưng cư trú thực tế tại nơi khác thì gia đình học sinh làm đơn, có xác nhận của địa phương, Sở sẽ xem xét, cho phép học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển ở khu vực tuyển sinh theo nơi cư trú thực tế”.
Theo ông Đại, trước đây, Sở cho phép thí sinh được đổi khu vực tuyển sinh. Theo đó, toàn thành phố được phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Những học sinh ở vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ được phép đổi khu vực tuyển sinh.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú sẽ bảo đảm việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đồng thời tránh những xáo trộn không cần thiết trong công tác tuyển sinh.
Ông Đại cũng nói thêm, học sinh có học lực tốt có thể có nhiều lựa chọn khác như đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của các trường chuyên, trường THPT có lớp chuyên thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội gồm: Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Sơn Tây); hoặc các trường THPT công lập tự chủ tài chính; trường THPT chất lượng cao; trường THPT ngoài công lập… Ngoài ra, học sinh còn có thể đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 của các trường chuyên thuộc các cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn thành phố.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học này toàn TP có khoảng 110.759 học sinh xét tốt nghiệp THCS, tăng khoảng 6.220 học sinh so với năm học trước. Kỳ thi dự kiến diễn ra cuối tháng 5/2021. Sẽ chỉ có 68.670 em (62%) có suất học trường THPT công lập, số học sinh còn lại sẽ đăng ký học ở trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề…
Tuyển sinh vào 10: cha mẹ lo 'sốt vó', Sở nói trường hợp cụ thể sẽ được xem xét
Nếu học sinh có hộ khẩu thường trú khác với nơi cư trú thực tế, gia đình những học sinh đó làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương thì Sở sẽ xem xét.
Nhiều phụ huynh lo lắng về điểm mới trong quy định tuyển sinh vào lớp 10 do Sở Giáo dục và Đào tạo mới ban hành. Ảnh minh họa: Thùy Linh
Điểm mới tuyển sinh vào lớp 10 khiến phụ huynh "đứng ngồi không yên"
Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội năm nay có nhiều điểm mới, trong đó phải kể đến mỗi thí sinh được đăng ký 3 nguyện vọng vào trường trung học phổ thông công lập thay vì 2 nguyện vọng như những năm trước; học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký (trước đây được thay đổi nguyện vọng dự tuyển 1 lần); học sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 vào một khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ: trượt nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 mới được xét nguyện vọng 3 nhưng điểm tuyển sinh phải cao hơn nguyện vọng 1 của trường là 2 điểm. Thí sinh đỗ nguyện vọng 1 sẽ không được xét nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Ngay khi kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm nay của Hà Nội được công bố, nhiều gia đình có con sẽ vào lớp 10 năm tới đã vô cùng lo lắng.
Chị Hồ Thiên Nga (Hoàng Mai, Hà Nội) có con gái đã đặt mục tiêu thi vào Trường Trung học phổ thông thuộc top ở quận Đống Đa) chia sẻ: "Gia đình tôi đang vô cùng lo lắng. Con trai tôi rất tha thiết muốn học tại trường top khu vực Đống Đa. Cháu đã rất cố gắng. Tuy nhiên, với sự thay đổi đột ngột này thì đúng là phụ huynh không kịp trở tay. Tôi e rằng, sau quy định này, sẽ có làn sóng "chuyển khẩu" về các khu vực có trường top chỉ để được đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10. Việc giới hạn như quy định của Sở thực sự là gây nên sự bất công bởi chất lượng giáo dục của các trường không đồng đều nhau".
Cũng chung tình cảnh "rối bời" như chị Nga, anh Trương Công Huy (Cầu Giấy) cho biết:
"Nhà tôi hiện đang ở quận Thanh Xuân nhưng hộ khẩu thường trú tại huyện Thanh Trì. Theo tôi tìm hiểu thì huyện Thanh Trì không có một trường cấp 3 nào nổi trội cả. Tôi và vợ đã bàn nhau có khi phải cắt hộ khẩu ở Thanh Trì để nhập vào nhà em trai ở Thanh Xuân để con đăng ký được".
Bên cạnh đó, anh Huy thắc mắc rằng nếu bắt buộc phải đăng ký nguyện vọng 1, 2 tại nơi mà học sinh có hộ khẩu thường trú thì Sở nên nhóm khu vực tuyển sinh quận Hoàng Mai, Thanh Trì với Đống Đa thay vì nhóm 2 quận Hoàng Mai, Thanh Trì vào một khu vực.
"Nếu là phân chia đồng đều thì nên nhóm Đống Đa - Hoàng Mai -Thanh Trì vào 1 khu vực tuyển sinh thì may ra các con học khá, tốt còn có cơ hội. Thanh Xuân và Cầu Giấy đều có trường phổ thông chất lượng", anh Huy nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh:
"Quy định sẽ không cho học sinh đổi khu vực tuyển sinh là một trong những điểm mới của kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới. Tuy nhiên, bù lại, học sinh được có thêm nguyện vọng 3 vào trường trung học phổ thông công lập thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Đây là quy định mà các em cần nắm vững để quyết định đăng ký, sắp xếp nguyện vọng dự tuyển phù hợp".
Với trường hợp cụ thể, Sở vẫn tạo điều kiện
Trong khi đó, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin trên báo Hà Nội mới cho biết, trong trường hợp cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vẫn tạo điều kiện để học sinh được đổi khu vực tuyển sinh.
"Năm học 2020 - 2021, đối với các trường trung học phổ thông công lập, thành phố Hà Nội vẫn phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh theo địa giới hành chính các quận, huyện, thị xã.
Việc quy định học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú nhằm đảm bảo việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đồng thời tránh những xáo trộn không cần thiết trong công tác tuyển sinh.
Đây là quy định được xây dựng trên căn cứ thực tế từ các năm trước. Thực tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng học sinh đăng ký hộ khẩu một nơi nhưng cư trú thực tế tại nơi khác.
Nếu học sinh có hộ khẩu thường trú khác với nơi cư trú thực tế, gia đình những học sinh đó làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương thì Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ xem xét cho học sinh đó đăng ký nguyện vọng dự tuyển tại nơi cư trú thực tế".
Ông Đại cũng cho biết, nếu học sinh có học lực tốt thì còn có nhiều cơ hội tại các trường chuyên, trường trung học phổ thông có lớp chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính, trường trung học phổ thông chất lượng cao, trường trung học phổ thông ngoài công lập,...
Về vấn đề thay đổi nguyện vọng dự tuyển, ông Đại nhấn mạnh, năm nay học sinh sẽ không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký vì năm nay học sinh có nhiều lựa chọn đăng ký hơn các năm trước.
Học sinh Hà Nội muốn học lớp 10 song bằng phải thi 2 vòng Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào 2 trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2. Hà Nội công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021-2022 của chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú...