Tuyển sinh lớp 1 tại Hà Nội: Kiểm soát chặt chỉ tiêu tuyển sinh
Năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chỉ tiêu tuyển sinh của các trường nhằm bảo đảm đủ chỗ học, đáp ứng yêu cầu của Điều lệ Trường học về số học sinh/lớp.
Học sinh Trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đẩy mạnh tuyển sinh trực tuyến
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời điểm tổ chức tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2020 – 2021 tại Hà Nội triển khai từ ngày 1/8, chậm hơn so với các năm trước 1 tháng, nhưng phương thức tuyển sinh vẫn giữ ổn định.
Việc xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định. Tuyến tuyển sinh của từng trường được căn cứ theo hộ khẩu thường trú hoặc nơi cư trú thực tế của học sinh.
So với năm học trước, công tác tuyển sinh không có nhiều xáo trộn khi Hà Nội vẫn áp dụng phương thức tuyển sinh trực tiếp và trực tuyến để tạo thuận lợi cho học sinh cũng như phụ huynh. Trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của học sinh, phòng GD&ĐT các quận, huyện thực hiện theo những tiêu chí rõ ràng về chỉ tiêu, thời gian, phương thức, trách nhiệm và tuyến tuyển sinh.
Tuy nhiên, cũng như mọi năm, nỗi lo lớn nhất của ngành GD-ĐT Hà Nội là bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh. Cao hơn yêu cầu này, các địa phương còn hướng đến mục tiêu duy trì sĩ số lớp học đáp ứng quy định tại Điều lệ Trường học.
Theo quy định, để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp tiểu học không quá 35 học sinh/lớp, cấp THCS không quá 45 học sinh/lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là thách thức không nhỏ với nhiều địa phương khi cơ sở trường lớp còn khó khăn do diện tích đất chật hẹp.
Theo ông Phạm Quốc Toản – Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội), yêu cầu chung đối với các đơn vị trong công tác tuyển sinh là bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, tránh tình trạng quá tải ở một số trường.
Video đang HOT
Sở sẽ kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh nhằm sắp xếp số học sinh/lớp đúng quy định của Điều lệ Trường học. Các phòng GD&ĐT phải công khai kế hoạch tuyển sinh trước thời điểm tuyển sinh ít nhất 15 ngày. Kế hoạch tuyển sinh phải bảo đảm “5 rõ”: Rõ chỉ tiêu, thời gian, phương thức, trách nhiệm, tuyến tuyển sinh.
Để công tác tuyển sinh được thực hiện minh bạch, chất lượng và đạt mục tiêu đề ra, ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu: Các phòng GD&ĐT phải tổ chức điều tra chính xác quy mô học sinh trong độ tuổi ra lớp; phân tuyến tuyển sinh hợp lý để huy động được số học sinh đến trường với tỷ lệ cao nhất.
Các đơn vị phải quản lý chặt việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở một số trường; khai thác hiệu quả các điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên), tránh tình trạng có trường tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, trường lại không tuyển đủ chỉ tiêu gây lãng phí và khiến người dân bức xúc.
Tập trung xây dựng thêm trường, lớp
Nhằm giải quyết bài toán quá tải trong trường học, lớp học và thực hiện triển khai Chương trình GDPT mới, Sở GD&ĐT Hà Nội đang chỉ đạo các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã thực hiện việc rà soát hiện trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các nhà trường.
Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là ưu tiên hàng đầu, công tác xây dựng trường, lớp mới luôn được thành phố chú trọng thực hiện. Năm học 2019 – 2020, toàn thành phố có 67 trường học các cấp được xây dựng mới và 407 trường học được cải tạo với số tiền hàng nghìn tỷ đồng.
Thời điểm này, nhiều địa phương đang xây dựng bổ sung, mở rộng trường lớp để chuẩn bị cho công tác tuyển sinh, bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy – học. Bà Phạm Thị Lệ Hằng – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết: Số lượng học sinh trong độ tuổi mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2020 – 2021 trên địa bàn quận tăng khoảng 5.000 em. Với mục tiêu không để học sinh thiếu chỗ học, giảm số học sinh/lớp để đạt quy định của Điều lệ Trường học, quận tập trung xây dựng, bổ sung trường mới ở các phường có nhiều khu đô thị: Vạn Phúc, Phú Lương, La Khê…
Ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho rằng: Việc đáp ứng đủ chỗ học, nhất là quy định bảo đảm số học sinh/lớp là thách thức lớn. Năm học tới, quận có thêm 5 trường xây mới và 1 trường thành lập mới, nhưng các trường, nhất là ở cấp tiểu học vẫn khó duy trì sĩ số 35 học sinh/lớp như quy định.
Còn theo ông Phạm Gia Hữu – Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, quận hiện có 82 trường, số lượng học sinh vào lớp 1, lớp 6 năm học 2020 – 2021 tăng khá nhiều so với năm trước. Đây là một áp lực lớn đối với ngành trong việc thực hiện quy định về số học sinh/lớp.
Trên cơ sở rà soát quy mô học sinh và khả năng đáp ứng thực tế của các trường, phòng GD&ĐT sẽ tham mưu UBND quận xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2020 – 2021. Trước mắt, phòng phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai 2 dự án trường học đã có quyết định phê duyệt và nhiều hạng mục cải tạo, mở rộng ở các trường học khác trên địa bàn để tăng chỗ học cho học sinh.
Loay hoay cách triển khai chương trình mới
Chỉ còn hơn 1 tháng, các quận, huyện tại TP HCM phải đồng loạt công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1. Năm học tới sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới
Yêu cầu bắt buộc của chương trình phổ thông mới là toàn bộ học sinh (HS) lớp 1 phải được học 2 buổi/ngày. Tại TP HCM, do sĩ số HS quá đông, mỗi quận đều có một phương án sắp xếp học riêng để bảo đảm yêu cầu của chương trình.
Thiếu 443 phòng học cho chương trình mới
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, để chuẩn bị cho chương trình mới, cấp tiểu học trên địa bàn TP dự kiến có 6.313 giáo viên (GV)/3.550 lớp học. Số này bảo đảm tỉ lệ và đủ số lượng GV dạy lớp 1 năm học sắp tới; trong đó có 3.683 GV dạy nhiều môn.
Trong khi đó, TP hiện nay có 551 trường tiểu học, trong đó có 484 trường công lập, tăng 4 trường so với năm trước. Tuy nhiên, do số dân tăng cơ học cao nên việc đáp ứng chỗ học 2 buổi/ngày gặp rất nhiều khó khăn. Theo Sở GD-ĐT TP HCM, số phòng học của HS lớp 5 ra trường là 3.107 phòng so với số phòng học dự kiến cho lớp 1 năm học 2020-2021 là 3.550 phòng, như vậy còn thiếu 443 phòng.
Học sinh lớp 1 năm tới sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới Ảnh: TẤN THẠNH
Theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới, HS lớp 1 phải được học tối thiểu 35 tiết/tuần. Thế nhưng, theo số liệu báo cáo từ các trường tiểu học đến ngày 31-3, chỉ có 475 trường với 99.836 HS được học đủ số tiết 35 tiết/tuần theo quy định. Còn lại, khoảng 18 trường với gần 5.000 HS lớp 1 chỉ thực hiện được 25 tiết/tuần, hơn 20.000 HS học 26-29 tiết/ tuần...
Chia lớp, giảm tiết
Theo số liệu từ các quận, huyện trên địa bàn TP, để tổ chức cho 100% HS vào lớp 1 được học 2 buổi/ngày là thách thức không nhỏ, nhất là đối với những nơi lâu nay có số HS tăng dần đều theo từng năm.
Quận Bình Tân có khoảng 12.000 HS sắp tới vào lớp 1. Quận 12, năm học 2020-2021, dự kiến có gần 11.000 HS vào lớp 1, vì vậy cần có hơn 300 phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày với sĩ số 35 HS/lớp. Trong khi đó, số HS học xong lớp 5 trong năm học tới chỉ tương ứng với 122 phòng học; phân bố không đồng đều giữa các phường.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Tân, cho biết: Phòng đang tính toán, tham mưu UBND quận xem xét thực hiện theo 2 phương án, nơi nào đủ khả năng sẽ tổ chức học 2 buổi/ngày, có thể nâng sĩ số lên 45 hoặc 50 HS/lớp; nơi nào không đủ phòng tổ chức được 2 buổi/ngày có thể tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ bảy.
Tại quận Tân Phú, hằng năm trung bình HS vào lớp 1 của quận từ 9.000-10.000 HS, song theo thông tin từ Phòng GD-ĐT quận, năm học tới chưa có dự án trường tiểu học mới nào được đưa vào sử dụng. Vì vậy, việc bảo đảm toàn bộ HS lớp 1 học 2 buổi/ngày với sĩ số 35 em/lớp trong năm học 2020-2021 khó khả thi.
Theo ông Trần Trọng Khiêm, Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, chủ trương quận cho đến thời điểm này là tập trung ưu tiên trường, lớp để bảo đảm cho 100% HS lớp 1 được học 2 buổi/ngày; sau đó giảm dần ở các năm tiếp theo, thực hiện theo hình thức cuốn chiếu.
Tại huyện Bình Chánh, hiện có hơn 10.000 HS lớp 1, tổ chức thành 286 lớp. Tỉ lệ bình quân mới đạt 182 phòng học/10.000 dân, vẫn còn thiếu 82 phòng học theo chủ trương của TP. Trong đó một số xã như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B áp lực tăng dân số cơ học cao nên chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày. Phương án mà Phòng GD-ĐT huyện kiến nghị là xây thêm trường, nếu không được, trước mắt sẽ cố gắng dạy cuốn chiếu cho HS lớp 1, tức là ưu tiên lớp 1 học 2 buổi/ngày, các khối lớp còn lại học 1 buổi/ngày.
Trong khi đó, tại quận Gò Vấp, sắp tới dự kiến có khoảng 8.000 HS vào lớp 1. Trưởng Phòng GD-ĐT quận, ông Nguyễn Thanh Thủy, cho biết nếu tập trung cho lớp 1, khả năng sẽ phải cắt 2 buổi/ngày và bán trú ở các khối lớp trên nhưng đây không phải là giải pháp căn cơ, lâu dài. Vì thế, nếu được, có thể chia đôi khối lớp 1, mỗi khối học 3,5 ngày, một nửa khối học vào thứ hai, tư, sáu và một nửa vào ba, năm, bảy.
"Thực tế HS lớp 1 mỗi ngày chỉ học 7-8 tiết, mỗi tiết 35 phút. Kéo dài thời gian học mỗi ngày thêm vài tiết cũng không sao. Giờ hoạt động, vui chơi có thể bố trí xen kẽ. Như vậy vừa hoàn thành chương trình, không bỏ phí trường, lớp ngày thứ bảy mà vẫn không xáo trộn các khối khác trong tình hình trường, lớp chưa xây kịp" - ông Thủy đề xuất.
Biên soạn nội dung giáo dục địa phương
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, sở đã triển khai kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học theo yêu cầu trong chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2018-2019. Trên cơ sở nhóm tác giả bộ tài liệu "Cùng em tìm hiểu lịch sử địa phương TP HCM", Sở GD-ĐT đang mời bổ sung một số chuyên gia, GV tham gia ban biên soạn và dự kiến hội đồng thẩm định trình UBND TP.
Tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội: Nóng trường điểm, lớp chất lượng cao Năm học 2020-2021, Sở GDĐT Hà Nội chủ trương giữ ổn định phương thức tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 trên địa bàn thành phố như năm học trước. Tuy nhiên, do số học sinh (HS) tăng thêm nên dự kiến công tác tuyển sinh đầu cấp vẫn không không bớt căng thẳng. Theo số liệu khảo sát...