Tuyển sinh ĐH,CĐ 2021: Cần thành lập trung tâm khảo thí độc lập
Theo nhiều chuyên gia, cần thành lập các trung tâm khảo thí độc lập để các trường có thể dùng kết quả này để tuyển sinh thuận tiện hơn.
Phương thức tuyển sinh phải thân thiện, tạo thuận lợi cho thí sinh. Ảnh: Diệp An
Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngoại thương, cho rằng, các tiêu chí xét tuyển cùng phương án tuyển sinh của các trường đưa ra là thách thức đối với phụ huynh.
Vì mỗi trường một tư duy tuyển sinh nên xác định tiêu chí, điều kiện khác nhau. “Mong mỏi của các trường ĐH là Việt Nam sớm có các trung tâm khảo thí độc lập để có thước đo chung trong xét tuyển sinh, không còn tình trạng mạnh ai người nấy làm như hiện nay”, bà Hiền nói.
Vì vậy, trường ĐH Ngoại thương đã huy động đội ngũ cán bộ, cộng tác viên đông đảo để hỗ trợ thí sinh. Hình thức hỗ trợ chủ yếu là trên fanpage của trường hoặc các nhóm Facebook. Đội ngũ cộng tác viên được trường tập huấn đầy đủ thông tin để có thể gỡ vướng cho thí sinh.
Video đang HOT
Sắp tới, trường cũng tổ chức riêng một ngày hội tuyển sinh tại trường để thí sinh được trực tiếp giải đáp thắc mắc. Tuy nhiên, bà Hiền thừa nhận, việc tư vấn trực tiếp chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ thí sinh có điều kiện đi lại, do đó, hướng hỗ trợ có thể phủ được bao quát nhất là thông qua hình thức trực tuyến.
Theo bà Hiền, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM đã có những thành công bước đầu trong việc quy tuyển sinh ĐH về một đầu mối đánh giá chuyên nghiệp khi có tới 70 cơ sở giáo dục ĐH công nhận kết quả. Năm nay, trường ĐH Ngoại thương bổ sung 1 phương thức tuyển sinh là lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM (đối với cơ sở phía Nam) và của ĐH Quốc gia Hà Nội (đối với cơ sở Hà Nội, Quảng Ninh).
Nghiên cứu tổ chức thi trên máy tính
Tại hội nghị tổng kết năm học 2020 – 2021 và phương hướng tuyển sinh 2021 – 2022 vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, lãnh đạo trường ĐH Ngoại thương kiến nghị trong tương lai, cần có phương án thành lập các trung tâm khảo thí độc lập để đánh giá, các trường có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh nên trường ĐH và thí sinh cũng cần chuẩn bị tâm thế để thích ứng.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định, để thành lập trung tâm khảo thí độc lập, việc đầu tiên cần làm là hoàn thiện các văn bản pháp quy, trong đó có cách thức để tổ chức thi trên máy.
Các trung tâm khảo thí độc lập có thể tổ chức thi thành nhiều đợt trong năm nhưng cần cân bằng giữa các lần thi và bảo đảm độ tương thích. Ngoài ra, cần hoàn thiện hệ thống phần mềm, tính khách quan trung thực, an toàn và có tính bảo mật cao.
Xét tuyển ĐH,CĐ: Một số trường có thể phải dùng tiêu chí phụ
Các trường đại học, cao đẳng có quá nhiều thí sinh đạt được cùng một mức điểm chuẩn có thể phải sử dụng đến tiêu chí phụ.
Hơn 850.000 thí sinh cả nước đã biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2020. So với năm ngoái, điểm thi năm nay cao vượt trội Ảnh: Như Ý
Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, trên cơ sở phổ điểm mà Bộ GD&ĐT đã công bố, các trường cân nhắc mức điểm sàn xét tuyển cho các chuyên ngành và các hình thức xét tuyển khác nhau."Nếu như có nhiều thí sinh cùng mức điểm tại ngưỡng điểm chuẩn xét tuyển, nhà trường sẽ sử dụng tiêu chí phụ là xét điểm thi môn Toán", bà Hiền cho biết.
Theo dự báo của Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn trúng tuyển có thể cao nhất lên đến 29 điểm/tổ hợp 3 môn, tức là trung bình mỗi môn gần 9,7 điểm. Có lẽ đây là mức điểm chuẩn cao kỷ lục của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. PGS.TS Phan Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nói rằng, điểm chuẩn năm nay của trường dự kiến tăng 1-3 điểm tùy ngành.
Theo các chuyên gia, việc điểm chuẩn tăng (do đề thi giảm độ khó) và việc các trường đã dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển phương thức khác sẽ gây bất lợi đối với thí sinh chỉ lựa chọn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Không chỉ riêng Trường ĐH Ngoại thương, nhiều trường ĐH khác cũng dự kiến phải dùng đến tiêu chí phụ để xác định điểm trúng tuyển năm nay. Nhiều thí sinh đạt được mức điểm chuẩn vào trường nhưng có thể vẫn trượt vì "thua" ở tiêu chí phụ.
"Năm nay các em được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, nên các em hãy đăng ký theo mong muốn của mình. Bên cạnh đó, cũng cần phải lựa chọn những trường, những ngành có ngưỡng điểm ở mức thấp hơn điểm của mình để đảm bảo an toàn cho mình", PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, nói.
Điểm chuẩn trúng tuyển dựa trên kết quả đánh giá năng lực
Ngày 6/9, nhiều trường ĐH khu vực phía Nam công bố điểm chuẩn trúng tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức. Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết, Hội đồng tuyển sinh trường vừa thông báo có 1.485 thí sinh trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực.
Điểm trúng tuyển cao nhất là chương trình Khoa học máy tính (Chương trình Tiên tiến) với 903 điểm. "Điểm chuẩn các ngành đào tạo hầu như đều giảm so với năm 2018. Điểm chuẩn 600-903 điểm. Thủ khoa là em Huỳnh Hoàng Gia Uy, Trường THPT Chuyên Tiền Giang, với số điểm 1.065", ông nói.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng công bố kết quả xét tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực. Điểm chuẩn trúng tuyển từ 600-880 điểm (thang điểm 1.200); ba ngành có điểm chuẩn cao nhất là Ngôn ngữ Anh hệ chuẩn, Ngôn ngữ Anh hệ chất lượng cao, Truyền thông đa phương tiện. Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) có hai chương trình có điểm trúng tuyển cao nhất (930 điểm) dựa trên kết quả đánh giá năng lực là Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.
Phổ điểm 5 tổ hợp truyền thống gồm A00, B00, C00, D01, A1 được các trường ĐH sử dụng xét tuyển nhiều nhất. Năm nay, tổ hợp A00, B00 và C00 có điểm trung bình lần lượt là 21,46 điểm, 20,36 điểm và 18,5 điểm. Năm ngoái, ba mức điểm tương ứng là 17,73 điểm, 16,85 điểm và 15,64 điểm.
Những lưu ý giúp thí sinh tăng cơ hội đỗ đại học 2021 Quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ có những điều chỉnh, do đó các thí sinh nên chú ý đến các mốc thời gian, số lần thay đổi nguyện vọng... để tránh sai sót đáng tiếc. Sắp xếp nguyện vọng hợp lý Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thì khi điều chỉnh...