Tuyển sinh ĐH, CĐ 2015: Sơ tuyển học bạ, kiểm tra riêng
Không chỉ sơ tuyển học bạ, hạnh kiểm để chọn lọc đầu vào, nhiều trường đại học đưa ra cách kiểm tra riêng, cách tính điểm riêng từng môn thi nên thí sinh cần phải nắm rõ để có quyết định đúng đắn khi nộp hồ sơ xét tuyển.
Sơ tuyển học bạ, hạnh kiểm
Đa số đề án tuyển sinh năm 2015 của các trường đại học (ĐH) “top” trên đều lựa chọn phương án sơ tuyển qua học bạ, hạnh kiểm. Chẳng hạn, tại ĐHQG TP.HCM, điều kiện xét tuyển trước hết là thí sinh (TS) phải đạt hạnh kiểm khá, điểm trung bình 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 6,5 trở lên (hệ ĐH) và 6,0 trở lên (hệ cao đẳng). Kèm theo đó, TS phải tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia 2015 và thi tại các cụm thi do các trường ĐH tổ chức.
Thí sinh dự thi vào ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2014.
Tương tự, theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: “TS muốn đăng ký vào trường phải đạt điều kiện cứng là tốt nghiệp THPT quốc gia tại các cụm thi trên toàn quốc do các trường ĐH tổ chức. Trong khâu xét tuyển, TS phải trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (sơ tuyển trực tuyến) dựa vào tổng điểm trung bình học bạ của 3 năm THPT với 2 môn cơ bản là toán và ngữ văn phải đạt 11 điểm trở lên (thang điểm 10). Giai đoạn 2 (xét tuyển sau sơ tuyển) dựa vào điểm kỳ thi THPT quốc gia hoặc học bạ.
Nhiều trường ĐH trọng điểm khu vực phía Bắc cũng có cách làm tương tự. Tại Trường ĐH Y Hà Nội, đại diện ban tuyển sinh trường này cho biết: “Năm 2015, trường sẽ sử dụng kết quả của 3 môn toán, hóa học, sinh học từ kỳ thi THPT quốc gia để xét kết quả vào trường. Cả 3 môn này đều không nhân hệ số. Bên cạnh đó, trường có thể tổ chức sơ tuyển (trừ TS được tuyển thẳng). Tiêu chí sơ tuyển dựa vào tổng điểm trung bình của 3 môn toán, hóa, sinh ở 5 học kỳ THPT (6 kỳ đối với các TS đã tốt nghiệp các năm trước). Để đạt sơ tuyển TS phải có điểm trung bình mỗi môn trên 7 đối với hệ bác sĩ, và trên 6 điểm đối với hệ cử nhân”.
Tương tự, TS Lê Thị Thu Thủy – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết: “Trong đề án tuyển sinh năm 2015, trường có thêm điều kiện để TS được nộp hồ sơ dự tuyển là điểm trung bình chung học tập của mỗi năm học phải đạt từ 6,5 và hạnh kiểm đạt loại khá trở lên. Ngoài ra, với các TS đã tốt nghiệp năm 2014 thì điểm 3 môn khối thi cũng phải đạt điều kiện này.
Thi năng khiếu, bài kiểm tra riêng
Không chỉ sơ tuyển học bạ, hạnh kiểm, để “chọn lọc” đầu vào, nhiều trường ĐH cũng đưa ra cách kiểm tra riêng nên TS cần phải nắm rõ để có quyết định đúng đắn khi nộp hồ sơ xét tuyển.
Cô Hoàng Thu Nga giáo viên hóa Trường THPT Thanh Xuân (Hà Nội)
Video đang HOT
Cách xét điểm thi từ cao xuống thấp đối với từng môn (tương ứng từng ngành học) của Trường ĐH Y Dược TP.HCM được khá nhiều trường lựa chọn và như vậy, muốn đỗ vào ngành học mong muốn, các em cần có điểm tổng kết năm lớp 11, 12 và điểm thi môn chính của ngành học đó ở mức rất cao”.
Trong đó, đáng chú ý là phương án tuyển sinh khá mới mẻ của ĐH Y Dược TP.HCM. Theo PGS.TS Lý Văn Xuân – Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, trường sẽ xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xác định điểm sàn tối thiểu cho từng ngành đào tạo với tổng điểm 3 môn- toán, hóa, sinh. Tuy nhiên, khi xét tuyển từng ngành cụ thể, nếu một ngành có quá nhiều TS có tổng điểm 3 môn bằng nhau, trường áp dụng các tiêu chí phụ: Xét ưu tiên TS có điểm thi môn hóa (đối với ngành dược) và sinh (đối với các ngành còn lại) cao hơn.
Nếu vẫn đồng điểm nhau, trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia để lấy từ cao xuống thấp. Trong trường hợp vẫn còn quá nhiều TS bằng điểm nhau, trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình 3 môn toán, sinh, hóa năm lớp 12…
Trong khi đó, muốn đăng ký vào Trường ĐH Luật TP.HCM, TS phải trải qua 2 bước. Cụ thể, theo PGS.TS Trần Hoàng Hải – Phó Hiệu trưởng nhà trường: Bước 1 là xét tuyển: Điểm trung bình 3 năm học phổ thông chiếm 20% số điểm trúng tuyển và kết quả thi tốt nghiệp chiếm 60% tổng số điểm trúng tuyển. Sau đó, trường sẽ xét tuyển theo cách chọn điểm từ cao xuống thấp để xác định TS trúng tuyển bước 1. Bước 2, TS làm bài kiểm tra khả năng về các lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức xã hội tổng hợp (kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, địa lý…) và tư duy logic. Bài kiểm tra này chiếm 20% trong tổng số điểm trúng tuyển.
Theo Dân Viêt
Trường ĐH đánh giá cao dự thảo phương án thi tốt nghiệp
Lãnh đạo nhiều ĐH cho rằng, các phương án đề xuất trong dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia là tối ưu trong điều kiện hiện nay và đáp ứng kịp thời chủ trương đổi mới.
PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp: Thí sinh không phải "lều chõng" thi ĐH.
Tổ chức thi tuyển sinh theo các cụm thi đã được đại diện các trường ĐH, CĐ, các địa phương thống nhất, lựa chọn và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.
Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là sự kế thừa những thành quả của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ của năm 2014 và các năm trước.
Phương án mở rộng nhiều cụm thi liên tỉnh và cụm thi tỉnh sẽ giúp tạo nên các địa điểm dự thi gần hơn, giảm được chi phí đi lại cho thí sinh và gia đình.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015, các cụm thi do trường đại học chủ trì, đảm bảo tính thống nhất và sự nghiêm túc, đồng thời thí sinh (và cả phụ huynh) không phải di chuyển xa và lều chõng để thi đại học như trước nữa.
PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Đệ.
Trước đây, các thí sinh phải thi tốt nghiệp THPT trong 3 ngày, thi tuyển sinh ĐH, CĐ mỗi đợt thêm 3 ngày nữa. Như vậy, thông thường thí sinh sẽ mất 6 ngày (nếu thi tốt nghiệp và một đợt ĐH), 9 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 2 đợt ĐH), 12 ngày (nếu thi tốt nghiệp, 2 đợt ĐH và 1 đợt CĐ).
Theo dự thảo quy chế này, các em chỉ thi 4 ngày nên giảm được chi phí dự thi, giảm tốn kém cho xã hội và tăng thêm cơ hội cho thí sinh.
Phương án miễn thi môn ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT (đối với những trường hợp đủ điều kiện) sẽ góp phần tạo động lực thay đổi cách dạy, học ngoại ngữ ở các trường theo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phù hợp với xu thế học gắn với thực hành và làm việc theo hội nhập.
Để thật sự giúp cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh với ngưỡng đầu vào phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường như hiện nay thì kết quả các môn thi phải có độ phân hóa cao.
Phương án mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh, độ sáng lọc sẽ cao hơn, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác xét tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ theo hướng thiết thực và nâng cao.
Bên cạnh, một số nội dung chi tiết cần được điều chỉnh thống nhất hơn giữa hai dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, thì các phương án đề xuất trong dự thảo đã công bố là tối ưu trong điều kiện hiện nay và đáp ứng kịp thời chủ trương đổi mới.
TS Bảo Khâm - Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế): Miễn thi ngoại ngữ là hợp lý
Dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia có những điểm đáng chú ý như: Việc lùi thời gian thi, tổ chức cụm thi, miễn thi ngoại ngữ và sử dụng thang điểm 20.
Trước hết, thời gian thi lùi từ tháng 6 về đầu tháng 7, về phương diện các trường ĐH, có những thuận lợi như sau:
Thứ nhất: Thời điểm tháng 6 với các trường ĐH luôn là thời gian bận rộn nhất vì phải xét tốt nghiệp cho sinh viên khóa ra trường. Do đó, nếu thi vào tháng 6 sẽ khá khó khăn.
Thứ hai: Tháng 7 là thời gian các trường vẫn thực hiện công tác tuyển sinh nên công việc không có gì xáo trộn.
TS Bảo Khâm.
Tuy nhiên, nếu thi sớm hơn cũng sẽ có thuận lợi là việc tuyển sinh sẽ bớt cập rập, công tác tuyển sinh có thể kết thúc vào tháng 8, tháng 9, không phải kéo dài đến hết tháng 10 như mọi năm.
Việc miễn thi Ngoại ngữ cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế uy tín để xét công nhận tốt nghiệp vẫn còn một số ý kiến băn khoăn. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng, đây là cách làm hợp lý.
Bởi rõ ràng, thí sinh để đạt được những chứng chỉ này phải qua các đề thi đã được xác trị, đảm bảo đo được năng lực người học nên kết quả là tin tưởng được. Đây là cách làm có thể khuyến khích, tạo động lực để thí sinh học ngoại ngữ với cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Dự thảo cũng có nội dung mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20. Đây cũng là cách tốt để phân loại thí sinh. Tuy nhiên, theo tôi, điều quan trọng nhất đảm bảo phân loại vẫn là ở đề thi.
Về tổ chức cụm thi, tôi cho rằng, các trường ĐH sẽ đảm nhiệm tốt vai trò chủ trì cụm thi. Tuy nhiên, việc điều phối cơ sở vật chất, con người có khó khăn hơn một chút vì chỉ thi một đợt, lượng thí sinh sẽ lớn hơn.
Tôi chỉ băn khoăn về việc phân loại thí sinh thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp và thí sinh có đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ. Sau khi có kết quả thi, các thí sinh trước đây chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp nếu thấy mình đạt điểm thi cao lại đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ thì sao? Đây là điều khiến các trường khá bối rối.
Về phía ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế) luôn sẵn sàng phối hợp tổ chức kỳ thi này theo sự chỉ đạo chung của ĐH Huế. Như mọi năm cứ vào thời điểm cuối tháng 6, các giảng viên của trường đều không được đi công tác xa, để dồn mọi nguồn lực cho công tác tuyển sinh.
Theo Hiếu Nguyễn/Báo Giáo dục thời đại
Điểm ưu tiên xét tuyển tốt nghiệp cao nhất là 8 Bộ GD-ĐT điểm dự kiến sẽ dùng thang điểm 20 thay cho 10, theo đó điểm liệt là 2 trở xuống và điểm ưu tiên cao nhất là 8. Chiều ngày 18/12, trước câu hỏi của đông đảo giới truyền thông, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết, dự kiến thang điểm...